Định hướng nghề nghiệp,chọn con tim hay là nghe lý trí

Đánh Giá Khách Hàng

Trong cuộc đời mỗi người, đều sẽ từng tồn tại một vài quyết định hệ trọng mà từ đó sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Điều này đặc biệt đúng với việc định hướng nghề nghiệp. Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, công việc hay đơn giản là lựa chọn gắn bó bản thân với một màu áo đồng phục công ty nào đó. Tất thảy đều có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, sâu đậm với cả hiện tại và tương lai sau này.

>> Hãy khởi nghiệp ngay lúc này hoặc mãi mãi không bao giờ

>> Với 5 triệu đồng thì người chủ Startup nên làm gì?

Định hướng nghề nghiệp là chuyện khi còn trẻ

Với rất nhiều người thì định hướng nghề nghiệp là một chuyện cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, rõ ràng là nhận định này không hề sai một chút nào. Thậm chí có nhiều gia đình mà các bậc làm cha làm mẹ đặt ra vấn đề định hướng nghề nghiệp, lựa chọn tương lai cho con cái mình kể từ khi còn rất nhỏ.

dinh-huong-nghe-nghiep-tre
Nhiều người thường cho rằng định hướng nghề nghiệp là chỉ thực hiện được khi ta còn trẻ.

Thế nhưng nếu nói rằng định hướng nghề nghiệp là chuyện chỉ dành riêng cho giới trẻ hay cần phải thực hiện và hoàn thiện ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì là hoàn toàn sai. Bởi lẽ, không phải ai cũng có thể sớm nắm bắt được bản thân và đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất ngay khi còn trẻ.

Lý do là khi ta còn trẻ, kinh nghiệm và vốn sống vẫn còn quá non nớt, thực sự là mỏng manh giữa sóng gió cuộc đời. Tuổi trẻ dồi dào năng lượng, mạnh mẽ trong suy nghĩ và có khát khao vươn lên, thế nhưng mặt trái của nó là sự hiếu thắng và thiếu chín chắn, bền bỉ. Mặt khác thì đôi khi những thứ như đam mê, khát khao hay khả năng tiềm tàng lại chỉ được bộc lộ khi được đặt đúng hoàn cảnh, tác động đủ mạnh, đủ sâu.

Bằng chứng là hàng loạt vĩ nhân của kinh tế thế giới, những vỉ tỷ phú hàng đầu trên thế giới khởi nghiệp khi không còn trẻ. Phải kể đến Sam Walton, người sáng lập ra chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart khi đã bước qua tuổi 44. Henry Ford khởi nghiệp khi 45 tuổi, và sau 110 năm, đế chế Ford của ông vẫn đang là một trong những thương hiệu xe hơi thành công nhất. Hay rõ nét nhất chính là Jeff Bezor – Người giàu nhất hành tinh hiện nay lập nghiệp ở tuổi 30 với Amazon.

dinh-huong-nghe-nghiep-bezos
Jeff Bezos, tỷ phú đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ USD chỉ khởi nghiệp khi đã ngoài 30.

Từ đó có thể nhận ra rằng không hề có tồn tại một giới hạn tuổi tác nào cho việc định hướng nghề nghiệp. Bạn có thể lựa chọn công việc khi mới đôi mươi hoặc đợi thêm 20 năm sau để bắt đầu khởi nghiệp. Dù sớm hay muộn nhưng nếu đó là một định hướng nghề nghiệp đúng đắn thì thành công vẫn là điều tất yếu.

Sai lầm cố hữu khi định hướng nghề nghiệp

Nói rằng định hướng nghề nghiệp là chuyện của cá nhân mỗi người, nói nhân cách hoá một chút thì nó là quyền tự do của mỗi người. Thế nhưng trong quá trình lựa chọn và đưa ra quyết định lại có cả “bộ sưu tập” những yếu tố khác tác động trực tiếp đến nó. Có thể những tác động này mang tính tích cực, nhưng đôi khi chính sự tích cực ấy lại hướng quyết định của bạn sẽ đi sai hướng.

Chọn nghề nghiệp theo áp đặt, ý muốn của người khác: Phổ biến nhất là việc bố, mẹ, người thân trực tiếp định hướng, áp đặt sự phát triển của con, em mình theo con đường họ đã mở ra. Ví dụ như hướng theo việc tiếp nối công việc gia đình, tham gia vào cơ quan, lĩnh vực người thân đang công tác, có tiếng nói. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng từ sự cả nể bạn bè, đội nhóm hay thậm chí là từ người yêu. Với cách định hướng nghề nghiệp này thì có thể nói là một giải pháp an toàn nhưng nếu không có sự phù hợp thì chẳng thể có ai lo toan được cho bạn cả đời cả.

dinh-huong-nghe-nghiep-gia-dinh
Sự hậu thuẫn, tạo điều kiện phát triển của gia đình là môi trường cực tốt cho bất cứ ai. Thế nhưng đôi khi nó cũng là điểm trừ cực lớn khi định hướng nghề nghiệp.

Chọn việc theo xu hướng số đông: Bạn đã bao giờ nghe tới chuyện chỉ có vào Nhà nước mới ấm êm được, hay là khoác lên những bộ đồng phục công ty của những doanh nghiệp truyền thông, tài chính ngân hàng hoặc bay bổng hơn với ngành hàng không thì mới “giàu” được. Không phủ nhận được là những ngành này luôn cực HOT nhưng để có thể thành danh thì vô cùng gian nan, thậm chí quy luật đào thải hoàn toàn có thể đẩy bạn về vạch xuất phát sau một thời gian dài.

Chọn nghề thiếu thực tế: Đây là cách lựa chọn thể hiện rõ sự non nớt về kinh nghiệm và sự va chạm xã hội. Không có ý phủ định hay tiêu cực nhưng có nhiều người thực sự quá nóng vội để rồi nghe theo con tim, lựa chọn những công việc nhiều đam mê nhưng lại thiếu sự thực tế. Dù có thế nào thì bạn vẫn cần phải nhớ rằng đi làm để kiếm tiền, để mưu sinh. Do đó cần cân nhắc tới các điều kiện liên quan tới việc định hướng nghề nghiệp như khả năng kinh tế, điều kiện bản thân và gia đình.

dinh-huong-nghe-nghiep-boi-toan
Chưa rõ rằng sự linh nghiệm hay tác dụng của việc chọn lựa nghề nghiệp từ ảnh hưởng yếu tố tâm linh ra sao. Nhưng chắc chắn nó sẽ lầ một nguyên nhân hao tiền, tốn của.

Chọn nghề nghiệp dựa trên tâm linh: Văn hoá Phương Đông dù đã có nhiều sự tiên tiến, phát triển, hiện đại hoá nhưng vẫn còn đó một trong những vấn nạn là sự mê tín. Có một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội mà khi đứng trước bất cứ một vấn đề nào trong cuộc sống họ cũng tìm đến giải pháp là những nghi lễ tâm linh, thần bí. Linh nghiệm ra sao thì chưa rõ, nhưng trực tiếp bạn sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý và hao tiền tốn của,

Chọn nghề không theo bất cứ tiêu chí nào: Thể hiện một sự vô tâm với chính bản thân và tương lai của chính mình. Và thường thì nó được khoác cho một cái mác là “thử thách, tìm hiểu, học hỏi”, nghe rất sang nhưng trên thực tế chỉ là để nguỵ biện mà thôi. Nó xảy ra với những ai đang quá hoang mang khi chưa tìm được việc hoặc kẻ tới đường cùng, bơ vơ, lạc lõng.

Cách xác định định hướng nghề nghiệp

Để có thể lựa chọn một lối đi đúng, một định hướng nghề nghiệp chính xác và phù hợp sẽ rất khó khăn và cần sự đầu tư cả công sức, thời gian cũng như tiền bạc, vật chất. Và đương nhiên cũng cần một chút may mắn để tô điểm cho thành công ấy. Dưới đây sẽ là những yếu tố mà bạn có thể tham khảo để xây dựng lên cách lựa chọn và định hướng nghề nghiệp chính xác nhất cho bản thân mình:

>>> Bài viết liên quan: In áo đồng phục công ty hà nội

Tìm hiểu về công việc, ngành nghề

Muốn một định hướng nghề nghiệp chính xác hay muốn sự lựa chọn gắn bó với một chiếc áo đồng phục công ty là đúng đắn thì điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu, nhận thức về công việc, nghề nghiệp ấy. Hãy tranh thủ bổ sung những thông tin, kiến thức ấy mọi lúc, mọi nơi, từ mọi nguồn. Đó có thể là từ báo chí, mạng xã hội, tin tuyển dụng hay đơn giản là tham khảo ý kiến của những người xung quanh mình. Nhưng không phải bất cứ luồng thông tin nào cũng là chính xác, song song với việc tìm tiếp, tiếp nhận thông tin thì cần có đối sánh, tìm ra những điều đúng đắn nhất.

dinh-huong-nghe-nghiep-tim-hieu
Tìm hiểu thông tin về công việc, lĩnh vực mà mình có ý định theo đuổi là một phần quan trọng khi xác định định hướng nghề nghiệp.

Hãy xác định đúng, đủ bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Lĩnh vực và ngành nghề ấy là gì? Vai trò của nó trong xã hội?
  • Chuyên môn công việc, nội dung và tính chất của từng mảng trong công việc ấy?
  • Đòi hỏi về điều kiện của người tham gia công việc ấy: Chỉ định y khoa, điều kiện sức khoẻ, bằng cấp, kỹ năng…
  • Thu nhập, khả năng thăng tiến trong công việc. Số lượng những đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực ấy?
  • Sự cạnh tranh vị trí, nguồn nhân sự, lao động.

Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm một số yếu tố như chế độ, điều kiện lao động, công cụ, dụng cụ làm việc, thời gian làm việc hay bệnh lý nghề nghiệp liên quan tới nó. Từ tất cả những câu trả lời trên, tự khắc bạn sẽ xây dựng được cảm tình hay dập tắt cái suy nghĩ định hướng nghề nghiệp ấy.

>> Xem thêm: Khám phá đặc trưng ngành nghề qua trang phục nhân viên

Nghiên cứu bản thân, tìm hiểu, đánh giá khả năng của chính mình

Ý nghĩa của công việc này chính là để xác định được những điểm mạnh hay khuyết điểm của bản thân. Bởi mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực, mỗi công việc lại đòi hỏi ở người làm nó những phẩm chất, đặc điểm riêng biệt. Và khi ở vị trí lựa chọn, định hướng nghề nghiệp, quyết định tương lai thì bạn phải hiểu được rằng bản thân mình có được nhưng phẩm chất hay đáp ứng điều kiện công việc hay không?

dinh-huong-nghe-nghiep-tim-hieu-ban-than
Khám phá bản thân để tìm ra sở thích, nhu cầu và khả năng tiềm ẩn của mình. Từ đó sẽ có cơ sở căn bản trong việc lựa chọn công việc.

Để xác định được yếu tố này thì bạn có thể thực hiện các bài Test về IQ, CQ hay EQ ứng với nhưng ngành nghề trong xã hội. Nhưng con số kết quả ấy sẽ là con số biết nói, biết chứng minh tài năng, phẩm chất và năng lực cá nhân của bạn. Để những bài kiểm tra này thực sự có giá trị thì nó nên được thực hiện một cách nghiêm túc, có chuẩn bị, và có những áp lực tương ứng như trong thực tế.

Trong nghiên cứu bản thân còn có phần đánh giá về sở thích thói quen hay sự đam mê của riêng mình sẽ dành cho công việc nào, lối sống như nào? Vì trong cuộc sống, bất kể bạn làm gì thì nếu không có một chút đâm mê hay yêu thích nào thì gần như cũng sẽ chẳng thể gắn bó lâu dài, càng không có hứng cảm hay sự đầu tư, hi sinh cho công việc.

Lựa chọn và kiên định với lựa chọn đó

Bắt đầu một công việc mới luôn khó khăn, đặc biệt là với những ai mới chỉ bước đầu bước vào đời. Và trong sóng gió cuộc đời người ta thường bị khuất phục hoàn toàn. Điển hình như là những khó khăn thử thách khi không thể giải quyết được thì người ta thường đổ lỗi cho quyết định ban đầu là sai.

dinh-huong-nghe-nghiep-niem-tin
Nếu chàng trai Bill Gate năm xưa không có một niềm tin bất tận với đam mê của mình thì chắc chắn sẽ không có một vĩ nhân như bây giờ.

Thế nhưng nếu tại 2 phần trước bạn đã làm đúng, đã cẩn thận và tính toàn một cách chu toàn thì xin đừng thay đổi quyết định của mình. Bởi nào ai chắc chắn rằng bước thêm một bước nữa sẽ là thiên đường rộng mở hay vực sâu vô vọng. Trong kinh doanh nói riêng hay làm việc nói chung thì muốn có thành công thì luôn cần bước qua những khó khăn. Kiên định, vững chãi và mạnh mẽ sẽ chẳng bao giờ là thừa cả.

Định hướng nghề nghiệp sẽ mãi là một câu chuyện lạ kỳ, nó có thể sẽ mãi nan giải cũng có thể đơn giản đến bất ngờ. Biết đâu chỉ ít lâu nữa, chính bạn sẽ mang những kinh nghiệm về cái duyên với nghề nghiệp, công việc ấy vào thông điệp để khơi gợi cảm hứng cho thế hệ sau.

>> Nhân Viên Bán Hàng, Nghề Cơ Bản Nhưng Đòi Hỏi Siêu Hạng

>> Có Phải Startup Việt Đang Quá Giống Nhau, Quá Dập Khuôn

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

zalo_uf
hotline-thoi-trang-hai-anh
hotline-thoi-trang-hai-anh