Các đầurtup Việt có thể khác nhau về tầm vóc, khả năng thành công, lĩnh vực, định hướng, mục tiêu hay đơn giản là khác nhau về thiết kế áo đồng phục công ty mình. Thế nhưng cũng chẳng quá khó để nhận ra rằng giữa các Startup Việt cũng có quá nhiều điểm giống nhau? Vậy đó là điểm tích cực hay dấu hiệu cho ngày tàn đang đến gần hơn.
Người sáng lập Startup Việt có nguồn ý tưởng vô hạn và niềm đam mê bất tận
Một nhà kinh tế học lỗi lạc đã từng tuyên bố rằng: “Đừng bắt đầu bất cứ một công việc nào khi mà chẳng có chút đam mê nào”. Và câu nói trên được kiểm nghiệm và dần trở thành tôn chỉ hành động của không ít người, nó còn đặc biệt đúng với việc khởi đầu một công việc kinh doanh hay thành lập một doanh nghiệp. Hãy nhìn vào những vị tỷ phú, những người lãnh đạo hàng đầu của những tập đoàn hùng mạnh trên thế giới hiện nay. Đế chế, ngai vàng đó có thể bắt đầu bởi những cách khác nhau, như niềm đam mê của người sáng lập dành cho nó là điều chắc chắn phải có.
Mối tương quan giữa sự đam mê và nguồn ý tưởng mà tiêu đề nhắc tới được biểu hiển rõ ràng qua quá trình hình thành Startup. Người sáng lập của hầu hết các Startup thành công nhất, vĩ đại đếu đâu cũng bắt đầu từ việc tìm giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm, đam mê. Bởi chỉ có sự đam mê nhiệt thành mới tạo ra động lực đủ lớn để những ý tưởng tuyệt vời nhất được hình thành.
Huyền thoại của Tập đoàn Apple, thần tượng của biết bao người, Steve Jobs từng nói: “Bạn phải cháy với một ý tưởng, một vấn đề hay một sai lầm nào đó nếu bạn muốn nó đúng. Và nếu bạn không có đủ niềm đam mê kể từ khi bắt đầu thì chẳng thể nào chịu đựng được gánh nặng và thử thách mà nó tạo ra”.
Nếu cho rằng ý tưởng là thứ chỉ cần thiết trong bước đầu khởi động, và đam mê chỉ khi khó khăn buả vây thì có lẽ bạn đã nhầm. Bởi lẽ với một Startup hay một quá trình khởi nghiệp thì gần như chẳng thể nào có sự đúng đắn, hoàn chỉnh ngay từ những giây phút đầu tiên. Nếu bạn có cơ hội được trao đổi với một người chủ Startup Việt thì bạn sẽ hiểu được một điều. Đó là với một Startup thì việc luôn bổ sung, vun đắp và hiện thực hoá những ý tưởng là điều không thể thiếu, mặt khác, trong kinh doanh thì sẽ chẳng khi nào có chữ đủ, chữ thừa “Đam Mê” được.
Có một sự thật tương đối éo le với nhiều Startup Việt, đó là những người làm chủ lại vô tình lãng quên việc truyển tải đam mê, ý nghĩa của những công việc cho nhân viên mình. Do đó mà có một vấn nạn là những Startup Việt thường xuyên bị chảy máu chất xám, hay khốn đốn bởi khuyết thiếu nhân lực. Đừng bao giờ ngừng việc khơi gợi đam mê trong công việc của những người đang cùng mặc chiếc áo đồng phục công ty như bạn, bởi đó sẽ là động lực để họ phấn đấu, cố gắng và phát triển, gắn bó với bạn ngay cả khi bạn không phải là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Coi trọng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là việc mà Startup Việt luôn theo đuổi
Trái đất đã vượt mốc 7,5 tỷ cư dân, một con số đủ lớn để sự lo ngại về trùng lặp trở nên phổ biến hơn. Hoàn toàn có khả năng rằng những ý tưởng mà bạn mới nghĩ ra không phải là một thứ xưa cũ hay đã là một đế chế thành công tại đâu đó trên địa cầu. Chính vì vậy mà nếu không có được một sự đặc biệt, một điểm nhấn nào đó thì hoàn toàn có thể khiến những công lao bấy lâu đổ sông, đổ bể.
Thêm vào đó là việc xã hội đang phát triển theo hướng mở, nhu cầu và hiện thực gắn kết của toàn nhân loại đã là lớn hơn rất nhiều. Bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào từ bất cứ đâu cũng có thể được phân phối tới tận tay khách hàng chỉ bằng dăm ba cú click chuột. Việc độc quyền trên khía cạnh địa lý là điều bất khả thi.
Chính từ những yếu tố này mà trong bất cứ một Startup Việt hay quốc tế nào cũng có một giá trị cần được chú ý. Đó là việc coi trọng và nâng cao chất lượng phục vụ. Không chỉ đơn giản hoá, thân thiện hoá sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng khả năng tiếp cận, tầm ảnh hưởng hay ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, việc coi trọng khách hàng còn là việc đặt khách hàng vào tâm điểm để từ đó sản xuất, phục vụ những thứ họ thực sự cần, thực sự mong muốn.
Có rất nhiều Startup Việt đã thấu hiểu điều đó, họ tập trung vào việc xây dựng nguồn khách hàng. Chính từ đó mà có những điều chỉnh, thích nghi nhằm tạo ra cơ hội để tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Và trong kinh doanh, khi đã có một mối quan hệ khách hàng đủ tốt, đủ mạnh thì đối thủ sẽ không còn là thứ mà bạn phải lưu tâm nữa.
Tập trung là nguyên tắc thành công cho Startup Việt
Bạn đã bao giờ nghe về trận chiến Thermopylae huyền thoại giữa người Sparta và quân đội Ba Tư, cụ thể là trong trận chiến này 300 chiến binh người Sparta đã kiên cường chống lại được đại quân vạn người của vua Ba Tư – Xerxes. Với nhiều người thì chiến thắng đó là minh chứng cho sự kiên cường và dũng cảm của người Sparta. Nhưng nếu xét rộng hơn, ta mới thấy điểm lý thú ở đây. Đó là vị trí Cổng Lửa, nơi giao tranh là một vách đá hẹp, chỉ đủ để vài chục người đứng. Và khi đại quân Ba Tư xông lên, họ không biết mình phải đối chọi với sự tập trung của người Sparta.
Chính sự tập trung ấy như một mũi giáo, xuyên thủng mọi cố gắng tấn công của Ba Tư. Và bài học được đưa với thương trường – nơi khốc liệt chẳng kém gì chiến trường đó là muốn thành công phải tập trung. Ví như doanh nghiệp non trẻ của bạn là 300 dũng sĩ Sparta, còn những ông lớn trong lĩnh vực ứng với đại quân Ba Tư thì nếu không có sự tập trung vào một khía cạnh nổi bật nào đó. Thử hỏi rằng mất bao lâu để những thương hiệu với tiềm lực kinh tế, nhân sự hùng mạnh ấy thổi bay Startup non trẻ của bạn.
Thêm một lần nữa chúng ta cần nhìn vào những tập đoàn, những ông lớn của nền kinh tế. Trước khi những tập đoàn như Apple, Alphabet, Microsoft hay Amazon trở thành những tập đoàn đa ngành, khi mới chập chững khởi nghiệp, có phải rằng họ luôn tập trung vào một lĩnh vực, một ngách thị trường hay không?
Quay trở lại với Startup Việt thì hãy lắng nghe chia sẻ của CEO Phùng Tuấn Anh – F88 là: “ Chiến lược của Startup F88 rất rõ ràng và tập trung, xác định một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là dịch vụ cầm đồ, tuyệt đối không lan man”. Hay thậm chí là chuỗi siêu thị điện máy Điện Máy Xanh cũng chỉ tập trung cho một lĩnh vực duy nhất. Bằng chứng là trong chiến dịch Người xanh đình đám, tốn kém hàng chục triệu đô thì mục tiêu vẫn ngắn gọn và duy nhất là: “Điện máy xanh bán điện máy”.
Điều này có thể được coi là tôn chỉ mà bất cứ nhà sáng lập Startup Việt nào cũng cần lưu tâm. Đặc biệt khi mà những dự án khởi nghiệp này đều từ quy mô nhỏ, với nguồn vốn hạn hẹp, yếu tố nhân lực còn quá nhiều khó khăn.
>>> Bài viết liên quan: Mẫu áo đồng phục công ty đẹp
Kiên định của Startup Việt là dựa trên những kiến thức học hỏi được
Startup được hiểu là một sự khởi đầu của công ty, doanh nghiệp hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề, nhu cầu của xã hội với điều kiện có khả năng sinh lời song khả năng thành công không được đảm bảo. Do đó khi xuất hiện 1 Startup nào đó thì cũng đồng thời có cả ngàn, cả vạn những ý kiến thuận nghịch về nó. Thậm chí những ý kiến phủ định còn có thể xuất phát từ chính những người thân cận hay cả những người trực tiếp tham gia.
Do đó ngay từ khi bắt đầu người sáng lập Startup Việt cần phải chuẩn bị một sự kiên định, một niềm tin mạnh mẽ vào những gì mình theo đuổi. Hơn nữa là cũng như việc truyền đam mê, niềm tin hay cả sự nhiệt huyết cũng cần đến từ tập thể số đông. Bởi lẽ cho tới giờ, chưa có ai có thể tự mình đơn phương độc mã làm lên cơ đồ cả.
Học tập là điều hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là trong quá trình kinh doanh, bởi lẽ những kinh nghiệm từ chính những thành công hay cả thất bại của những người đi trước sẽ đóng góp cho giấc mộng lập nghiệp của bạn. Thế nhưng chính từ đây lại thường xuyên nảy sinh ra sự nhầm lẫn tai hại giữa việc sử dụng, áp dụng những kiến thức đó. Bởi trên thực tế, mỗi giá trị kinh nghiệm lại có độ sai số cho từng trường hợp, vấn đề cụ thể. Do đó, bạn có thể học hỏi nhưng nó mãi chỉ là giá trị tham khảo, đừng áp đặt bất cứ điều gì mà không tính toán, cân nhắc.
Muốn thành công Startup Việt cần đánh giá đúng mực văn hoá doanh nghiệp
Chẳng ai xây nhà từ nóc, cũng chẳng ai dại mà xây dựng công ty, doanh nghiệp nhưng lại bỏ qua văn hoá doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngay từ thủa ban đầu sẽ là một tin hiệu tích cực mà có lẽ nếu bỏ lỡ nó người chủ Startup Việt sẽ cực kỳ đau đầu. Bởi lẽ, khi mà quy mô, tầm vóc của Startup còn non trẻ thì việc xây dựng, truyền đạt văn hoá doanh nghiệp sẽ là một điều đơn giản hơn. Và chính những con người đó sẽ phát triển nét văn hoá doanh nghiệp khi công ty, doanh nghiệp phát triển sau này.
Mặt khác, dẫu là sản phẩm, dịch vụ có hiện đại hay tích hợp công nghệ tới đâu thì yếu tố con người vẫn là then chốt với sự phát triển, thành công của một doanh nghiệp. Ở khía cạnh này thì văn hoá doanh nghiệp không chỉ là khuôn khổ ứng xử, làm việc, giao tiếp nữa mà nó cón là tình đoàn kết, nét đặc chưng mà mỗi người nhân viên mang theo trong suốt quá trình lao động, cống hiến.
Trong văn hoá doanh nghiệp thì vai trò của những chiếc áo đồng phục công ty được xem là rõ ràng nhất. Bởi không chỉ là đại diện hình ảnh, sự khích lệ tinh thân mà bản thân những chiếc áo đồng phục này còn là một kênh quảng cáo chất lượng nhưng chi phí nhỏ mà chẳng doanh nghiệp nào muốn bỏ lỡ.
Từ những điểm giống nhau của Startup Việt đã nêu phía trên thì có thể thấy rằng một tương lai rộng mở và rực sáng đang mở ra phía trước. Nó không chỉ là tín hiệu tích cực và đầy hứa hẹn cho những người nuôi mộng khởi nghiệp mà còn là cho toàn bộ nền kinh tế, văn hoá xã hội của Việt Nam.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com
Có một nghịch lý trong việc xây dựng và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới chính là việc ở Việt Nam người ta luôn mặc định có một câu cửa miệng với mọi ý tưởng. Đó là “Tiền đâu?”. Chính cái rào cản về tài chính sẽ là khó khăn dẫn tới sự hạn chế về cách suy nghĩ của người phát triển nó. Điều này xuất phát từ khó khăn do chính yếu tố thị trường Việt Nam, khi mà hệ sinh thái phát triển ý tưởng khởi nghiệp vẫn đãng là con số 0 tròn trĩnh.
Trên thực tế thì thị trường Việt Nam đang từng ngày đón nhận nhiều hơn những sự đầu tư từ ngước ngoài. Những thương vụ này mở ra các cơ hội mới cho thị trường nhân sự Việt Nam tiếp cận với cách làm việc và quản lí chuyên nghiệp hơn, đồng thời cũng tạo ra cơ hội việc làm cho các ứng viên có kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường. Các Startup non trẻ lại thường không phải là lựa chọn hàng đầu trong nhu cầu việc làm bởi tính thiếu ổn định.
Trong thời điểm hiện tại, khi mà kinh tế thị trường Việt Nam chuẩn bị mở cửa cho các tên tuổi đến từ nước ngoài thì việc nâng cao năng suất lao động hay cải thiện giá trị thành quả lao động được coi là đòi hỏi có tính cấp bách của toàn bộ nến kinh tế. Bởi lẽ, nếu so sánh với năng suất lao động của các quốc gia quanh khu vực hay xa hơn là toàn cầu thì năng suất lao động của nhân lực Việt tỏ ra còn nhiều sự thua kém. Điều này là nghịch lý khi mà Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng.
Hiểu theo một cách ngắn gọn thì startup là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.
Con đường khởi nghiệp hay chặng đường để hiện thực hoá Startup luôn đầy khó khăn và thử thách, thậm chí cũng có không ít cạm bẫy. Không phải ai cũng có thể đi hết con đường ấy, nhưng chính những chông gai ấy sẽ là mấu chốt để khẳng định giá trị của chính nó. Quan trọng nhất trong đó có lẽ là việc sẽ không được quay đầu lại, không bao giờ được từ bỏ. Bởi bạn sẽ chẳng thể chắc chắn rằng nơi bạn dừng lại liệu có phải là cửa thiên đường hay không?
Tuy rằng Startup Việt đang được coi trọng, thế nhưng vẫn còn một thái độ chuộng đồ hiệu và e dè với những sản phẩm mới. Nó đồng nghĩa sẽ ít cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng ban đầu sau một thời gian đầu tư. Khác với thung lũng Silicon, các nhà đầu tư ở Việt Nam cũng thích đầu tư vào các startup đã “hòm hòm”. Do đó có nhiều tường hợp mà những nhà Startup Việt đã bị thua thiệt ngay từ khi chưa bắt đầu.
Thực tế, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để startup có thể nhận được sự bảo hộ từ pháp luật khi cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra cho startup.
Không thể phủ nhận rằng đối với doanh nghiệp, đặc biết là các ngân hàng thì vai trò hàng đầu của những chiếc áo đồng phục nói riêng hay toàn bộ nét văn hoá doanh nghiệp sử dụng áo đồng phục công ty trong công việc hàng ngày thì việc xây dựng hình ảnh của thương hiệu, công ty, doanh nghiệp là quan trọng bậc nhất. Bên cạnh đó là cả sự năng động, thoải mái nữa, bởi các nhân viên ngân hàng luôn có cường độ làm việc và chịu áp lực công việc cực nhiều.
Không thể phủ nhận rằng việc các nhà sáng lập chưa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân đang khiến nhiều startup thất bại. Không ít nhà sáng lập trẻ chỉ quan tâm đến sự phát triển của startup mà không chú ý nhiều đến các rủi ro liên quan đến yếu tố lựa chọn sai loại hình doanh nghiệp. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
Có rất nhiều Startup gục ngã trên con đường xây dựng chính mình. Đó thực sự là một sự đáng tiếc, bởi lẽ phần lớn trong số đó là những ý tưởng kinh doanh cực chất, đầy hứa hẹn thế nhưng lại thất bại chỉ vì một vài yếu tố đến từ sự thiếu chuẩn bị ban đầu. Phổ biến nhất chính là việc không xác định rõ những đặc điểm về thị trường. Trong đó có thể kể đến không xác định được nhu cầu khách hàng từ đó không thể tìm được hướng đi đúng đắn. Hoặc có thể là thiếu hiểu biết về pháp lý, dẫn tới khó khăn trong kinh doanh.
Ở Việt Nam thì yếu tố văn hoá doanh nghiệp đang từng bước được coi trọng, phát huy được giá trị và chứng tỏ được sự cần thiết của mình với sự phát triển chung của cá tập thể. Nó không chỉ thể hiện ở trong nội bộ công ty mà còn theo chân người nhân viên bước vào những mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Nói khách quan thì văn hoá doanh nghiệp và đồng phục công ty là 2 giá trị có sự song hành phát triển và văn hoá doanh nghiệp sẽ được khắc hoạ một cách chính xác và rõ nét qua đồng phục công ty.
Chẳng hay mọi người cảm thấy như nào chứ bản thân mình cực thích cái cách mà những bộ đồng phục công ty có thể truyển tải thông tin. Đó là một phương thức mà sự tự nhiên, sự chân chất chính là đặc trưng rõ nét nhất. Với các doanh nghiệp hay các startup non trẻ thì đây được coi là một cách thể hiện sự nghiêm túc và tính chuyên nghiệp, thứ luôn được đặt dấu hỏi chấm đối với các đơn vị kinh doanh non trẻ. Cụ thể là cũng có hàng loạt startup lựa chọn xây dựng đồng phục ngay từ những ngày đầu gian khó.
Có thể là em hơi ngu nhưng có bác nào có thể cắt nghĩa rõ ràng từ Startup là gì không ạ? Em nghe rất nhiều rồi, đâu đâu cũng thấy đề cập tới mà thực sự em vẫn chưa hiểu được. Em cũng nghe thấy nhiều người tự nhận mình là một người chủ startup hoặc đang nuôi ý tưởng về startup. Cơ mà có chắc đó là startup hay không thì em cũng không chắc chắn. Xin các bác giải thích cho em với ạ, đừng chửi em ngu nhé, chỉ là thiếu kinh nghiệm thôi ạ.
Văn hoá doanh nghiệp là một trong những đặc điểm không thể phai nhoà của một doanh nghiệp hiện đại. Bởi vì nó không chỉ là những giá trị trong mảng đối nội mà nó còn được thể hiện một cách rõ nét ra bên ngoài. Do đó ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp hay thậm chí tại nhữung ngày đầu tiên của quá trình hiện thực hoá ý tưởng Startup thì đã nên gây dựng những giá trị văn hoá doanh nghiệp. Điều này có lý hơn nhiều so với việc chờ đợi tới khi có quy mô và cấu hình đầy đủ mới xây dựng.
Mình thấy cái ông Khổng Tử phán rất nhiều câu hay nhé, đúng là cao nhân dự cao kiến mà. Dù không thích Tung Của lắm nhưng phải công nhận rằng Trung Hoa đã sản sinh ra hàng loạt những vĩ nhân, và chính họ đã có những câu nói sẽ còn đúng đắn và tầm ảnh hưởng mãi muôn đời. Nói về Startup hay khởi nghiệp thì nó được coi là một làn sóng, một xu hướng mà bất cứ một ai cũng hằng ao ước, muốn có được, nhưng thực sự là nó rất khó.
Với bất cứ một ai, từ những người mới chỉ khởi nghiệp hay là ôm trùm của cả một đế chế giàu có hùng mạnh thì vẫn cần phải giữ được sự khiêm nhường, không ngừng học hỏi, tu dưỡng cả chuyên môn và đạo đức. Bởi đó là điều hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là trong quá trình kinh doanh, bởi lẽ những kinh nghiệm từ chính những thành công hay cả thất bại của những người đi trước sẽ đóng góp cho giấc mộng lập nghiệp của bạn. Thậm chí bạn chẳng cần phải học từ quá xa xôi mà hãy học ngay từ những người quanh mình.
Mình thấy cái hệ thống cầm đồ F88 kia phát triển khủng thật đấy, đâu đâu cũng thấy xuất hiện, mà toàn vị trí đắc địa cả. Chẳng hiểu có hoạt động hiệu quả lắm không mà thấy mở nhiều quá trời. Nhưng nói thật là không chỉ riêng mình mà sẽ có rất nhiều người sẽ vẫn luôn giữ cái nhìn dè dặt khi nhắc tới tài chính cá nhân hay cụ thể là các dịch vụ tài chính như cầm đồ. Bởi lẽ nó luôn được gắn với một cái cảm nhận về sự sai trái, phức tạp. Nhưng dù gì cũng xin chúc các bạn sớm thành công trên con đường đã chọn.
Đến thời điểm hiện tại thì có thể tự tin mà tuyên bố rằng Việt Nam đã và đang có được thành công bước đầu với startup và đang có thế hệ startup thứ ba trẻ trung và sôi nổi hơn, hứa hẹn nhiều tín hiệu khởi sắc hơn. Ngoài lợi thế về sự bùng nổ công nghệ, thị trường mở rộng, tư duy quản lý thông thoáng hơn, thế hệ startup này còn có lợi thế về thị trường khi Việt Nam mở cửa rộng hơn với thế giới qua hàng loạt thỏa thuận tự do thương mại từ Á đến Âu.
Có biết bao nhiêu công ty, doanh nghiệp đã từng bước suy thoái rồi lụi tàn chỉ vì quá ham mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Điều này là điểm không hề khó hình dung khi mà bản thân những người quản lý, người làm chủ ở Việt Nam không phải ai cũng đủ tầm để gồng gánh cả một tập đoàn kinh tế với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy nhìn ra những công ty, doanh nghiệp lớn nhất, thành công nhất trên thế giới hiện nay bạn sẽ thấy rằng không phải cứ đa dạng đã là tốt.
Ở Việt Nam thì số lượng Startup mới được thành lập mỗi ngày là không hề nhỏ. Đó là minh chứng rõ ràng cho một nền kinh tế trẻ với nhiều hoài bão, nhiều khát khao để khẳng định bản thân hay xa hơn là xây dựng cộng đồng, xã hội. Các Startup Việt cũng được đánh giá là cực kỳ có tiềm năng khi mà liên tiếp có hàng loạt dự án như vậy đã kêu gọi được những số vốn khổng lồ từ những nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trong số đó cũng có những Startup đã chuyển mình thành một doanh nghiệp giàu mạnh.
“Đấy là còn chưa kể tới việc mà bạn sẽ cần phải làm được thêm rất nhiều để có được sự dư dả ít nhất như trên để duy trì sự hiện diện của người nhân viên ấy trong Startup của mình. Thực sự sẽ là khó khăn khi mà rất có thể cả tháng lương đầu tiên bạn chỉ trả tiền để người đó học việc, làm quen mà thôi.” Chuẩn luôn, mình cũng từ đã rơi vào cảnh đó, chưa thấy kết quả tích cực đâu ra đã phải căng mình ra để phân bố quỹ lương nhằm nuôi báo cô 1 vài người khác.
Nói về giai đoạn ban đầu, chắc hẳn “doanh nhân” nào cũng sở hữu một bầu nhiệt huyết trào dâng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. Tuy nhiên, theo như một thống kê không chính thức, tỷ lệ thất bại của các startup lên tới hơn 80%. Và ở Việt Nam thì con số này còn có thể nhiều hơn nữa, vậy là đủ hiểu về sự khó khăn của con đường lập nghiệp rồi. Và thậm chí những vấp ngã đó có thể là rào cản để có sự quay lại nào.
Đúng rồi đó, việc đa dạng lĩnh vực kinh doanh hay ngành nghề là không hề sai, thế nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng cho toàn hệ thống. Lý do chủ yếu là từ sự thiếu tập trung trong kinh doanh. Bởi lẽ với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực thì lại có hàng loạt những yêu cầu khác nhau, cách điều hành khác nhau. Vậy nên thực sự nó sẽ đặt một gánh nặng cực lớn lên việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vì vậy thay vì ôm đồm quá nhiều mảng lĩnh vực thì hãy tập trung để trở thành kẻ mạnh nhất trong lĩnh vực của mình đi đã.
Các doanh nghiệp Việt Nam có một thói quen rất xấu, đó là đứng núi này trông núi khác. Chẳng hạn như một công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ luôn có hướng phát triển là mở rộng quy mô, mở rộng ngành cũng cấp, phấn phối. Trên thực tế thì đây là một điều không hề sai lầm trong kinh doanh. Bởi đa dạng ngành nghề, lĩnh vực sẽ giúp công ty, doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để phát triển hơn. Thế nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà nguồn đầu tư ấy có thể không chắc sẽ đem lại hiệu quả.
Sau bài viết nnafy mình mới hiểu được rằng Startup và khởi nghiệp là không hoàn toàn giống nhau. Ấy vậy mà bấy lâu nay mình vẫn cứ nghi Startup là khởi nghiệp và ngược lại. Thật lòng mà nói thì cũng muốn có cơ hội để trở thành một người chủ startup hay tự xây dựng cơ nghiệp cho bản thân mình. Nhưng muốn là thể thôi chứ no cũng khó khăn lắm mà. Càng thêm nể phục những người đang từng ngày từng giờ sống với đam mê và khát khao chinh phục đỉnh cao.
Chuẩn rồi đó, các Startup thường có nguồn khách không thực sự dồi dào, phong phú nên họ cũng thương có cách chăm sóc khách hàng tuyệt vời nhất. Thế nhưng có một sự thật không được vui cho lắm đó là hầu như những Startup này sẽ thường có sự thoái hoá trong trải nghiệm chăm sóc khách hàng khi đã lớn mạnh hay có được chỗ đứng vững chắc. Cũng đúng thôi khi mà quy mô lớn hơn thì cũng sẽ có nhiều mối bận tâm hơn và nguồn khách hàng cũng lớn hơn, vượt quá tầm phục vụ.
Mình có một thói quen là nếu được chọn lựa giữa một sản phẩm có tên tuổi lớn mạnh và một sản phẩm đến từ những Startup non trẻ thì mình sẽ lựa chọn giải pháp ủng hộ những hạt giống của nền kinh tế. Bởi lẽ có một hiện trạng là hầu như các doanh nghiệp cổ thụ, lớn mạnh thường có sự đảm bảo về mặt hoạt động, thế nên việc họ chăm sóc khách hàng nhỏ lẻ sẽ là không hề tốt. Ngược lại là những Startup non trẻ, nơi mà số lượng khách hàng là vô cùng ít ỏi thì bản thân họ sẽ coi trọng khách hàng hơn tất thảy những yếu tố khác.
Trong thực tế thì có nhiều người chủ doanh nghiệp hay người làm chủ ý tưởng khởi nghiệp do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp. Nặng thì startup mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Phần nào đó làm hạn chế bớt khả năng phát triểnn của doanh nghiệp đó.
Bác ơi, sao bác không nghĩ tới là Startup của người ta không có liên quan gì tới thương mại điện tử hoặc không có đối tượng khác hàng sử dụng Internet. Hoặc đơn giản là ngay từ đầu họ đã không tập trung khai thác kênh Marketing Online thì sao ạ. Nếu như vậy thì con số 5 triệu kia có vẻ sẽ chẳng thấm vào đâu, chẳng thể làm được gì đâu ạ. Phải không các bác, cái gì cũng phải có sơ sở và sự phù hợp nhất định phải không ạ.
Người ta vẫn thường nói rằng thế hệ trẻ là mầm non tương lai là động lực của toàn nền kinh tế, hiểu theo cách khác thì những Startup sẽ không chỉ là dấu hiệu nữa mà nó còn thực sự trở thành đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì thế mà không chỉ chính quyền mà cả toàn cộng đồng xã hội đều đang từng ngày, từng giờ chung tay xây đắp nên những điều kiện vô cùng thuận lợi để những nhà khởi nghiệp trẻ có thể tìm kiếm thành công.
Có nhiều nhà khởi nghiệp trẻ luôn than phiền rằng họ bị đè nén bởi chính những doanh nghiêp lớn trong cùng thị trường. Thập chí những doanh nghiệp lớn mạnh, già dơ ấy sẽ sẵn sang bung tiền để tạo áp lực nhằm thôn tính hay đánh cắp ý tưởng, nhân sự của chính những Startup ấy. Thế nhưng không nên vì vậy mà từ bỏ công việc ấy. Bởi lẽ thương trường chưa bao giờ là sòng phẳng, bình yên cả. Ngay cả những ông lớn trong nền kinh tế còn đang từng ngày, từng giờ ngồi trên đống lửa do bị cạnh tranh chứ nói gì một hạt cát nhỏ bé như mình.
Mình đã từng nghe ở đâu đó rằng đã quyết định theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp hay đúng hơn là tìm kiếm thành công với những ý tưởng Startup thì cũng hãy tập cách nhận thất bại. Bởi lẽ bản chất của Startup đã là thứ gì đó thiếu ổn định, mông lung và đầy thử thách. Cái quan trọng là phía sau mỗi thất bại ấy thì sẽ còn sót lại điều gì? Thất bại thì là nhất thời, nhưng đầu hàng sẽ là thất bại mãi mãi. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn đủ can đảm, đủ quyết tâm để đứng dậy từ chính nơi bạn ngã xuống.
Theo mình thì có 5 vấn đề khó khăn dành cho các startup cần phải tìm ra hướng giải quyết sớm nhất hứ nhất là là vốn; thứ hai là cơ chế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp; thứ ba là các thủ tục giấy tờ; bốn là các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ; năm là nhà nước phải có chính sách cho các nhà đầu tư khởi nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm của phẩn nhà nước hay xã hội mà còn là đến từ chính những doanh nghiệp trẻ bởi hơn ai hết họ phải cho người khác thấy rằng mình thực sự có khả năng.
Một trong những yếu tố khiến cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, trở nên hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước là nhờ sự tích cực của các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, vườn ươm startup. Đây là các đơn vị không chỉ chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ và đào tạo các startup phát triển từ giai đoạn đầu mà còn là nền tảng hiệu quả kết nối các doanh nhân khởi nghiệp non trẻ với nhà đầu tư tài chính.
Có một hiện trạng khá đáng buồn là startup tại Việt Nam hiện nay “chỉ biết làm, không biết nói”. Tức là họ chỉ biết cắm cúi làm để cho ra sản phẩm mà không biết cách giới thiệu sản phẩm ra thị trường như thế nào, thiếu kế hoạch do đó khả năng thành công không cao. Mà khi sản phẩm, dịch vụ không được đón nhận và sử dụng thì đồng nghĩa với thất bại. Do đó mình ủng hộ giải pháp là sử dụng số tiền dư giả đó để đầu tư cho khâu quảng cáo, quảng bá.
Đồng cảm với tác giả bài viết khi cho rằng chính câu nói của Steve Jobs về đam mê trong công việc sẽ là động lực thúc đẩy nó phát triển hơn. Có nhiều người với những ý tưởng vô cùng sáng tạo và đầy hứa hẹn nhưng chẳng thể nào có thể có được thành công. Bởi lẽ họ chưa thực sự tìm được đam mê hay nói cách khác là có sự bất tương đồng giữa đam mê và ý tưởng họ theo đuổi. Và rồi chuyện gì đến cũng sẽ phải đến, chính những thử thách cam go trên thương trường sẽ đào mộ trôn sâu chính nhữ ý tưởng đó.
Đam mê chính là thứ để hình thành những ý tưởng khởi nghiệp, và chính nó cũng là kim chỉ nam định hướng cho từng đường đi, nước bước của người chủ doanh nghiệp. Thế nhưng vấn đề cần đặc biệt quan tâm ở đây chính là làm cách nào để truyền lửa đam mê cho những con người cùng đồng hành với mình trên suốt chặng đường lập nghiệp. Bởi lẽ đam mê hay hoài bão thành công chính là động lực hàng đầu để thúc đẩy con người ta không ngừng cố gắng, nỗ lực để cống hiến từng ngày từng giờ.
Với bản thân mình, người đã từng thử tự lập nghiệp thì vốn là dấu hỏi lớn không chỉ cho các Startup mà còn với bất cứ đối tượng nào trong nền kinh tế, từ công ty nhỏ tới tập đoàn lớn, không bao giờ có khái niệm đủ hay thừa vốn cả. Tìm kiếm nguồn vốn là vô cùng khó khăn nhưng việc sử dụng nó ra sao cũng là không hề đơn giản. Nhất là khi mỗi ngày đều có hàng loạt những ý tưởng khởi nghiệp mới được hình thành và ra đời, do đó mà những Startup bị cạnh tranh ngay kể từ khi vẫn là ý tưởng.
Có nhiều người thường cho rằng các quỹ đầu tư có cái nhìn eo hẹp thiếu sự tin tưởng thoả đáng với những ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng công bằng mà nói thì nếu đầu tư cho các dự án chưa có người mua, phải rất lâu mới thu được lợi nhuận, rút vốn khó và phải liên tục đầu tư nên rất ít quỹ muốn đầu tư. Đó là thách thức. Bên cạnh đó, các dự án startup còn gặp khó khăn chung là thiếu vốn phát triển, thiếu kỹ năng, kiến thức về tất cả các lĩnh vực, ý tưởng cũng chưa xuất sắc như những người đi trước nên tỷ lệ thành công thấp.