Bí kíp thành lập doanh nghiệp từ đôi bàn tay trắng

Nếu được hỏi thì gần như chắc chắn bất cứ ai cũng muốn được làm sếp, được làm lãnh đạo hay cụ thể hơn là muốn thành lập một doanh nghiệp. Thậm chí nó cò là mong muốn và mục tiêu lớn nhất, cấp thiết nhất của toàn xã hội. Việc có được một cơ ngơi, một đế chế hùng mạnh với một tập thể đông đảo nhân viên cùng khoác lên mình chiếc áo đồng phục công ty tuy hấp dẫn nhưng đầy khó khăn. Khó khăn đó sẽ đến ngay từ khâu chuẩn bị thành lập doanh nghiệp.

>> Đoàn Kết Nội Bộ Là Chìa Khoá Thành Công Cho Doanh Nghiệp

>>> Dấu Ấn Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Như Nào Cho Đúng?

Nắm bắt được mong muốn đó, ngày hôm nay Tin tức Thời trang Hải Anh xin được dành trọn bài viết này để nói về sự chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp. Đây không chỉ là những yếu tố cần và đủ mà còn là cơ sở nền tảng hoàn hảo để xây dựng, kiến thiết lên một doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển trong tương lai.

Ý tưởng để thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa là bạn đang cố gắng chen chân vào thương trường, nơi vẫn thường được ví von với chiến trường bởi độ khốc liệt, tàn nhẫn của nó. Tất nhiên với một môi trường như vậy thì việc tồn tại được đã là khó khăn lắm rồi, chưa nói đến việc làm cách nào để có thể thành công và gặt hái những thành công, vinh quang lớn hơn.

Cũng chính từ sự ngột ngạt trong  môi trường kinh doanh mà cấp thiết hơn cả đó là cần có điểm nhấn về sự khác lạ, yếu tố đảm bảo thành công cho doanh nghiệp hay sự nghiệp của bạn. Với nhiều người thì yếu tố điểm nhấn đó có thể là sự dồi dào về tài chính, sự đỡ đầu của các thế lực lớn hay cả là kiến thức chuyên môn. Nhưng với xã hội ngày càng tiên tiến và đòi hỏi cao hơn như hiện nay thì khó có điều gì quan trọng hơn là những ý tưởng kinh doanh.

thanh-lap-doanh-nghiep-y-tuong
Bất cứ một công ty, doanh nghiệp muốn có được một tương lai tươi sáng thì luôn cần có những ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo.

Có thể thấy rằng ý tưởng sẽ là thứ duy nhất còn giữ được khả năng tạo đột biết, tạo sự mới lạ, hấp dẫn hiện nay. Bởi những yếu tố kia thì chắc chắn bạn có được thì người khác cũng có thể có được. Do đó cần có một ý tưởng nào đó trước khi chính thức bắt tay vào công cuộc tạo dựng sự nghiệp bằnh cách thành lập doanh nghiệp. Bởi chính ý tưởng kinh doanh đấy sẽ quyết định rằng bạn buôn bán cái gì, với giá như nào, phục vụ những ai, cách thức như nào hay thậm chí là cả đường đi nước bước ra sao.

Những vĩ nhân hàng đầu, những doanh nhân thành công bậc nhất cũng luôn đề cao sức mạnh của sự sáng tạo, của những ý tưởng táo và cả sự đam mê với lĩnh vực ngành nghề mình dự định theo đuổi. Thậm chí việc có một ý tưởng kinh doanh tốt còn là chía khoá ngắn nhất để mở ra cánh cửa dẫn tới thành công khi thành lập doanh nghiệp.

Kiến thức chuyên môn khi thành lập doanh nghiệp

Sẽ là tự sát nếu thành lập doanh nghiệp mà bạn chẳng có bất kỳ một chút kiến thức nào về nó. Hãy nhìn vào những tỷ phú USD với gia sản và cơ nghiệp trăm tỷ USD mà xem. Có phải rằng họ đều rất giỏi ở chuyên môn, lĩnh vực mà doanh nghiệp của họ hoạt động hay không? Bill Gate là người sáng lập và CEO của Microsoft và đừng thấy lạ nếu thấy ở tuổi 62 ông vẫn có thể viết ra những phần mềm kiệt xuất. Warren Buffett được mệnh danh là phù thuỷ xứ Ohama và nhưng quyết định đầu tư kinh doanh của ông có đóng góp chằng hề nhỏ của khả năng tính toán thiên bẩm. Và còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa để minh chứng cho điều đó.

thanh-lap-doanh-nghiep-bill-gate
Bill Gate đã từng nổi khùng lên với một nhà báo khi anh ta cho rằng ông chỉ biết kinh doanh mà thôi. Trên thực tế thì trong suốt những năm trị vì ở Microsoft chưa bao giờ Bill Gate từ bỏ công việc lập trình cả.

Bất kể trong lĩnh vực, chuyên ngành nào thì người chủ doanh nghiệp cũng cần phải nắm được kiến thức về nó. Điều ấy gần như được coi là yêu cầu bắt buộc bởi lẽ:

  • Người đứng ra thành lập doanh nghiệp hay người chủ công ty cần phải có kiến thức về công việc để có thể nắm bắt được những yêu cầu, những đòi hỏi trong việc thành lập doanh nghiệp. Nó thể hiện qua việc lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp, lựa chọn vị trí đặt trụ sở hay cả là bố trí, phân bố nhân sự sao cho hợp lý nhất.
  • Buộc phải có một nền tảng kiến thức, sự hiểu biết về lĩnh vực và ngành nghề để công việc điều hành, xây dựng đội ngũ nhân sự của công ty, doanh nghiệp được trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt khi mà môi trường kinh doanh đang ngày một phức tạp, nguy hiểm hơn thì việc non kém trong kiến thức có thể là nhát dao chí tử hạ gục mọi cố gắng vun đắp, dựng xây bấy lâu nay.
  • Kiến thức, chuyên môn về công việc, lĩnh vực, chuyên ngành mà doanh nghiệp hướng tới sẽ không chỉ duy trì giá trị trong khâu thành lập doanh nghiệp mới mà nó còn trải dài trong suốt quá trình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp sau này. 
thanh-lap-doanh-nghiep-mark-zuckerberg
Thử hỏi nếu không có kiến thức vững chắc thì làm sao Mark Zuckerberg có thể điều hành cả đế chế Facebook hùng mạnh được, hay cụ thể hơn là có thể tự tin đối đáp trong cuộc điều trần mới đây trước Quốc hội Mỹ.

Đồng đội, nhân sự thành lập doanh nghiệp

Nói đơn giản là có một số loại hình công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải có số lượng người góp mặt, tham gia nhiều hơn con số 1. Chính từ đây mà trong khâu chuẩn bị thành lập doanh nghiệp thì rất cần thiết phải nghiên cứu, chọn lựa những cá nhân hay tổ chức sẽ cùng đứng tên, quản lý hay điều hành doanh nghiệp. Đừng xem thường vấn đề này hay cho rằng chỉ cần là những người thân cận là có thể ổn thoả được. Bởi khi sức mạnh kim tiền quá lớn nó sẽ làm mụ mị đầu óc hay có thể khiến con người bị mê hoặc, thay đổi.

Do đó trước khi thành lập doanh nghiệp hay chú ý tới nhân sự, đặc biệt là lớp thượng tầng bao gồm bộ phận góp vốn, đồng sở hữu, bộ máy quản lý, điều hành. Bởi đây là những người có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới việc trôi chảy trong điều hành hay nặng nề hơn là những người sẽ đứng cùng vành móng ngựa với bạn nếu xảy ra biến cố tệ hại nhất. Bất kể đối tượng hợp tác là ai thì nó phải được quy định và kê khai rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật hợp pháp.

thanh-lap-doanh-nghiep-nhan-su
Con người luôn là cốt lõi của mọi vấn đề, với thành công của doanh nghiệp cũng vậy, luôn có phần góp sức cực lớn từ phía tài năng, cố gắng, nỗ lực của tập thể con người trong đó.

Sau khi bố chí được bộ máy quản lý, lớp thượng tầng thì còn một phần nữa bạn cần quan tâm về nhân sự khi thành lập công ty chính là chọn lọc được những nhân viên cho mình. Đó không chỉ là những người đầu tiên mặc lên mình chiếc áo đồng phục công ty bạn mà còn là những người chung hội chung thuyền, cùng bạn vượt qua những khó khăn, thử thách thủa ban đầu. Về xa hơn thì chính những con người này sẽ là xương sống trong tập thể nhân viên sau này, là những người thân tín nhất mà bạn có thể tin tưởng.

Trong cách chọn người thì có một lời khuyên chân thành là đừng nên chạy theo bằng cấp hay cũng đừng quá chú trọng rằng phải tìm được những người giỏi nhất. Thay vào đó hay lựa chọn những người mà bạn có thể thực sự cùng họ tận hưởng cuộc sống và công việc. Chính sự phù hợp này sẽ tạo ra sự ăn khớp trong hợp tác, bù đắp, hỗ trợ lẫn nhau, mặt khác nó cũng có thể được coi là một sợi dây vô hình khiến họ có thể gắn bó dài lâu với chính bạn hay doanh nghiệp của bạn.

thanh-lap-doanh-nghiep-chopp
Chopp.vn là một Startup khá thành công trong thời gian gần đây. Để có được thành công đó thì cần phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi của tập thể những con người đã sáng tạo và phát triển nó.

Yếu tố pháp lý trong thành lập doanh nghiệp

Bất cứ một các nhân, tập thể hay tổ chức nào đang tồn tại thì cũng đều nằm dưới quyền quản lý của các cấp, các bộ ngành địa phương, trung ương. Đặc biệt với một tổ chức hoạt động vì mục đích kinh tế như công ty, doanh nghiệp thì những quy định, khuôn khổ cần được đảm bảo lại càng nhiều, càng dày hơn. Chính từ đây mà để việc thành lập công ty được diễn ra suôn sẻ và trành được những vấn đề phát sinh sau này thì sẽ cực kỳ cần thiết những kiến thức về Luật doanh nghiệp.

Thế nhưng đối với hiện trạng ở Việt Nam thì có thể chắc chắn rằng sẽ không có nhiều người được học luật, càng ít hơn những người thực sự am hiểu và có khả năng áp dụng nó vào trong cuộc sống. Từ đây mà có xảy ra không ít những chuyện dở khóc dở cười dành cho cả khâu thành lập doanh nghiệp cũng như duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó.

thanh-lap-doanh-nghiep-phap-ly
Dù ở bất kỳ quy mô, lĩnh vực nào đi chăng nữa thì việc thành lập doanh nghiệp cũng cần phải tuân theo các quy định, pháp lý, pháp chế.

Mà cộng đồng xã hội càng đi lên thì con người lại càng cẩn trọng hơn với những thứ có liên quan tới pháp luật, từ đó mà có thể thấy rằng nguy cơ ở đây là vô cùng lớn. Cụ thể là với bất cứ một rắc rối nào nảy sinh với pháp luật sẽ tạo một ấn tượng vô cùng tệ, thậm chí khép lại cánh cửa của cả một tập đoàn, doanh nghiệp ấy. Từ đó ngay từ khâu chuẩn bị thành lập công ty thì cần có sự tìm hiểu và tham khảo rõ ràng về pháp luật, quy định đang tồn tại mà công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ.

Ngày nay, chẳng hiếm những văn phòng, công ty đang cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thành lập doanh nghiệp. Thậm chí bạn còn có thể sử dụng các dịch vụ chọn gói với các chế độ hậu mãi về quản lý, giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động lâu dài của công ty, doanh nghiệp.

>>> Bài viết liên quan: In Áo Đồng Phục Công Ty Đẹp, Giá Rẻ Tại Hà Nội & Tp.HCM

Sáng tạo, thiết kế trong bước chuẩn bị thành lập doanh nghiệp

Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có tồn tại những nét riêng không thể trùng lặp, không thể bị phai mờ. Đó có thể là về tên gọi, logo, nhận diện thương hiệu hay cả là những giá trị về tinh thần như văn hoá doanh nghiệp. Việc thay đổi ở những yếu tố này là điều cực kỳ hạn chế, do đó ngay khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp thì cần có sự đầu tư thiết kế và chọn lọc ra những mẫu mã, những tạo hình đẹp nhất, ấn tượng nhất.

thanh-lap-doanh-nghiep-cellphones
Thiết kế ra những bản sắc riêng, những nét cá tính độc đáo mới lạ là điều cực kỳ cần thiết đối với một doanh nghiệp. Đơn cử như việc thiết kế ra một mẫu đồng phục công ty riêng biệt cũng là không hề đơn giản.

Ở một cái nhìn tổng thể hơn thì có thể thấy rằng tất cả những giá trị đấy đều tồn tại trên cùng một thứ. Đó là những chiếc áo đồng phục công ty, bằng chứng là trên thiết kế áo đồng phục công ty bạn sẽ có đầy đủ những chi tiết của bộ nhận diện thương hiệu, có màu sắc đặc trưng, có cả nét đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp thông qua thiết kế, tạo hình. Có lẽ chính vì vậy mà hiện nay, người ta ngày càng coi trọng việc xây dựng, thiết kế chiếc áo đồng phục công ty hơn. Ngay cả những Startup non trẻ cũng sẵn sàng đầu tư dù áp lực kinh tế cũng vẫn còn đang nan giải.

Thành lập doang nghiệp không chỉ chứng minh khao khát được vươn lên, được khẳng định bản thân mà đối với toàn xã hội thì nó được coi là minh chứng cho sự phát triển, tiến bộ của nên kinh tế và đời sống xã hội. Đừng quên là Đồng phục Hải Anh luôn sẵn sàng sát cánh, đồng hành cùng bạn trên sự nghiệp của chính bạn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!

>> Làm Sao Để Gây Ấn Tượng Tốt Từ Cách Ăn Mặc Trong Ngày Đầu Đi Làm 

>> Bạn Có Tin Rằng Chọn Lựa Áo Phông Đẹp Chẳng Hề Khó Khăn

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

41 thoughts on “Bí kíp thành lập doanh nghiệp từ đôi bàn tay trắng

  1. Nguyễn Quang Du says:

    Cho dù bạn quyết định thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì, công việc gì nhưng sẽ có 6 bước nền tảng bao gồm: Xác định chiến lược -> Xác định mô hình kinh doanh -> Xác định mô hình hoạt động phù hợp với định hướng và mô hình kinh doanh -> Xây dựng cơ cấu tổ chức -> Chuyển đổi văn hóa ->Thực hiện. Đây được coi là tôn chỉ để có thể đảm bảo sự thành công cho mọi doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp lớn, đã tồn tại lâu năm trên thương trường.

  2. Vân Hà says:

    Ở Việt Nam, khi nhắc tới việc thành lập doanh nghiệp hay khả năng thành công khi thành lập một doanh nghiệp thì hầu như mọi người chỉ nhắc tới khía cạnh tiền. Lý do cản trở người ta thành lập doanh nghiệp chủ yếu vẫn là suy nghĩ sẽ thiếu tiền. Chưa biết thừa thiếu ra sao thế nhưng suy nghĩ như vậy cũng là đã thua rồi, mà lại còn là thua đau. Thất bại trong chính suy nghĩ của bản thân, và rồi chính nó kết liễu luôn cái ý định thành lập một công ty của bản thân bạn.

  3. Hạnh Nguyễn says:

    Có một điều mà ai cũng hiểu đó là về bản chất thì mục đích cuối cùng của các quỹ đầu tư cũng là kinh doanh, trong khi các dự án công nghệ thông tin đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian mới thu hồi vốn, và phải liên tục cải tiến, nâng cấp đầu tư công nghệ. Bất cứ một sự thiếu tập trung, thiếu nghiêm túc hay sự kém cỏi về chuyên môn cũng đủ để đánh sập quyết định đầu tư. Do đó nếu muốn thuyết phục được các quỹ này nhả tiền vào doanh nghiệp bạn thì bạn phải chứng minh được cái nghị lực, khát khao đúng chất một doanh nhân.

  4. Nguyễn Ngọc Mai says:

    Xét một cách công bằng thì một ý tưởng thành lập công ty chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Tức là dự kiến thành lập công ty của bạn được nhiều người biết đến và ủng hộ bạn.Hơn thế nữa là việc góp vốn đầu tư cho công ty. Thế nhưng bạn cũng không nên quá bi quan nếu nhiều người cho rằng nó là sai lầm. Hãy nhìn vào Mark Zugkerberg, khi anh ấy lập ta Facebook, có ai nói rằng anh ấy sẽ thành công đâu, và giờ thì anh ấy đang là người giàu thứ 4 trên thế giới.

  5. Tuấn Trang says:

    Chỉ trong thời gian ngắn phía trước thôi là Việt Nam sẽ rỡ bỏ hoàn toàn rào cản với kinh tế thế giới. Theo hướng tích cực thì điều đó sẽ là cơ hội để những doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Thậm chí là vương ra biển lớn, đưa kinh tế xã hội Việt Nam từng bước cải thiện và gặt hái thành công lớn hơn. Thế nhưng cũng là trở ngại thực sự với sự cạnh tranh đến từ những cái tên “khủng” từ phía bên kia biên giới cùng nguồn tài chính dồi dào và tư duy cạnh tranh mãnh liệt.

  6. Trang Anh says:

    Với mình thì mình nghĩ rằng chủ doanh nghiệp cần có nền tảng kiến thức chuyên môn phải ở mức tốt. Bởi vì trong giai đoạn đầu khi thành lập doanh nghiệp, nếu chính người chủ doanh nghiệp không thể đầu tư sức lao động thì lấy đâu ra tiền để nuôi công ty ấy cho tới ngày thời cơ chín muồi. Mà không chỉ trong giai đoạn đầu, kể cả khi đã thành công, việc bổ sung kiến thức cũng chưa bao giờ là thừa cả. Mình nghe ở đâu đó rằng một người bình thường sẽ học tới hết đại học, còn một doanh nhân sẽ cần học cả đời.

  7. Văn Quân says:

    Bản thân trong môi trường doanh nghiệp, nhân lực được chú trọng là những con người có kiến thức, kỹ năng, trình độ, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp chứ không phải con người chung chung. Bởi vậy nhân lực chính là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức và quyết định tới sự tồn tại, đi lên và gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa cho chính doanh nghiệp.

  8. Phạm Ngọc Đức says:

    Có một nghịch lý trong việc xây dựng và phát triển các ý tưởng thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới chính là việc ở Việt Nam người ta luôn mặc định có một câu cửa miệng với mọi ý tưởng. Đó là “Tiền đâu?”. Chính cái rào cản về tài chính sẽ là khó khăn dẫn tới sự hạn chế về cách suy nghĩ của người phát triển nó. Điều này xuất phát từ khó khăn do chính yếu tố thị trường Việt Nam, khi mà hệ sinh thái phát triển nuôi dưỡng các doanh nghiệp trẻ vẫn đang chỉ trong giai đoạn khởi động mà thôi.

  9. Trần Tuấn Tài says:

    Khi thành lập doanh nghiệp hay chú ý tới việc đàm phán phân chia cổ phần như thế nào sẽ không dễ dàng hơn theo thời gian, tốt hơn hết là bạn nên đề cập đến nó ngay từ đầu. Xấp xỉ nhau là lựa chọn tốt nhất, nhưng với trường hợp hai người sáng lập thì tốt hơn là một người nên có phần nhỉnh hơn để tránh việc công ty lâm vào đường cùng khi một người bỏ đi. Mặt khác khi có một người có quyền lực hơn thì định hướng cũng dễ được lựa chọn, quyết định hơn.

  10. Phan Ngọc Thảo says:

    Kiếm tiền là mục tiêu của hầu hết mọi người khi thành lập công ty, doanh nghiệp. Thực tế là như vậy, bởi kinh doanh, buôn bán gì đi chăng nữa vẫn là để kiếm tiền trang trải cuộc sống hay tạo dựng tương lai. Thế nhưng bạn chẳng thể thu hút được bất cứ một nhân tài nào với cái mục tiêu ngắn đến vậy. Bởi người tài thường có cách nghĩ không giống phàm nhân, và họ cũng có độ điên để có thể gạt bỏ những thứ phàm trần để theo đuổi một điều gì đó thú vị hơn.

  11. Nguyễn Hoàng Tú says:

    Một trong những điểm cần phải thay đổi đáng chú ý nhất mà cần phải thay đổi ngay chính tâm lý của những người làm chủ doanh nghiệp. Cụ thể là trong đó rất cần xây dựng một mối liên kết bền chặt giữa chính những doanh nghiệp non trẻ này. Nói cách khác là cần có sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp, cần lập ra những đội ngũ tư vấn hay thậm chí một học viện trực tuyến kiến thức, kinh nghiệm để đón nhận sự đóng góp và chia sẻ từ khắp cả nước.

  12. Phạm Minh Tuấn says:

    Nhắc tới những quy định pháp lý về thành lập doanh nghiệp thì chắc chắn là không hề đơn giản rồi. Để có được tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp cũng là một vấn đề lớn mà hầu như không thể nào tự mình làm được. Thay vào đó họ sử dụng tới những dịch vụ tư vấn, hướng dẫn chuyên nghiệp. Thế nhưng đừng nghĩ rằng chỉ thế thôi đã là đủ, bởi lẽ xuyên suốt quá trình hoạt động, phát triển của mình, doanh nghiệp sẽ luôn phải nằm dưới sự quản lý, điều hướng theo khuôn hướng chung – luật pháp.

  13. Phạm Anh Tuấn says:

    Hãy nhớ rằng, Mark Zuckerberg của Facebook mơ đến một thế giới không biên giới có thể kết nối với nhau, Bill Gates có thể đã muốn mang PC đến với người dân thường chứ không chỉ có mặt trong các phòng máy tính ở các trường đại học. Và chính những điều đó đã mang về cho họ được những “khối não lớn nhất, thông thái nhất” của nhân loại. Và chính những con người đó lại là động lực để đưa một công ty bé nhỏ ngày nào trở thành đế chế hùng mạnh như hiện nay.

  14. Văn Thái says:

    Con đường khởi nghiệp hay chặng đường để hiện thực hoá dự án thành lập công ty luôn đầy khó khăn và thử thách, thậm chí cũng có không ít cạm bẫy. Không phải ai cũng có thể đi hết con đường ấy, nhưng chính những chông gai ấy sẽ là mấu chốt để khẳng định giá trị của chính nó. Quan trọng nhất trong đó có lẽ là việc sẽ không được quay đầu lại, không bao giờ được từ bỏ. Bởi bạn sẽ chẳng thể chắc chắn rằng nơi bạn dừng lại liệu có phải là cửa thiên đường hay không?

  15. Vương Đình Đức says:

    Một công ty, doanh nghiệp muốn thành công thì luôn cần phải nhớ rằng mình phải có sự nổi bật, bởi nếu không có nó thì chẳng ai biết được bạn là ai. Càng cụ thể hơn khi mà trong giai đoạn này thì nguồn lực dành cho các hoạt động quảng bá thương hiệu là một cái gì đó hết sức xa xỉ. Do đó cần có sự sáng tạo, đổi mới một cách tổng thể đối với doanh nghiệp. Hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như đồng phục công ty, trang trí cửa hàng hay văn hoá doanh nghiệp chẳng hạn.

  16. Đoàn Thanh Hậu says:

    Ngày nay, có rất nhiều ông chủ doanh nghiệp phải cấp tốc theo học cách chương trình học “làm sếp”. Cụ thể là các khoá học về quản trị nhân lực, lập kế hoạch, thuyết trình…. Nó nảy sinh từ một sự thật rằng có nhiều người có thành lập công ty nhờ tiềm lực tài chính có sẵn. Hoặc thành lập công ty, doanh nghiệp từ khi còn rất sớm. Việc này cũng tốn kém không hề nhỏ, vậy nhưng với những người chủ đã từng đi làm thuê thì điều này chẳng cần thiết chút nào.

  17. Dương Khắc Linh says:

    Trong những khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là với các các công ty, doanh nghiệp non trẻ mới đang trong giai đoạn thành lập thì khó khăn đến từ mặt pháp lý, luật lệ là thứ mang lại nhiều phiền toái nhất. Ở đây không thể hoàn toàn đổ lỗi cho hệ thống Luật pháp Việt Nam bởi trên thực tế Nhà nước đang từng ngày, từng giờ cố gắng tạo điều kiên tốt nhất cho phát triển kinh tế. Vấn đề lớn ở đây chính là đến từ sự thiếu hiểu biết về pháp lý của doanh nghiệp mình.

  18. Trần Vũ says:

    Ở Việt Nam thì không hề thiếu những người có hoài bão, đam mê làm giàu, thế nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ họ luôn giữ một tâm lý vô cùng bất ổn, đặc biệt là cực kỳ dè dặt khi nhắc tới vấn đề vốn. Rõ ràng là vốn là một trong những thứ khiến công việc kinh doanh gặp khó khăn, thế nhưng nếu ý tưởng và định hương kinh doanh đủ tốt thì việc kêu gọi vốn cũng chẳng quá khó. Thế nhưng mặt khác là người khởi nghiệp Việt Nam thường tự đặt mình vào vế dưới trong quan hệ với các quỹ đầu tư.

  19. Trương Thu Hà says:

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp là một dịch vụ không mới, thế nhưng chính vì quá đa dạng mà việc lựa chọn được đơn vị có chất lượng, có khả năng đáp ứng đúng, đủ nhu cầu ở mức cao nhất thì lại không dễ dàng. Việc lựa chọn nhầm một đơn vị kém cỏi về chất lượng chuyên môn thì hại còn nhiều hơn lợi. Đặc biệt là trong các mối quan hệ hợp tác hay xa hơn là trong các quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp thì điều này còn khó khăn hơn gấp bội.

  20. Nguyễn Thu Hằng says:

    Đối với thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam thì việc sử dụng các dịch vụ tư vấn thành lập công ty là điều hết sức quen thuộc. Việc đầu tư một khoản tiền nhất định cho các công ty, văn phòng luật để đổi lại những tư vấn, hỗ trợ xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển có thể coi là một sự đầu tư khôn ngoan. Bởi hơn ai hết họ là những người thực sự có sự hiểu biết và kinh nghiệm tổ chức cũng có thể phát huy vai trò là một đại diện về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.

  21. Trương Bảo Trân says:

    Có rất nhiều những vướng mắc mà những ông chủ tương lai không thể lường tới, như người nào có quyền được thành lập công ty hay ảnh hưởng của tổ chức công ty đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp vốn như thế nào cho hợp lý, những ngành nghề nào được phép đăng ký kinh doanh. Để giải đáp những vấn đề này cần có một sự chuyên nghiệp về mặt chuyên môn để có thể làm đúng ngay từ đầu để tránh được những sai sót, những rắc rối có thể phát sinh về sau.

  22. Phạm Anh Đức says:

    Hãy nhớ trường hợp tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại là có một người đồng sáng lập tốt. Trường hợp tốt tiếp theo là chỉ một mình bạn là người sáng lập. Trường hợp xấu nhất là có một người đồng đội kém cỏi. Nếu mọi chuyện không diễn ra như mong đợi, bạn nên mở lối đi riêng. Thà một mình cáng đáng còn hơn tự ôm vào một quả bom nổ chậm. Mặt khác bạn chỉ có thể tự cho mình động lực để vươn lên vượt khó, chứ với một người đồng đội kém cỏi thì bạn chỉ thêm gánh nặng mà thôi.

  23. Nguyễn Thị Thu says:

    Trong thực tế thì có nhiều người chủ doanh nghiệp do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp. Nặng thì công ty, doanh nghiệp non trẻ ấy sẽ mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Phần nào đó làm hạn chế bớt khả năng phát triển của doanh nghiệp đó.

  24. Khắc Cường says:

    Văn hoá doanh nghiệp là một trong những đặc điểm không thể phai nhoà của một doanh nghiệp hiện đại. Bởi vì nó không chỉ là những giá trị trong mảng đối nội mà nó còn được thể hiện một cách rõ nét ra bên ngoài. Do đó ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp hay thậm chí tại nhữung ngày đầu tiên của quá trình hiện thực hoá ý tưởng Startup thì đã nên gây dựng những giá trị văn hoá doanh nghiệp. Điều này có lý hơn nhiều so với việc chờ đợi tới khi có quy mô và cấu hình đầy đủ mới xây dựng.

  25. Minh Ngọc says:

    Người tài không phải ai cũng có đủ chất điên để đi theo một điều mông lung mơ hồ như chuyện đồng sáng lập một doanh nghiệp mới thay vì yên vị tại những tập đoàn lớn. Bởi nếu khi họ ở trong một tập đoàn lớn thì chắc chắn họ đã được đảm bảo về nguồn thu nhập, tương lai của bản thân. Để thu hút những con người này là một môn nghệ thuật chứ không thể là một cuộc chạy đua kim tiền. Bởi vốn dĩ doanh nghiệp trẻ đã chẳng có cửa so với các tập đoàn lớn về độ giàu có rồi.

  26. Đình Trọng says:

    Chào Hải Anh, mình mới nhận được áo đồng phục sự kiện của các bạn gửi, thực sự bất ngờ quá luôn, áo làm siêu nhanh mà chất lượng vẫn được đảm bảo một cách tuyệt đối. Cám ơn các bạn vì đã cứu mình cùng tập thể công ty một vố cực lớn. Hờ hờ, trong chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập công ty tới đây bên mình sẽ diện những bộ đồng phục ấy để tham gia lễ kỷ niệm và cả các hoạt động bên lề. Chắc chắn sẽ có cực nhiều ảnh xinh tươi, biết đâu lại một ngày nào đó thấy được lên bài viết của các bạn nhỉ?

  27. Quân Phạm says:

    Khi mới thành lập doanh nghiệp, bất cứ người chủ doanh nghiệp nào cũng khát khao có được tập thể nhân viên chất lượng. Nói chắc chắn hơn thì là những người đồng đội thực sự có khả năng, có đức, có tâm. Thế nhưng trong cái thời buổi thạch sanh thì ít mà lý thông thì nhiều như hiện nay thì quá khó. Đặc biệt khi công ty, doanh nghiệp non trẻ ấy lại đang theo đuổi một startup mới lạ nào đó. Sự ra đi của người đồng sáng lập là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều công ty khởi nghiệp.

  28. Đức Anh says:

    Lựa chọn đồng đội khi khởi đầu là điều không hề dễ. Đầu tiên về phẩm chất, năng lực, họ cần thực sự có nền tảng chuyên môn để có thể giúp đỡ con tay non trẻ ấy vượt sóng gió, thử thách. Tiếp theo họ cần có sự trung thành, uy tin. Với doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ thì điều đáng sợ nhất không phải cạnh tranh từ bên ngoài. Mà là mầm mống tan vỡ từ phía bên trong. Cụ thể là các doanh nghiệp khi mới thành lập cực hạn chế việc tháo rút nhân sự. Cuối cùng là sự bền bỉ để đi tới cuối con đường.

  29. Trần Huy Hùng says:

    Người ta vẫn thường nói rằng thế hệ trẻ là mầm non tương lai là động lực của toàn nền kinh tế, hiểu theo cách khác thì những Startup sẽ không chỉ là dấu hiệu nữa mà nó còn thực sự trở thành đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì thế mà không chỉ chính quyền mà cả toàn cộng đồng xã hội đều đang từng ngày, từng giờ chung tay xây đắp nên những điều kiện vô cùng thuận lợi để những nhà khởi nghiệp trẻ có thể tìm kiếm thành công.

  30. Phạm Văn Hải says:

    Chắc chắn rằng con người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn chất xám của con người ngày càng quan trọng, thực tế các doanh nghiệp cũng nhận thức được vấn đề này. Và đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực là đòi hỏi cấp thiết bất cứ lúc nào. Với một doanh nghiệp khi mới thành lập thì việc tuyển dụng nhân sự vốn đã không dễ, tìm được những người chất lượng còn khó gấp bội.

  31. Nguyễn Minh Trí says:

    Với mình thì trong bất cứ lĩnh vực, vấn đề nào thì khi xây dựng được ý tưởng thì cũng là đạt 50% khả năng thành công rồi. Để có được một ý tưởng kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Thì việc đi khảo sát thị trường, khảo sát thực tế. Xem xét các xu hướng là điều không thể bỏ qua. Từ đó sẽ giúp cho bạn có được một ý tưởng tốt khi xây dựng chiến thuật kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Xa hơn là thấu hiểu những biến chuyển để nắm bắt đối thủ, nhận định khách hàng.

  32. Chu Huyền says:

    Khi muốn thành lập một doanh nghiệp thì có thể chắc chắn rằng điều quan trọng nhất chính là việc lên kế hoạch, xác định phương hướng. Bởi ngay từ khi chưa bắt đầu, bạn đã phải thực sự tinh tế để xác định từng giai đoạn phát triển để tìm ra con số chính xác về số lượng vốn, số lượng nhân sự hay cơ cấu tổ chức. Cùng với đó là việc tạo dựng ra lộ trình để sản xuất sản phẩm cũng như đưa nói tới tay người tiêu dùng theo cách phù hợp nhất. Tất cả sẽ chung sức tạo ta một sự vững chắc cho tương lai phía trước của doanh nghiệp đó.

  33. Hai Lúa says:

    Xã hội ngày nay chịu ảnh hưởng cực lớn từ khoa học, công nghệ, thậm chí là cả tự động hoá và người máy, máy tính. Thế nhưng cốt lõi của bất cứ một lực lượng sản xuất nào vẫn là con người. Nói cách khác chính nguồn nhân lực là đòn bẩy cho sự phát triển, với bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào thì việc sở hữu nguồn nhân lực dồi dào cũng là yếu tố cơ bản cần đảm bảo nếu muốn tồn tại, phát triển và gặt hái thêm thành công trên con đường của mình.

  34. Thu Phương says:

    Ở Việt Nam thì số lượng Startup mới được thành lập mỗi ngày là không hề nhỏ. Đó là minh chứng rõ ràng cho một nền kinh tế trẻ với nhiều hoài bão, nhiều khát khao để khẳng định bản thân hay xa hơn là xây dựng cộng đồng, xã hội. Các Startup Việt cũng được đánh giá là cực kỳ có tiềm năng khi mà liên tiếp có hàng loạt dự án như vậy đã kêu gọi được những số vốn khổng lồ từ những nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trong số đó cũng có những Startup đã chuyển mình thành một doanh nghiệp giàu mạnh.

  35. Phan Chí Thanh says:

    Những người làm chủ doanh nghiệp không cần thiết phải là kẻ thông minh nhất, giỏi giang nhất. Đơn giản là họ biết cách dùng những người giỏi nhất. Đến bản thân Google cũng vậy, chắc chắn họ là ông lớn về công nghệ thông tin, kỹ thuật mạng. Cơ sở đó có được từ nguồn nhân sự chất lượng họ có trong tay. Thế nhưng có cả tá hacker đỉnh cao hơn thế. Và thay vì đấu tranh giành giật thắng lợi với cánh hacker, Google lại dang rộng vòng tay thu nạp chính những quái nhân về phò tá mình.

  36. Quang Sáng says:

    Theo mình thì có 5 vấn đề khó khăn dành cho người chủ khi muốn thành lập doanh nghiệp cần phải tìm ra hướng giải quyết sớm nhất hứ nhất là là vốn; thứ hai là cơ chế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp; thứ ba là các thủ tục giấy tờ; bốn là các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ; năm là nhà nước phải có chính sách cho các nhà đầu tư khởi nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm của phẩn nhà nước hay xã hội mà còn là đến từ chính những doanh nghiệp trẻ bởi hơn ai hết họ phải cho người khác thấy rằng mình thực sự có khả năng.

  37. Đình Đức says:

    Có một nhận định mà bất cứ ai muốn thành lập một doanh nghiệp cũng cần phải khắc ghi trong đầu đó là hãy lập ra cho mình một phương án kinh doanh chi tiết. Bởi chỉ khi các bạn có được một bản kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp. Thì sẽ nhanh chóng định hướng được những gì bạn cần làm. Hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất và quan trọng hơn nếu như doanh nghiệp của bạn có thể thành lập công ty Cổ phần thì một phương án kinh doanh xuất sắc chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của các cổ đông.

  38. Đậu Đậu says:

    Nói tới kiến thức chuyên môn, bạn có thể nghĩ rằng một người chủ doanh nghiệp phải thực sự có kiến thức chuyên môn khủng. Không hẳn là như vậy, Bill Gate là một kỹ sư lập trình tài năng trước khi trở thành ông trùm Microsoft, thế nhưng khả năng lập trình của ông chưa chắc đã hơn được một thực tập sinh của tập đoàn này. Ấy vậy mới nói, chủ doanh nghiệp không cần thiết phải quá giỏi về chuyên môn, thế nhưng bắt buộc anh ta phải có kiến thức về nó để quản lý, điều hành sự phát triển của công ty, doanh nghiệp.

  39. Đình Tùng says:

    Có rất nhiều tập đoàn, công ty lớn, ngân hàng lớn của Việt Nam đã tham gia thành lập các quỹ đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp. Các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này có nghĩa đầu vốn sẽ có cơ hội được trở nên dồi dào hơn. Nhưng nó cũng đặt ra một thử thách mới đó là quản lý và sử dụng làm sao cho phù hợp, mang lại nguồn lợi và ý nghĩa lớn nhất.

  40. Đào Hưng Hải says:

    Ngay từ khi chuẩn bị bước vào việc kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp cần phải đưa ra những nhận định chính xác nhất. Cần có những hiểu biết nhất định khi tiến hành kinh doanh. Ngay từ khi doanh nghiệp của bạn chuẩn bị thành lập. Để có thể làm được điều đó, tất nhiên không thể thiếu những ý tưởng thành lập doanh nghiệp. Thứ được coi là nguồn sống, là nhịp đập và cả định hướng phát triển cho chính công ty, doanh nghiệp ấy ở hiện tại và trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *