Học hỏi cách quản lý nhân sự khôn ngoan như Tào Tháo

Tào Tháo là một nhà chính trị, quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Dù mang tiếng là đa nghi, gian xảo nhưng xét về mưu trí, dũng cảm thì khó ai sánh bằng. Đặc biệt là ông luôn nổi tiếng với thuật dùng người. Hãy cùng tìm hiểu xem có phải rằng cách dùng người của Tào Tháo vẫn có tác dụng để xây dựng, gắn kết một tập thể hay quản lý nhân sự khi họ cùng khoác lên mình một chiếc áo đồng phục công ty hay không?

>> Lắng nghe câu chuyện về chiếc áo đồng phục doanh nghiệp

>> Cách mặc áo đồng phục doanh nghiệp chuẩn nhất

Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo và những câu chuyện xoay quanh nhân vật nổi tiếng này vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Với đa phần mọi người biết đến Tào Tháo qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, trong đó Tào Tháo là một con người đầy mưu mô, xảo quyệt, quỷ kế đa đoan và cực đa nghi. Thế nhưng không thể quên rằng Tào Tháo chính là người duy nhất đã nhất thống phương Bắc của đế chế Trung Hoa cổ xưa.

Để có thể thực hiện mưu đồ và khát vọng lớn lao đấy, chắc chắn sẽ không phải chuyện một sớm một chiều, càng không thể tự cơ mà thành. Và quả thực là như vậy, Tào Tháo là một nhân vật kiệt xuất khi nhắc tới việc nhìn người và dùng người. Cơ nghiệp của Tào Tháo gây dựng được có một phần không nhỏ công sức của những hào kiệt ông đã thu phục được trong cả cuộc đời mình.

quan-ly-nhan-su-tao-thao
Tào Tháo là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời Tam Quốc. Và gần 2000 năm sau, người ta vẫn có thể áp dụng cách dùng người của Tào Tháo trong cách quản lý nhân sự.

Quay trở về với hiện tại thì cách tìm kiếm, sử dụng và quản lý nhân sự doanh nghiệp luôn là một mối bận tâm, thậm chí còn là vấn đề nhức nhối đối với người làm chủ doanh nghiệp. Chẳng ngoa khi nói rằng, có những người rạn dày kinh nghiệm thương trường nhưng cũng chẳng thể chắc chắn sẽ có một cách dùng người chuẩn. Nói về cách dùng người của Tào Tháo và việc áp dụng nó vào cách sử dụng và quản lý nhân sự trong thời buổi hiện nay thì có thể tóm gọn vào 5 nguyên tắc như sau:

1. Tài và đức phải là một cặp song hành

Tào Tháo trọng hiền tài, luôn khao khát tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài. Thế nhưng không phải ai cũng có thể lọt vào mắt xanh của vị chính trị gia, quân sự gia lão lạc này. Vấn đề nằm ở chỗ bên cạnh tài năng, phẩm chất hơn người thì đối với Tào Tháo, cái phẩm chất đạo đức cũng là một đối trọng thực sự cần được quan tâm. Tiêu biểu nhất là việc Tào Tháo sẵn sàng diệt vị võ tướng lợi hại nhất trong lịch sử Tam Quốc là Lã Bố, chỉ vì Lã Bố là một kẻ phản trắc, tâm địa khó lường, sẵn sàng “diệt chủ vi hoa”.

Không chỉ riêng Tào Tháo mà hàng loạt vĩ nhân trong thiên hạ từ cổ chí kim đều cùng chung một quan điểm là phải hiền tài phải có cả 2 yếu tố là tài và đức. Ngay cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời cũng đã từng nói rằng: “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

quan-ly-nhan-su-duc
Vạn cổ công thành danh hiển đạt thiên thu đức thịnh tính phồn vinh.

Ở đây thì tài là tài năng, kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Còn đức là đạo đức là phẩm chất mang tính tinh thần và có thể hình dung nó qua những phần như sự trung thành, sự đoàn kết và gắn bó hay thậm chí là sự gần gũi, thân thuộc, cởi mở.

Và trong cách sử dụng và quản lý nhân sự hiện nay, việc dành sự đặc biệt quan tâm tới đạo đức của người được tuyển cũng được nhiều nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên. Bởi có một điều hiển nhiên rằng kiến thức, tài năng hay chuyên môn thì có thể được bồi đắp, vun vén bằng sự luyện tập, còn đạo đức, lối sống thì sẽ khó mà đồi thay.

Với những công ty, doanh nghiệp thì việc tuyển dụng một người không có đức sẽ là không khác gì tự ôm vào một quả bom nổ chậm. Việc bạn chọn một người không phù hợp với định hướng phát triển và văn hoá doanh nghiệp để cũng đồng hành sẽ gây hiệu quả ảnh hưởng tới số đông, phá hỏng hay gây ảnh hưởng tới số đông. Dễ thấy nhất chính là việc gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ tập thể, doanh nghiệp.

2. Dùng người tài thì đừng câu nệ xuất thân

Trong rất nhiều cơ quan, tập thể, công ty, doanh nghiệp thì mặc định những người chủ hay người làm nhiệm vụ quản lý nhân sự thường có suy nghĩ rằng nên ưu ái thân tộc, đồng huyết. Nhưng không phải lúc nào đó cũng là một lựa chọn hoàn hảo. Bởi lẽ dù có thân thiết và gần gũi tới đâu thì cũng khó có thể chắc chắn rằng không có một chút mầm loạn nào đang ẩn dấu phía sau.

Mặt khác, xuất thân hay gia cơ của mỗi người là khác nhau hoàn toàn, và nó không phải lúc nào cũng phản chiếu một cách đúng đắn và chính xác lên chính con người đó. Một người có xuất thân hèn kém sẽ không có nghĩa rằng họ sẽ thiếu những suy nghĩ bay bổng. Một người khác sinh ra trong gấm vóc lạ là không chắc là sẽ ỷ lại, thiếu động lực trong cuộc sống, công việc.

quan-ly-nhan-su-su-tin-tuong
Khi đã cùng khoác lên mình một chiếc áo đồng phục đại diện cho công ty, doanh nghiệp thì sự tin tưởng là điều tất yếu phải duy trì.

Có một câu nói vốn đã trở thành thương hiệu của Tào Tháo là “Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng”. Quả thật là như vậy. Đã chấp nhận trao cho nhau chiếc áo đồng phục công ty thì đã coi nhau là thành viên trong cùng một tập thể, cùng sống cùng lao động và hướng tới một mục tiêu giống nhau thì nên có sự tin tưởng vào nhau.

Hãy mở rộng chào đón nhưng người có cùng chí hướng và thực sự phù hợp với tập thể. Đừng quan tâm rằng họ là ai, họ đến từ đâu, họ đã làm gì. Cái quan trọng là khi về cùng một nhà thì cái cách sử dụng và quản lý nhân sự của bạn có thu phục, chế ngự được con người ấy, cá tính ấy hay không?

3. Có tài nhưng phải biết nghe lời

Dạo gần đây, trong những tin tức tuyển dụng phổ biến thì họ thường vẽ ra cái cảnh bình đẳng trong môi trường làm việc. Tự do phát triển, không nề ngại bất cứ vai vế, vị trí hay cấp bậc nào cả. Không rõ thực hư ra sao, cũng không biết rằng bạn có tin vào những “lời đường mật” ấy hay không? Hay bạn cũng đang hoài nghi và mơ hồ bởi lẽ có một chân lý rằng: “Kỷ luật là sức mạnh tập thể”.

Trong cuộc đời của mình, Tào Tháo không ít lần sẵn sàng xuống tay hạ thủ với những kẻ mà ông cho rằng có ý định chống đối, thiếu tôn trọng mình. Bất kể đó có là người tài đến đâu, và điển hình nhất chính là vụ Tào Tháo cho chém đầu Dương Tu chỉ vì  kẻ này không biết vị trí mình đang ở đâu.

quan-ly-nhan-su-su-ton-trong
Sự tôn trọng, và tuân lệnh là điều cần thiết để giữ gìn kỷ luật và tôn ti chật tự trong một tật thể.

Qua đó nổi lên trong cách dùng người của Tào Tháo vẫn là “tài nhưng phải tuân phục, biết nghe lời”. Nó ứng với câu “một núi chỉ có một hổ, một nước chỉ có một vùa”. Ở đây không phải khuyên bạn sống và làm việc theo kiểu chuyên quyền, tài phiệt. Nó chỉ lưu ý bạn rằng cần luôn đảm bảo một cách hoàn hảo về tính kỷ luật trong nội bộ tập thể hay quản lý nhân sự.

Với việc quản lý nhân sự doanh nghiệp thì mặc định nó sẽ được xếp theo hình kim tự tháp. Không không chỉ biểu tượng cho việc phân chia quyền lực, phân nhóm công việc mà còn là sự kỷ luật có trên có dưới. Bất kể người đó có tài năng có giỏi giang đến đâu mà bạn không thể dung, không thể quản lý được thì tốt nhất không nên thu nhận.

>>> Bài viết liên quan: Bảng giá áo thun đồng phục công ty

4. Không bao giờ để lọt người tài vào tay đối thủ

Trong Tam Quốc thì Tư Mã Ý cũng là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất. Thậm chí không phải Tôn Quyền, chẳng phải Lưu Bị, cũng không phải Gia Cát Lượng mà chính Tư Mã Ý mới là kẻ sau này đã cuỗm trăm năm cơ nghiệp vương quyền họ Tào.

Thế nhưng không thể phủ nhận rằng khi còn sống, Tào Tháo cũng đã không ít lần cần đến sự phục vụ của Tư Mã Ý để bảo vệ cơ đồ. Bằng chứng là biết bao cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng đều ra về tay trắng vì vướng phải hòn đá tảng mang tên Tư Mã Ý. Thế nhưng để có sự phục vụ của Tư Mã Ý thì Tào Tháo cũng đã phải đầu tư vô số trí lực, vật chất.

quan-ly-nhan-su-sam-sung
Samsung luôn nổi tiếng bởi những chương trình tuyển dụng nhân sự quy mô và chuyên nghiệp. Cũng chính từ đó mà đội ngũ nhân sự của Samsung luôn được xem là có chất lượng và có chiều sâu.

Trọn đời mình, Tào Tháo luôn tâm niệm rằng bằng mọi giá không thể để hiền tài rơi vào tay kẻ khác. Quả đúng là như vậy, nếu Tư Mã Ý về đầu quân cho Lưu – Tôn thì có lẽ triều đại của Tào Tháo đã kết thúc sớm hơn rất nhiều. Quay trở lại với vấn đề tìm kiếm, sự dụng và quản lý nhân sự hiện nay thì có một thực tế là những công ty lớn luôn bằng mọi giá hút nguồn chất xám từ những công ty nhỏ hơn.

Việc để nhân tài rơi vào tay đối thủ có thể nói là một đòn chí tử của bất cứ một doanh nghiệp nào. Càng tệ hơn nếu đó là một người nắm vị trí chủ chốt trong bộ máy nhân sự của công ty ấy. Do đó, nếu còn có thể thì hãy cố gắng bằng mọi giá giữ lại người tài bên mình. Có thể sự níu kéo đó không cần phải đến từ mức lương thưởng hậu hĩnh mà nó có thể đơn giản đến từ chế độ, sự quan tâm, chăm sóc hay chỉ cần là những chương trình Team Building vui vẻ, ý nghĩa.

5. Thu hút nhân tài bằng mọi cách

Đây được coi là một nguyên tắc trái ngược hoàn toàn với nguyên tắc phía trên. Cụ thể là với cặp đôi này thì trong cách quản lý nhân sự của bạn sẽ có 2 phần là thu hút nhân tài và giữ chắc nó. Bởi trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chỉ một khoảnh khắc sơ suất thôi có thể đánh đổi rất nhiều, rất đắt.

quan-ly-nhan-su-giu-nhan-tai
Lòng chung thành, sự gắn bó của nhân viên có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ bé như chiếc áo đồng phục công ty.

Do đó, trong cách sử dụng và quản lý nhân sự chuyên nghiệp cần có sự linh hoạt, khôn khéo để vừa xây dựng được một tập thể vững mạnh, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh đưa tập thể công ty, doanh nghiệp ngày càng đi lên. Thêm vào đó là một chính sách phù hợp và thích đáng để kích thích và tạo hứng khởi trong công việc để nâng cao chất lượng công việc, niềm tự hào và tinh yêu của tập thể nhân viên.

Tào Tháo dù đã là một nhân vật xuất hiện cách đây cả nghìn năm thế nhưng những bài học kinh nghiệm về cách dùng người của vị chính trị gia, quân sự gia lỗi lạc này vẫn còn giữ nguyên giá trị trong cách sử dung và quản lý nhân sự. Hi vọng qua đây, độc giả của Hải Anh sẽ có một cách nhìn, cách lựa chọn hoàn hảo về những người đủ tiêu chuẩn để mặc áo đồng phục công ty mình.

>> Liệu Rằng Có Thể Nâng Cao Hiệu Suất Làm Việc Hay Không?

>> Mở Đường Quan Lộ Bằng Cách Trang Điểm Nơi Công Sở

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

31 thoughts on “Học hỏi cách quản lý nhân sự khôn ngoan như Tào Tháo

  1. Phạm Trung Kiên says:

    Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng là điều tớ tâm đắc nhất, bởi nó được xem là một phần không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp. Nó thể hiện một cách rõ nét của chính thứ được xem là sức mạnh của tập thể. Chính là là sự đoàn kết, tin tưởng và phối hợp nhau trong công việc. Đến như Tào Tháo, kẻ sinh ra cách đây cả nghìn năm cũng đã ý thức được sự tiến bộ trong suy nghĩ là điều kiện bắt buộc trong quản lý nhân sự thì cớ sao những hậu bối ngàn năm sau lại quên mất nó.

  2. Nguyễn Đình Đạt says:

    Bấy lâu nay vẫn luôn nghĩ rằng Tào Tháo là kẻ phản diện, là thứ tệ hại đặc trưng cho chính xã hội phong kiến thuộc địa của Trung Hoa cổ xưa. Nhưng hoá ra Tào Tháo còn thực sự là một nhân tài vĩ đại về quân sự, chính trị, đặc biệt là trong cách dùng người. Nhưng cuối cùng thì Tào Tháo vẫn chỉ là một người thường, vẫn có những điểm hạn chế. Và ông ý đã để quên chính cái sự đa nghi của bản thân mình dành cho Tư Mã Ý, kẻ cuối cùng đã nắm cơ nghiệp của Tào Tháo khi ông ngã xuống.

  3. Lương Gia Huy says:

    Sự bình đẳng, sự công bằng trong bất cứ một doanh nghiệp, tập thể nào cũng sẽ là điều vô cùng cần thiết để có thể đưa tập thể ấy đi lên. Bởi đây là môi trường để cho bất cứ ai cũng có thể toàn tâm toàn ý để có thể công tác một cách tốt nhân. Chính sư việc tập trung trong công việc sẽ là thứ nổi bật nhất để cho con thuyền doanh nghiệp có thể đi lên một cách nhanh nhất, bền bỉ nhất. Nó cũng được coi là nét văn hoá doanh nghiệp tiên tiến, hấp dẫn nguồn nhân sự.

  4. Mai Ngô says:

    Tào Tháo là một nhân tài thứ thiệt, ông được coi là kiệt xuất của kiệt xuất, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời quân sự, chính trị Trung Hoa. Với bất cứ một ai thì việc học hỏi những gì từ Tào Tháo có thể là điều không thực sự cần thiết, thực sự quan trọng. Thế nhưng với bản thân mình, một người chưa thực sự thành công, cũng không phải là sếp. Mình học được rất nhiều điều thú vị. Bởi hiểu được nhà quản lý muốn gì, cần gì thì chắc chắn mình sẽ được cái gì đó.

  5. Chu Linh says:

    Thành công của Tào Tháo là điều mà ai cũng phai ghi nhận, thậm chí người ta đưa ông vào danh sách 10 nhà lãnh đạo quân sự tài ba nhất lịch sử nhân loại. Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, ông đã thu phục được nhiều hào kiệt, cả văn lẫn võ, làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình. Song Tào Tháo cũng chẳng ngần ngại trảm bất cứ ai không quy phục mình.

  6. Kiều Văn Thành says:

    Cái này chỉ là phiến diện thôi, không ai cấm anh làm quan khi bố anh làm quan đâu. Việc duy trì những thành công, phát triển nền móng truyền thống là một điều hết sức cao quý. Ai cũng muốn có được điều đó, và nếu thực sự làm được điều đó thì quá tuyệt vời rồi. Nhưng cái mà mọi người vẫn đang nói chính là việc thân hữu trong công việc ở hướng tiêu cực ấy. Tức là bố trí những vị trí quan trọng, chủ chốt cho những người thân mà không hề quan tâm tới khả năng của họ ra sao.

  7. Lê Tuấn Phong says:

    Bác ơi, chẳng phải đâu, cái này đâu thể nói rằng là một điều sai lầm được, người ta phấn đấu, bươn trải bao năm mới có được vị trí, cơ đồ như vậy. Rồi tự dưng cho người ngoài vào thụ hưởng á, điên đâu ạ. Do đó nếu trong cách phân bố nhân sự hay uỷ quyền thì có thể nói rằng sẽ cần xem xét đến sự tin tưởng. Mà cơ bản thì chính người thân, người nhà mình là những người có thể tin tưởng nhất rồi mà, chứ tìm đâu xa xôi nữa ạ. Các bác thấy phải không ạ.

  8. Phương Hà says:

    Nói rằng cần phải có những suy nghĩ tiến bộ, đặc biệt là phải có cái nhìn đại cục, vì sự phát triển chung mà dành những cơ hội phát triển bình đẳng nhất. Tuy nhiên không chỉ có môi trường cơ quan nhà nước mà bản thân trong bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào đang tồn tại thì vẫn đang có duy trì ý trí thân hữu. Đó là việc dành những vị trí chủ chốt, nhưng vai trò quan trọng cho những người thân, quen hay có những mối quan hệ hay là những nhóm lợi ích cá nhân. Điều này đang giết chết sự phát triển của công ty, doanh nghiệp.

  9. Phạm Bình says:

    Các công ty không chỉ riêng ở Việt Nam ngày nay đã hiểu được một vấn đề là thay vì đi tìm kiếm, chèo kéo, thu hút nhân tài từ tứ xứ về quy tụ mà họ tập trung vào việc xây dựng từ chính những thứ cơ bản nhất. Đó gọi là đầu tư đào tạo có chiều sâu, việc này giảm bớt áp lực lên quỹ lương và cũng tránh được sự phức tạp trong quản lý về sau. Cùng với đó là chủ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiên tiến, họ hiểu được rằng thứ người lao động cần không chỉ là tiền bạc.

  10. Nguyễn Giang Anh says:

    Điểm đặc biệt là Tào Tháo không dùng nhân hay nghĩa để thu hút nhân tài mà dùng sức mạnh và trí tuệ. Ông ta cũng không dùng lợi lộc hay sức mạnh để giữ nhân tài, mà dùng tới nhân tâm. Tào Tháo luôn tạo môi trường tốt nhất để các vị quân sư và tướng lĩnh phát triển bản thân. Các mưu sĩ luôn được nói ra suy nghĩ của mình, không cần đoán ý, cũng không thể biết ý Tào Tháo. Các vị tướng có trừng phạt có khen thưởng, luôn được kỳ vọng và được chính Tào Tháo huấn luyện, rất có tinh thần quản trị nhân lực hiện đại.

  11. Đỗ Như says:

    Lưu Bị và Tào Tháo đều là người có khả năng nhìn người, cũng là 2 nhân vật kiệt xuất không phải vì họ văn cao võ cường mà là do họ quy tụ được một lực lượng quần hùng tài giỏi bên mình. Mọi người vẫn luôn nói rằng Lưu Bị sánh ngang với Tào Tháo. Tuy nhiên mình thấy Tào Tháo hơn hẳn Lưu Bị, bởi ông không chỉ biết thu phục văn quan, võ tướng khắp thế gian mà còn biết cách sử dụng họ ra sao cho hợp lý nhất. Còn phần Lưu Bị thì quá phụ thuộc vào Gia Cát Lượng mà thôi.

  12. Trần Đăng Tuấn says:

    Dù là bất cứ một vị lãnh đạo nào, từ Tào Tháo của ngàn năm trước, cho đến vị Lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh hay cả những doanh nhân hàng đầu trên thế giới hiện nay thì người ta đều có chung một nhận định rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cái điều quan trọng nhất không phải là tìm người có tài năng nhất, mà phải tìm kiếm người có sự phù hợp, có khả năng làm việc cùng với nhau.

  13. Chu Phương Linh says:

    Em ủng hộ cái ý kiến phía trên, sự thành công ở bất cứ yếu tố, lĩnh vực nào cũng cần có sự tổng hoà giữa cả 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trong cuộc sống, công việc, thời thế luôn xoay vần, cơ hội có thể đến một cách hết sự tự nhiên, bất ngờ. Nhưng đã là cơ hội thì chắc chắn nó sẽ chẳng dừng lại để chờ đợi ai cả, thay vào đó chính kẻ tức thời, người nhạy bén sẽ cần nắm bắt lấy nó. Cùng với những điều kiện thuận lợi đang có trong tay để có thể biến cơ hội thành hành động được.

  14. Phạm Bình Minh says:

    Đúng rồi đó, thời thế tạo anh hùng, cái gì cũng phải có một chút duyên số, thời cơ. Ví dụ ngư Tư Mã Ý vậy, tài năng quân sự của Tư Mã Ý so ra thì kém xa Tào Tháo và Khổng Minh, nhưng Tư Mã Ý lại là người vô địch về quân sự và chính trị khi cả Tào Tháo lẫn Khổng Minh không còn nữa. Do đó có thể hiểu được rằng nếu bạn thực sự có năng lực và có một ý chí đủ tốt thì việc thành công sẽ là tất yếu, chỉ là vấn đề thời gian. Ấy vậy người ta mới luôn nhắc cùng lúc 3 yếu tố: Thiên thời – Địa lợi -Nhân hoà.

  15. Văn Mai Hương says:

    Không hẳn thế đâu bạn ơi, đâu cứ phải làm chủ mới có thể thành công đâu. Nếu ai cũng nghĩ như bạn thì 90% xã hội này là những kẻ thất bại à? Ai cũng lầm chủ thì ai làm tớ cơ chứ. Công việc của mình, địa vị, khả năng thành công cuẩ mình đến đâu là do chính bản thân mình quyết định mà. Cuộc sống vốn không công bằng, nhưng nó cũng có cái lý của riêng mình, thành quả sẽ dành cho những người có sự đóng góp, có nhiệt huyết và sự hi sinh cho nó.

  16. Vũ Hồng Lâm says:

    Nhắc tới cách quản lý nhân sự, cách đối nhân xử thế của tào thoá thì mình bất chợt nghĩ về cánh nhân viên tụi mình. Thức sự cái vai về của người làm thuê quá là mờ nhạt luôn, chẳng thể nào có được bất cứ một sự tự quyết nào cả. Thuận thì sống, nghịch thì chết. Từ đó thấy các cụ ngày xưa nói đúng thật đấy, cái vai đầy tớ thì sẽ chẳng thế nào vươn lên được, chẳng thể nào có được danh vọng, bổng lộc. Haiz, phi thương bất phú, không làm chủ chẳng làm giàu.

  17. Hoàng Hải Anh says:

    Không hẳn là cứ công ty lớn và nhu cầu nhân sự cấp cao mới xảy ra tình trạng ganh đua người tài thế đâu ạ, ở bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào. Ở bất cứ lĩnh vực, quy mô nào thì khao khát mở rộng, phát triển luôn là một trong những nhu cầu có tính cấp thiết. Với đặc điểm đó thì chắc chắn sẽ cần có một đội ngũ nhân sự dồi dào và có chất lượng. Đặc biệt với các công ty nhỏ thì điều này càng cần thiết hơn, bởi lẽ chính quy mô nhỏ khiến cho giá trị của sự tinh nhuệ lại càng cao hơn, quan trọng hơn.

  18. Quan Vũ says:

    Mình thấy “nạn nhân” của Tào Tháo bởi sự quyết đoán, trọng đức của ông không chỉ có Lã Bố, mà còn là Hứa Du nữa cơ. Chính y là một mưu thần, túc chí da mưu hơn người, và đã từng đầu quân cho Viên Thiệu. Cơ duyên đã đẩy Hứa Du sang cánh của Tào Tháo, với sự am hiểu về phía Viên Thiệu, Du đã giúp đỡ Tào Tháo đả bải Viên Thiệu. Thế nhưng chính sự phản bội không có nghĩa khí, kèm theo sự ngạo mạn của mình, Hứa Du đã phải bỏ mạng dưới đao của Hứa Chử, con tốt trung thành của Tào Công.

  19. Buồn Vui says:

    Cái phần không để lọt nhân tài vào phía công ty đối thủ chỉ đối với công ty quy mô lớn và lãnh đạo tầm cấp trung và cao thôi chứ nhỉ? Chứ ở các công ty nhỏ, với nguồn lực tài chính không hề mạnh, không hề dư giả thì việc phình to bộ máy nhân sự có khi chưa hẳn đã tốt. Còn mặt khác, chỉ nhưng bộ phận cấp cao, nơi mà những quyết định mang tính đột phá, tầm cỡ thì mới có sự cạnh tranh khốc liệt, gay gắt đến thế chứ nếu nói về tầm nhân viên “cỏ” thì chẳng có quan trọng lắm đâu.

  20. Phương Chi says:

    Có phải rằng bác đang nhắc tới việc Barcelona dùng mọi cách để chèo kéo vụ Neymar về với mình thay cho việc ngôi sao trẻ năm ấy sẽ rơi vào tay Real Madrid. Ha ha, ví von quá hay luôn ấy các bác nhể. Mà mình thấy nó cũng vô cùng chính xác, việc để đối thủ có thêm một nhân tố có chất lượng sẽ là bóp hẹp hơn chính khả năng của bản thân mình. Và trong kinh doanh, thì đây được coi là một trong những khẩu quyết không thể không nhớ.

  21. Linh Khánh says:

    Nói đến cái cách thu hút, chiêu mộ người tài của Tào Tháo mình lại thấy có một vài điểm tương đồng đến kỳ lạ với việc cạnh tranh cầu thủ trong bóng đá hiện đại. Không được để những cầu thủ, những ngôi sao lớn rơi vào tay đội bóng đối phương, hay đến cả những tài năng trẻ, những ngôi sao mới nổi cũng không khác cảnh ngộ đó. Bởi khi bạn để nhân tài lọt vào tay đối thì khó khăn sẽ chồng chất khó khăn mà thôi. Thậm chí là phải cật lực chèo kéo bất cứ mục tiêu nào mà đối thủ để mắt tới.

  22. Đậu Đậu says:

    Mình không ưa Trung Quốc, thế nhưng phải thừa nhận là lịch sử Trung Hoa có không hề ít nhân tài, kiệt xuất. Đương cử như Tào Tháo, kẻ mà nổi danh không chỉ trong những tiểu thuyết, những tác phẩm điện ảnh mà còn được hình tượng hoá vào câu nói đã thành quá quen thuộc: Đa nghi như Tào Tháo. Với nhiều người thì sự đa nghi này là một cái gì đó tiêu cực, nhưng với mình thì sự đa nghi này là một thứ cần thiết trong cuộc sống và sự nghiệp. Xã hội càng phát triển thì cạm bẫy càng nhiều. Do đó, chẳng thể chủ quan trước bất cứ ai, bất cứ diễn biễn nào.

  23. Trang Đỗ says:

    Bạn ơi, bạn nhầm rồi, ở đây đâu có nghĩa là Tào Tháo hay cách quản lý, sử dụng nhân sự của ông ấy là chuyên quyền, độc tài đâu. Thậm chí Tào Tháo còn không ít lần nghe theo những Tư Mã Ý, Dương Tu, Hứa Du, thậm chí là giao toàn quyền điều binh khiển tướng cho Lã Bố hay Hưá Chử… Cái cần được nhắc tới chính là việc tuân lệnh ấy, tức là những chỉ thị sau khi được đưa ra thì cần được chấp thuận, có đóng góp thì đóng góp ngay trong lúc lên ý tưởng ý.

  24. Ngô Tuấn says:

    Mình không đồng ý với cái quan điểm ấy, dù là lãnh đạo thì vẫn chỉ là một con người bình thường, đến máy móc còn nhầm thì làm sao có thể chắc chắn con người thì không. Đừng quên rằng, đối với bất cứ ai, mọi quyết định, dù có được cân nhắc tới đâu cũng có một hàm lượng không hề ít những yếu tố như cảm tính cá nhân, tâm trạng hay cụ thể hơn là tầm hiểu biết và kiến thức bản thân. Do đó không thể có sự chuyên quyền như vậy được, thậm chí là nếu có như vậy thì cũng chẳng có nhà quản lý nào có thể quán xuyến mọi việc được.

  25. Vũ Hoàng Yến says:

    Trên bảo dưới phải nghe là một câu nói thường được sử dụng với mục đích trọc phá, gây cười. Thế nhưng gạt bỏ một vài ý nghĩa mang tính châm biếm thì nó còn nhắc lại về một quy luật bắt buộc cần phải duy trì. Đó là việc phải tuân lệnh, chấp hàng chỉ thị theo tuần tự, cấp bậc. Như Tào Tháo ấy, sẵn sàng loại bỏ bất cứ một ai, dù là hiền tài hiếm có nếu kẻ đó không tuân phục bản thân. Nghe có vẻ như đầy gia trưởng nhưng chắc chắn sẽ không thể khác được.

  26. Huyền Mỹ says:

    Em cực thích cái cách ví von của bác, đúng là như vậy, chính sự hội tụ, sự tập trung mới là điều kiện cần thiết để có thể thành công trong thời điểm hiện nay. Càng chính xác hơn khi thị trường ngày một chật hẹp hơp, khó khăn và thử thách lại ngày càng nhiều hơn. Việc tập trung vào một vấn đề, một hướng đi nhất quán sẽ giúp cho chặng đường phía trước có nhiều hi vọng thành công hơn, phần nào đó cũng sẽ là sự thuận lợi và tích cực hơn.

  27. Quý Thái says:

    Trong bất cứ tổ chức, tập thể nào thì muốn có thể tồn tại và phát triển hay mở rộng quy mô, tầm cỡ thì cũng cần có được một nền móng vững chắc. Và nền móng vững chắc nhất không gì khác sẽ là sức mạnh của chính những cá nhân thuộc tổ chức, tập thể ấy. Thế nhưng điều đó cần có sự định hướng, tập trung để đạt được múc đích. Ví như ánh nắng bình thường không thể đốt cháy tờ giấy, thế nhưng nếu quy tụ nó vào dưới chân kính thì đừng nói là giấy, mà ngay cả sắt đá cũng chẳng thể chịu nổi ấy chứ.

  28. Trần Chung says:

    Trong tiểu thuyết của La Quán Trung hay kể cả trong tâm trí mọi người, Lã Bố vẫn là một trong những chiến thần kiệt xuất, kẻ có thể 1 địch vạn quân. Thế nhưng Lã Bố cũng là kẻ lắm tài nhiều tật. Đặc biệt là ở cái bản chất là một kẻ phản chắc 2 lòng. Nói không phải quá tiêu cực nhưng nhìn trong thực tế thương trường hiện nay mà xem. Những kẻ như Lã Bố không hề hiếm, thậm chí lại còn biến tướng quá khôn ngoan để chẳng thể đoán định, chẳng thế nhận ra được.

  29. Xôi Chè Bà Thìn says:

    Thế cho em hỏi rằng nếu trong tập thể công ty, doanh nghiệp mà bác đang làm chủ lại có một ông nhoi nhoi luôn đi ngược lại với những gì mà bác đưa ra thì sao. Hay tệ hơn là có cá nhân nào đó mà bác cảm nhận rõ ràng rằng họ đang mưu đồ bất chính. Bác sẽ trảm hay để lại để nuôi ong tay áo. Thế lại càng thấy rõ hơn cái tầm quan trọng của việc phù hợp, không phải ai cũng dễ bảo, càng khó hơn khi đó là những người có năng lực, có tiềm năng chuyên môn. Nhưng cũng chính họ là mối nguy hiểm tiềm tàng nhất.

  30. Đăng Tiến says:

    Chuẩn rồi, riêng trong cái quyết định trảm Lã Bố thì có thể thấy Tào Tháo là người vô cùng quyết đoán, đó là phẩm chất mà không phải ai cũng có thể có được. Đặc biệt là trong kinh doanh, thì có nhiều yếu tố khiến người ta không thể có thể sẵn sàng ra những quyết định mang tính then chốt để thay đổi hoàn toàn cục diện. Người ta vẫn thường gọi đó là hội chứng sợ ra khỏi vòng an toàn. Cơ mà thực sự mình thấy chém Lã Bố là sai lầm lớn, ngàn năm mới có một tướng tài, uy dũng đến thế.

  31. Nguyễn Huy says:

    Đọc Tam Quốc có thể thấy rằng Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc trong việc tuyển chọn người tài của Tào Tháo chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân, không phản trắc hai lòng. Đó chính là nguyên nhân nhân khiến ông ra lệnh trảm Lã Bố, mặc dù đây đây là nhân tài kiệt xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *