Trong cuộc đời mỗi người, đều sẽ từng tồn tại một vài quyết định hệ trọng mà từ đó sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Điều này đặc biệt đúng với việc định hướng nghề nghiệp. Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, công việc hay đơn giản là lựa chọn gắn bó bản thân với một màu áo đồng phục công ty nào đó. Tất thảy đều có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, sâu đậm với cả hiện tại và tương lai sau này.
Định hướng nghề nghiệp là chuyện khi còn trẻ
Với rất nhiều người thì định hướng nghề nghiệp là một chuyện cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, rõ ràng là nhận định này không hề sai một chút nào. Thậm chí có nhiều gia đình mà các bậc làm cha làm mẹ đặt ra vấn đề định hướng nghề nghiệp, lựa chọn tương lai cho con cái mình kể từ khi còn rất nhỏ.
Thế nhưng nếu nói rằng định hướng nghề nghiệp là chuyện chỉ dành riêng cho giới trẻ hay cần phải thực hiện và hoàn thiện ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì là hoàn toàn sai. Bởi lẽ, không phải ai cũng có thể sớm nắm bắt được bản thân và đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất ngay khi còn trẻ.
Lý do là khi ta còn trẻ, kinh nghiệm và vốn sống vẫn còn quá non nớt, thực sự là mỏng manh giữa sóng gió cuộc đời. Tuổi trẻ dồi dào năng lượng, mạnh mẽ trong suy nghĩ và có khát khao vươn lên, thế nhưng mặt trái của nó là sự hiếu thắng và thiếu chín chắn, bền bỉ. Mặt khác thì đôi khi những thứ như đam mê, khát khao hay khả năng tiềm tàng lại chỉ được bộc lộ khi được đặt đúng hoàn cảnh, tác động đủ mạnh, đủ sâu.
Bằng chứng là hàng loạt vĩ nhân của kinh tế thế giới, những vỉ tỷ phú hàng đầu trên thế giới khởi nghiệp khi không còn trẻ. Phải kể đến Sam Walton, người sáng lập ra chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart khi đã bước qua tuổi 44. Henry Ford khởi nghiệp khi 45 tuổi, và sau 110 năm, đế chế Ford của ông vẫn đang là một trong những thương hiệu xe hơi thành công nhất. Hay rõ nét nhất chính là Jeff Bezor – Người giàu nhất hành tinh hiện nay lập nghiệp ở tuổi 30 với Amazon.
Từ đó có thể nhận ra rằng không hề có tồn tại một giới hạn tuổi tác nào cho việc định hướng nghề nghiệp. Bạn có thể lựa chọn công việc khi mới đôi mươi hoặc đợi thêm 20 năm sau để bắt đầu khởi nghiệp. Dù sớm hay muộn nhưng nếu đó là một định hướng nghề nghiệp đúng đắn thì thành công vẫn là điều tất yếu.
Sai lầm cố hữu khi định hướng nghề nghiệp
Nói rằng định hướng nghề nghiệp là chuyện của cá nhân mỗi người, nói nhân cách hoá một chút thì nó là quyền tự do của mỗi người. Thế nhưng trong quá trình lựa chọn và đưa ra quyết định lại có cả “bộ sưu tập” những yếu tố khác tác động trực tiếp đến nó. Có thể những tác động này mang tính tích cực, nhưng đôi khi chính sự tích cực ấy lại hướng quyết định của bạn sẽ đi sai hướng.
Chọn nghề nghiệp theo áp đặt, ý muốn của người khác: Phổ biến nhất là việc bố, mẹ, người thân trực tiếp định hướng, áp đặt sự phát triển của con, em mình theo con đường họ đã mở ra. Ví dụ như hướng theo việc tiếp nối công việc gia đình, tham gia vào cơ quan, lĩnh vực người thân đang công tác, có tiếng nói. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng từ sự cả nể bạn bè, đội nhóm hay thậm chí là từ người yêu. Với cách định hướng nghề nghiệp này thì có thể nói là một giải pháp an toàn nhưng nếu không có sự phù hợp thì chẳng thể có ai lo toan được cho bạn cả đời cả.
Chọn việc theo xu hướng số đông: Bạn đã bao giờ nghe tới chuyện chỉ có vào Nhà nước mới ấm êm được, hay là khoác lên những bộ đồng phục công ty của những doanh nghiệp truyền thông, tài chính ngân hàng hoặc bay bổng hơn với ngành hàng không thì mới “giàu” được. Không phủ nhận được là những ngành này luôn cực HOT nhưng để có thể thành danh thì vô cùng gian nan, thậm chí quy luật đào thải hoàn toàn có thể đẩy bạn về vạch xuất phát sau một thời gian dài.
Chọn nghề thiếu thực tế: Đây là cách lựa chọn thể hiện rõ sự non nớt về kinh nghiệm và sự va chạm xã hội. Không có ý phủ định hay tiêu cực nhưng có nhiều người thực sự quá nóng vội để rồi nghe theo con tim, lựa chọn những công việc nhiều đam mê nhưng lại thiếu sự thực tế. Dù có thế nào thì bạn vẫn cần phải nhớ rằng đi làm để kiếm tiền, để mưu sinh. Do đó cần cân nhắc tới các điều kiện liên quan tới việc định hướng nghề nghiệp như khả năng kinh tế, điều kiện bản thân và gia đình.
Chọn nghề nghiệp dựa trên tâm linh: Văn hoá Phương Đông dù đã có nhiều sự tiên tiến, phát triển, hiện đại hoá nhưng vẫn còn đó một trong những vấn nạn là sự mê tín. Có một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội mà khi đứng trước bất cứ một vấn đề nào trong cuộc sống họ cũng tìm đến giải pháp là những nghi lễ tâm linh, thần bí. Linh nghiệm ra sao thì chưa rõ, nhưng trực tiếp bạn sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý và hao tiền tốn của,
Chọn nghề không theo bất cứ tiêu chí nào: Thể hiện một sự vô tâm với chính bản thân và tương lai của chính mình. Và thường thì nó được khoác cho một cái mác là “thử thách, tìm hiểu, học hỏi”, nghe rất sang nhưng trên thực tế chỉ là để nguỵ biện mà thôi. Nó xảy ra với những ai đang quá hoang mang khi chưa tìm được việc hoặc kẻ tới đường cùng, bơ vơ, lạc lõng.
Cách xác định định hướng nghề nghiệp
Để có thể lựa chọn một lối đi đúng, một định hướng nghề nghiệp chính xác và phù hợp sẽ rất khó khăn và cần sự đầu tư cả công sức, thời gian cũng như tiền bạc, vật chất. Và đương nhiên cũng cần một chút may mắn để tô điểm cho thành công ấy. Dưới đây sẽ là những yếu tố mà bạn có thể tham khảo để xây dựng lên cách lựa chọn và định hướng nghề nghiệp chính xác nhất cho bản thân mình:
>>> Bài viết liên quan: In áo đồng phục công ty hà nội
Tìm hiểu về công việc, ngành nghề
Muốn một định hướng nghề nghiệp chính xác hay muốn sự lựa chọn gắn bó với một chiếc áo đồng phục công ty là đúng đắn thì điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu, nhận thức về công việc, nghề nghiệp ấy. Hãy tranh thủ bổ sung những thông tin, kiến thức ấy mọi lúc, mọi nơi, từ mọi nguồn. Đó có thể là từ báo chí, mạng xã hội, tin tuyển dụng hay đơn giản là tham khảo ý kiến của những người xung quanh mình. Nhưng không phải bất cứ luồng thông tin nào cũng là chính xác, song song với việc tìm tiếp, tiếp nhận thông tin thì cần có đối sánh, tìm ra những điều đúng đắn nhất.
Hãy xác định đúng, đủ bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Lĩnh vực và ngành nghề ấy là gì? Vai trò của nó trong xã hội?
- Chuyên môn công việc, nội dung và tính chất của từng mảng trong công việc ấy?
- Đòi hỏi về điều kiện của người tham gia công việc ấy: Chỉ định y khoa, điều kiện sức khoẻ, bằng cấp, kỹ năng…
- Thu nhập, khả năng thăng tiến trong công việc. Số lượng những đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực ấy?
- Sự cạnh tranh vị trí, nguồn nhân sự, lao động.
Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm một số yếu tố như chế độ, điều kiện lao động, công cụ, dụng cụ làm việc, thời gian làm việc hay bệnh lý nghề nghiệp liên quan tới nó. Từ tất cả những câu trả lời trên, tự khắc bạn sẽ xây dựng được cảm tình hay dập tắt cái suy nghĩ định hướng nghề nghiệp ấy.
>> Xem thêm: Khám phá đặc trưng ngành nghề qua trang phục nhân viên
Nghiên cứu bản thân, tìm hiểu, đánh giá khả năng của chính mình
Ý nghĩa của công việc này chính là để xác định được những điểm mạnh hay khuyết điểm của bản thân. Bởi mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực, mỗi công việc lại đòi hỏi ở người làm nó những phẩm chất, đặc điểm riêng biệt. Và khi ở vị trí lựa chọn, định hướng nghề nghiệp, quyết định tương lai thì bạn phải hiểu được rằng bản thân mình có được nhưng phẩm chất hay đáp ứng điều kiện công việc hay không?
Để xác định được yếu tố này thì bạn có thể thực hiện các bài Test về IQ, CQ hay EQ ứng với nhưng ngành nghề trong xã hội. Nhưng con số kết quả ấy sẽ là con số biết nói, biết chứng minh tài năng, phẩm chất và năng lực cá nhân của bạn. Để những bài kiểm tra này thực sự có giá trị thì nó nên được thực hiện một cách nghiêm túc, có chuẩn bị, và có những áp lực tương ứng như trong thực tế.
Trong nghiên cứu bản thân còn có phần đánh giá về sở thích thói quen hay sự đam mê của riêng mình sẽ dành cho công việc nào, lối sống như nào? Vì trong cuộc sống, bất kể bạn làm gì thì nếu không có một chút đâm mê hay yêu thích nào thì gần như cũng sẽ chẳng thể gắn bó lâu dài, càng không có hứng cảm hay sự đầu tư, hi sinh cho công việc.
Lựa chọn và kiên định với lựa chọn đó
Bắt đầu một công việc mới luôn khó khăn, đặc biệt là với những ai mới chỉ bước đầu bước vào đời. Và trong sóng gió cuộc đời người ta thường bị khuất phục hoàn toàn. Điển hình như là những khó khăn thử thách khi không thể giải quyết được thì người ta thường đổ lỗi cho quyết định ban đầu là sai.
Thế nhưng nếu tại 2 phần trước bạn đã làm đúng, đã cẩn thận và tính toàn một cách chu toàn thì xin đừng thay đổi quyết định của mình. Bởi nào ai chắc chắn rằng bước thêm một bước nữa sẽ là thiên đường rộng mở hay vực sâu vô vọng. Trong kinh doanh nói riêng hay làm việc nói chung thì muốn có thành công thì luôn cần bước qua những khó khăn. Kiên định, vững chãi và mạnh mẽ sẽ chẳng bao giờ là thừa cả.
Định hướng nghề nghiệp sẽ mãi là một câu chuyện lạ kỳ, nó có thể sẽ mãi nan giải cũng có thể đơn giản đến bất ngờ. Biết đâu chỉ ít lâu nữa, chính bạn sẽ mang những kinh nghiệm về cái duyên với nghề nghiệp, công việc ấy vào thông điệp để khơi gợi cảm hứng cho thế hệ sau.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com
Các bác nói đúng đó, không nên quá cắm đầu chạy theo những ngành nghề nổi tiếng với cái hư danh cao quý hay lời đồn thổi về dễ kiếm tiền. Em luônn tâm niệm một điều là sẽ chẳng bao giờ có thành công nào mà không phải đánh đổi. Đấy còn chưa nói tới vấn đề là nếu một công việc thực sự hứa hẹn và “ngon lành cành đào” đến thế thì lập tực sẽ thành mồi ngoan cho bất cứ ai, từ đó việc cạnh tranh sẽ càng nặng nề hơn.
Tiếp viên hàng không là một công việc đáng mơ ước với biết bao người, không chỉ bởi mức luong lên tới hàng chục triệu và cuộc sống vi vu được trải nghiệm đó đây. Thế nhưng nó lại đòi hỏi hàng loạt những yêu cầu về chiều cao, cân nặng, cũng như trình độ Tiếng Anh, lý lịch minh bạch, không có dị tật, hình săm, sẹo trên cơ thể. Tiêu chuẩn làm tiếp viên hàng không là phải đạt chiều cao từ 1m65 – 1m82 đối với nam từ 18 – 30 tuổi, từ 1m58 – 1m75 đối với nữ từ 18 – 28 tuổi. Thực sự quá khó khăn.
Cuộc sống luôn đầy rẫy những sai lầm, trong sự nghiệp cũng vậy, thất bại không phải là dấu chấm hết. Theo mình nó sẽ là dấu “:” bởi sau khi va vấp phải những sai lầm thì bạn có thể tự biến nó thành những bài học kinh nghiệm. Và chắc chắn thay vì đổ lỗi cho hết nguyên nhân này tới lý do kia thì hãy thành thực mà đối diện với thất bại. Hãy đừng quên đánh giá lại một cách khách quan và nghiêm túc về những thứ bạn đã làm xuyên suốt công việc, hãy xem bất cứ một điểm thiếu sót nào cũng là nguyên nhân. Bởi lần này nó không gây hoạ không có nghĩa lần sau nó không gây hoạ đâu.
Động lực để bạn hành động xuất phát từ một hay nhiều trạng thái cảm xúc mà bạn đang trải qua. Những cảm xúc như chán nản, lười biếng, hoặc tương tự như thế sẽ lập tức vô hiệu hoá khả năng hành động của bạn. Ngược lại, những cảm xúc như hăng hái, phấn chấn, tự tin lại kích thích bạn hành động và hoàn thành công việc của mình. Do đó khi đã chọn lựa được một nghề nghiệp mà bạn có thể trao chọn niềm tin thì hãy kiên trì với nó, đừng chỉ vì chút ít khó khăn mà buôn xuôi.
Trường học và trường đời là 2 môi trường hoàn toàn khác nhau, việc định hướng nghề nghiệp từ sớm là một điều rất nên làm. Nhưng như bác náo đó vừa nói phía trên ý ạ, hoàn toàn có thể mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Do đó xuyên suốt quá trình học tập, bạn có thể từ từ thích nghi, tìm ra những đặc điểm của nghề nghiệp mình. Từ đó có thể có cả những sự thay đổi nhằm phù hợp hoá lựa chọn của mình để đạt được những thành tựu mới.
Những lời tư vấn, giới thiệu về công việc, nghề nghiệp của bất cứ ai cũng đều cần phải được nghiên cứu, đánh giá độ chính xác. Chứ tuyệt đối không nên chạy theo xu hướng nghề nghiệp bởi bạn có thể hoàn toàn ăn phải chính những bong bóng thổi phồng do chính những người đó đặt ra. Hãy khôn ngoan tham khảo những ý kiến từ khắp mọi nguồn để có được sự chính xác trong việc đánh giá và đưa ra lựa chọn cuối cùng cho con đường mình sẽ đi.
Bác chẳng hiểu rồi, ở đây đang nói về vấn đề tư vấn định hướng nghề nghiệp đâu mà, cũng chẳng ai phê phán nghề nghiệp nào. Từ công an cho tới cửu vạn, từ bác sĩ cho tới xe ôm, nghề nghiệp nào cũng có vai trò của nó, không có nghề nghiệp nào mà không cao quý cả. Bạn chọn nghề nghiệp nào cũng được, chỉ sở thất nghiệp mà thôi. Chứ có việc làm để kiếm tiền chăm lo cho gia đình thì có cái gì mà phải ngại.
Gớm, cứ phê phán nhưng nếu bác có suất vào làm công an bác có vào hay không? Chẳng vào vội ấy chứ gì? Những nghề ấy đều là những nghề nghiệp mà một khi có vé chính thức thì cả đời chẳng còn phải lo toan gì nữa. Ấy là chưa kể tới việc nếu có cơ hội để thăng tiến hơn thì chắc chắn là kiếm bộn tiền. Chẳng qua là mình không có tiền để chạy chọt theo họ nên gen ăn tức ở ném đá mà thôi, chứ bìh thường thì làm gì có ai từ chối mấy cái đấy đâu mà.
Mặc định trong tư duy của phần đông dân số Việt Nam thì luôn tồn tại một vài ngành nghề được coi là hoàn hảo. Có thể dễ dàng liệt kê ra những cái tên như công an, hàng không, nhà giáo, bác sĩ… Không phủ nhận rằng những nghề nghiệp này luôn mang lại nguồn thu nhập khủng, cùng với đó là sự tôn trọng của toàn xã hội. Thậm chí để có thể theo đuổi cái ngành nghề này, không ít gia đình quyết định đầu tư tiền của để “nhở vả, xin xỏ” những suất trong ngành.
Không chỉ trong cách lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình mà có thể thấy rằng xuyên suốt cuộc đời của bất cứ ai thì cũng cần có được một sự xác định rõ ràng mục tiên cho mình. Nếu bạn không có mục tiêu, lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để bạn tập trung thời gian và sức lực. Không những thế, bạn cũng không thể xây dựng được một chiến lược thích hợp để đạt được nó. Sẽ là một thất bại có thể đoán trước cho những ai sống và làm việc vô định.
Có thể chắc chắn rằng định hướng nghề nghiệp là một việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Chọn cho mình một nghề nghiệp để phù hợp với năng lực của bản thân là một việc không hề dễ. Việc lựa chọn nghề nghiệp thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Nếu lựa chọn sai lầm một nghĩa tức là bạn đã đặt cho mình một tương lai đầy u tối, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn và bền vững. Chẳng sai khi cho rằng đây là một trong những quyết định khó khăn nhất của cuộc đời mỗi người.
Định hướng nghề nghiệp có lẽ không phải là bạn sẽ có cơ hội để kiếm được bao nhiêu tiền, thăng tiến được đến đâu. Thay vào đó hãy tìm kiếm những công việc mà bạn có thể phát huy một cách toàn diện chính những khả năng của bản thân mình. Bởi khi bạn có đủ điều kiện để phát huy một cách tổng thể năng lực bản thân thì chắc chắn là không thể có bất cứ một điều gì có thể ngăn cản bạn tìm kiếm và đoạt lấy những nấc thang thành công trong cuộc đời mình.
Mình thấy cái ngu xuẩn nhất chính là lựa chọn nghề nghiệp theo sự xúi bẩy của bạn bè, người quen. Đặc biệt là nếu nó xảy ra ở ngay trên ghế nhà trường thì còn là một cái gì đó rất không tốt. Bởi cùng trang phải lứa sẽ khó có chuyện rằng sẽ có đủ sự hiểu biết, kinh nghiệm hay cả sự va vấp để có thể đưa ra những tư vấn thực sự có ích. Mà đúng hơn mình chỉ coi đấy là một sự a dua, ăn theo mà thôi. Bản thân cũng từng trải qua và thấy được rằng những sự gợi ý như thế thường không hiệu quả lắm.
Xu hướng nghề nghiệp là một điều không còn quá xa lạ, thậm chí nó liên tục xuất hiện và biến chuyển trong xã hội này. Cách đây chục năm, nếu không bán bảo hiểm thì rất khó có thể giàu được. Ít lâu sau đó thì cả làng cả nước đi học kế toán mặc dù không nhiều người có đam mê thực sự với những con số. Mới đây thì người người nhà nhà học Marketing Online, thế nhưng chạy theo xu thế như vậy liệu có phải là điều chính xác, hay chỉ là tự làm khó cho bản thân mình mà thôi.
Ai cũng muốn tìm được một công việc tốt, có mức lương thưởng, đãi ngộ hậu hĩnh với sự nhàn hạ và cơ hội thăng tiến. Cũng không ít trong số đó hiểu được rằng cần có một sự hiểu biết về công việc, lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi. Thế nhưng người ta lại chỉ tìm hiểu về nó khi có nhu cầu tìm việc mà thôi. Điều này có thể coi là hơi trể, bởi việc nghiên cứu về đặc điểm của công việc là thứ cần được thực hiện từ sớm, từ khi bạn còn chưa thực sự lựa chọn được hướng đi cho mình.
Ngành nghề công việc nào cũng có những khó khăn của riêng nó, chẳng có cái nghề nghiệp nào mà lại ngồi mát ăn bát vàng đâu. Nếu bạn nghĩ rằng làm ở ngân hàng là sướng thì quên đi, áp lực ở đó không hề nhỏ, hở ra cái là bán nhà đi mà đền hay ngồi bóc lịch đó. Nếu bạn nghĩ công an là sướng thì hãy nhìn vào công việc của họ, xác định là gia đình chỉ ở ngôi thứ thôi, chuyện phải trực bỏ lễ, bỏ tết chẳng hiếm đâu. Còn với nghề bác sĩ thì để có được tấm bằng hành nghề thì cả chục năm đèn sách đó, bạn chịu nổi không?
Đúng rồi đó, mình cũng tin rằng bất cứ một thành công nào trong kinh doanh đều sẽ cần phải hội tụ cả 3 yếu tố là thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trong đó yếu tố về con người và môi trường là thứ có thể thay đổi và có tính nắm bắt cao. Chỉ duy nhất có yếu tố đến từ cái mà người ta gọi là cơ hội còn mình thì nghĩ nó là cả ý tưởng nữa. Hãy sẵn sàng để thành công đi, bởi nếu thành công ập đến nó sẽ bất ngờ lắm đó.
Cách đây khoảng 20 năm, chẳng có một ai nghĩ tới việc mạng máy tính ngày đó có thể trở thành mũi nhọn của kinh tế, thậm chí còn lấn áp cả thị trường truyền thống. Cũng có thể một ý tưởng bị coi là ngu ngốc, điên rồ của bạn ngay lúc này sẽ thành sự thật của 20 năm sau. Hãy dũng cảm để tin tưởng vào những gì mình cho là đúng. Và đừng quên rằng bạn sẽ chẳng cần phải giải thích bất cứ một điều gì nếu bạn đã thành công.
Có nhiều công việc có sự đòi hỏi riêng biệt liên quan tới tiêu chuẩn sức khoẻ hay đặc điểm cá nhân của người muốn theo đuổi nó. Chẳng hạn như những nghề liên quan tới hàng không đều có đòi hỏi về sức khoẻ của người muốn theo đuổi nó. Chắc chắn không chỉ có chiều cao tốt hay khuôn mặt ưa nhìn. Mà còn cần có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh dị tật ở cổ, vai, gáy hay tay chân. Cũng không có nhiều cơ hội cho những người bị cận thị, loạn thị.
Tuyển dụng nhân sự trong thời điểm này không hề dễ dàng, thậm chí là sẽ phải thực sự tính toán và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể có được những điểm có thể thu hút họ tới với công ty bạn. Hay đơn giản là xây dựng công ty, doanh nghiệp bạn trở thành một điểm sáng trong các lựa chọn việc làm của người lao động. Nghe có vẻ khó khăn nhưng trên thực tế nó lại là tập hợp của hàng loạt những điều vô cùng bình dị như văn hoá doanh nghiệp, cách đối đáp nhân tài, ….
Đừng bao giờ sợ hãi sẽ dừng lại một thứ đang ở mức trung bình để theo đuổi một cơ hội siêu cấp. Hãy nhớ rằng đến vĩ nhân triết học Khổng Tử còn nói rằng “Tam thập nhi lập”, ý chỉ là nên lập nghiệp ở tuổi 30. Do đó chẳng bao giờ là muộn để khởi đầu. Cái quan trọng là bạn phải thực sự quyết đoán và có sự bền bỉ chứ đừng dở chứng giữa chừng, bởi đôi khi nhảy khỏi yên ngựa rồi sẽ chẳng bao giờ có thể leo lên lại nữa đâu.
Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề mà không chỉ thế hệ trẻ, những người sát mép ghế nhà trường, chân mấp mé cánh cửa cuộc đời đâu. Nó còn là cả một hệ thống mà có thể liệt kê hàng loạt những nhân tố cần phải có. Ví dụ như sự định hướng tư vấn từ phía gia đình, sự hỗ trợ về kiến thức của nhà trường hay trực tiếp những công ty, doanh nghiệp vào cuộc với những chương trình tuyển dụng quy mô, chuyên nghiệp nhằm tìm ra những nhân tài và có định hướng đào tạo rõ ràng.
Dù là tuyển dụng mới hay đào tạo thì vẫn cần có một hệ thống quản trị nhân sự thực sự tốt và những chính sách về nhân sự có sự tương thích với điều kiện của công ty, doanh nghiệp. Ở trên tầm quy mô thế giới khi nhắc tới những vấn đề về nhân sự thì người ta có thể đề cập tới một công việc mang tên tiếng anh là headhunter – săn đầu người. Thực chất đây là những người chuyên về công việc tìm kiếm ứng viên hay đáp ứng nhu cầu nhân sự cho yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Thế bác nghĩ sao khi trước đây Bill Gates đã bỏ học Havard để theo đuổi đam mê lập trình, kết quả là 20 năm sau ông là người giàu nhất thế giới. Hay ông trùm của Facebook đã bỏ ngang việc học tập của mình để theo đuổi giấc mơ kết nối mọi người. Cùng tình cảnh đó là Steve Jobs bộ não thiên tài của đế chế Apple. Ông có quá nhiều lần bỏ dở công việc đang làm để theo đuổi đam mê, điển hình như bỏ học cao đẳng vì thấy có điều khác thú vị hơn, hay cả rời bỏ Apple rồi lại quay lại đó để tiếp tục sứ mệnh thay đổi thế giới.
Nhiều người thường cho rằng nên theo đuổi những công việc mà mình đam mê, yêu thích. Hay cái lời khuyên hãy theo đuổi đam mê của mình và thành công sẽ theo đuổi bạn Điều này không phải là không có lý, nhưng cũng chẳng ít những trường hợp mà việc theo đuổi sẽ cho những khoản nợ đuổi theo bạn. Bản thân mình là một người theo tư duy vật chất nên mình sẽ lựa chọn những thức thực tế hơn thay là đánh cược số phận với những thứ viển vông.
Không hẳn là như vậy, việc người thân trong gia đình nêu ra những sự gợi ý về định hướng nghề nghiệp đâu phải hẳn là sự tiêu cực. Hơn ai hết chính những người ấy sẽ luôn muốn những điều tốt đẹp cho người thân của mình. Và công bằng mà nói thì việc có được sự hậu thuẫn, hỗ trợ thì cũng là một ưu thế mà không phải ai cũng có thể có được trên con đường lập danh, lập nghiệp của bản thân mình. Mặt khác đây cũng được coi như một cách để đa dạng hoá thêm lựa chọn mà thôi.
Nói gì thì nói nhưng định hướng nghề nghiệp là một trong những vấn đề hệ trọng của đời người. Ấy vậy nhưng nó cũng phải chịu quá nhiều sự tác động đến từ những yếu tố khác nhau. Nói về những thứ có thể tác động trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người thì cần kể đến việc có không ít những lựa chọn nghề nghiệp được đưa ra bởi khi phải chịu quá nhiều áp lực từ môi trường xung quang, nổi bật nhất chính là việc áp đặt của người thân.
Chế độ tốt, đãi ngộ cao thì sẽ có những áp lực, đòi hỏi nhất định trong công việc. Bạn có thể kêu ca rằng việc của mấy người môi giới bất động sản quá sướng. Bán được 1 cái nhà ăn cả năm chưa hết của, đôi khi là bán hết dự án cái là có cái nhà ở luôn. Đã thế còn ăn trắng mặc trơn ,mưa chẳng đến mặt nắng chẳng đến đầu. Thế nhưng cứ thử vào làm mà xem, cái số chi phí bạn bỏ ra để quan hệ khách hàng đã là không hề nhỏ, chưa kể tới việc phơi mặt ngoài dự án tìm khách hàng ấy vậy nhưng cũng có người cả năm vẫn móm, sống phụ thuộc phụ cấp.
Mình thấy việc lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một phần mà thôi, sau khi lựa chọn được rồi thì còn phải lên kế hoạch để làm sao có thể có những bước đi chính xác nhất. Đặt ra những trọng tâm, những kỹ năng nổi trội mà bạn cần có để luôn có thể gây được tầm ảnh hưởng hay có một chỗ đứng trong tập thể bộ máy công ty, doanh nghiệp. Và đây mới là một quá trình dài hơi bởi công việc sẽ luôn có sự vận động và phát triển, bản thân bạn sẽ phải thích ứng cùng với nó thay vì an phận thủ thường.
Có một câu hỏi mà hầu như ai cũng đã tự đặt ra cho bản thân mình nhưng lại không có nhiều người có thể trả lời nó một cách đích đáng. Đó là câu hỏi về cái đích trong cuộc đời mình. Nói về cái đích ấy có thể là địa vị, là danh vọng là sự giàu có và cũng có thể đơn giản chỉ là công việc mà mình sẽ lựa chọn mà thôi. Thậm chí có người đến khi về già vẫn chẳng tài nào tìm được câu trả lời thoả đáng cho đời hay cho chính mình.
Đúng rồi đó bác ơi, em cũng có cùng quan điểm như bác, chẳng thể nói hay ho rằng mình có sự lựa chọn chính xác cho cuộc đời mình. Thay vào đó hãy bổ sung thêm năng lượng cho chính những công việc mà bạn đang theo đuổi. Từ đó nâng cao hiệu suất và gia tăng giá trị kết quả công việc của mình. Hãy tự tìm cho mình cảm hứng làm việc từ chính những điều nhỏ nhặt nhất mà bạn đang thực hiện nó mỗi ngày. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể biến lựa chọn từng là sai lầm của mình thành quyết định sáng giá nhất.
Nói thì nghe đơn giản thế thôi nhưng việc tự chất vấn bản thân để thấu hiểu chính tâm lý, khả năng và nguyện vọng bản thân là thứ gì đó chẳng hề dễ dàng. Bởi 99% câu trả lời sẽ là sự mông lung, thiếu chắc chắn, thiếu ổn định. Cho đến cuối cùng thì bản thân mình vẫn cảm nhận rằng lựa chọn nghề nghiệp nó vẫn là một cái gì đó vô cùng mơ hồ. Chẳng thể có một quy chuẩn nào cho tất cả, cái mà mình cho rằng đúng đắn đó là hãy trung thành với những gì mình đã lựa chọn.
Trước khi đưa ra được quyết định về chọn lựa nghề nghiệp nào mà mình sẽ theo đuổi trong tương lai thì cần phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hướng cuộc sống của chính mình.
Có một sai lầm cố hữu mà gần như bất cứ một ai cùng đã từng mắc phải trong cuộc đời, sự nghiệp mình. Đó là việc nhầm lẫn từ việc chủ quan vào một công việc nào đó bạn đã từng hoàn thành tốt để tin rằng mình có khả năng thành công với một nghề nghiệp nào đó. Chẳng hạn bạn có khả năng vẽ tốt không có nghĩa bạn sẽ là một kiến trúc sư tài ba. Bạn biết gội đầu, mát xa mặt cũng không chắc bạn sẽ trở thành chủ một salon làm tóc mai sau này.
Vội vàng là một điều rất nhiều người mắc phải khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, khi mà kinh nghiệm sống còn quá non trẻ, cùng với đó là sự hiểu biết về cuộc đời hay về chính mình còn hạn hẹp. Bổ sung vào đó là cảnh chứng kiến bạn bè xung quanh có câu trả lời về tương lại, gần như chắc chắn sẽ có sự ậm ừ cho qua hay lựa chọn bừa bãi trong cách tìm công việc cho bản thân mình trong tương lai.
Không chỉ ở trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà ngước đâu mà ngay cả với các doanh nghiệp tư nhân, luôn có kiểu tuyển dụng thân hữu. Cực khó có thể bon chen vào những vị trị tốt ngay cả khi bạn có khả năng. Bởi họ luôn dành những suất đó cho người thân quen, hay người mà họ có thể điều khiển hay hưởng lợi. Thế nên không phải người tài không đến với các công ty, doanh nghiệp mới dù có được chèo kéo. Bởi người làm tuyển dụng hay chủ công ty, doanh nghiệp có ý tốt nhưng người quản lý cấp trung thì không nghĩ thế.
Mong muốn vào sự thành công là điều hiển nhiên ai cũng có, thế nhưng đôi khi chỉ cần cân bằng thôi đã là quá khó rồi. Bởi đôi khi thành công trong một công việc mà bạn đam mê cũng không chắc sẽ cho bạn một cuộc sống viên mãn. Bởi đặc tính thu nhập của mỗi công việc, ngành nghề, lĩnh vực lại là khác nhau. Bạn đam mê làm thơ, thế nhưng có thể rằng nhuận bút thi ca mà bạn kiếm được chẳng thể đủ để mua bỉm sữa cho đứa con của mình.
Trước khi có thể đưa ra một quyết định lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt thì bạn phải cởi bỏ được những xiếng xích do chính tự đặt ra. Hay cũng có thể là bước qua được những vùng an toàn mà chính mình và những người xung quanh đặt ra. Hãy lựa chọn với sự tĩnh tâm và sự đơn giản trong suy nghĩ. Cũng có thể tự cho mịnh một thử thách nào đó để tìm hiểu, khám phá về khả năng của bản thân. Biết đâu trong chính những thử thách đó bạn sẽ tìm ra được định hướng tương lai thì sao?
Không hẳn bạn ơi, đúng là trong cuộc đời sẽ có không ít những thời điểm mà bản thân mình phải đưa ra quyết định, lựa chọn có tầm ảnh hưởng đến tương lai mình. Và định hướng nghề nghiệp hay lựa chọn công việc là một trong số đó. Nhưng cuộc đời không chỉ là một trang giấy, tất nhiên bạn có thể mắc phải những sai lầm nhưng cuộc đời cũng vẫn có thể cho bạn cơ hội để sửa sai, cái quan trọng là bạn phải phát hiện ra nó đủ sớm, đủ quyết đoán để thay đổi mà thôi.
Trong cuộc đời mỗi người, sẽ có không ít những quyết định mang tính then chốt, có ảnh hưởng đến cả cuộc đời mình. Trong đó có quyết định cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Vì vậy sẽ chẳng thể có bất cứ một cơ hội nào cho sai lầm.