Vạch mặt bệnh công sở – kẻ thù của thành công

5/5 - (1 bình chọn)

Với rất nhiều người thì công việc văn phòng được xem là một trong những hướng đi an toàn nhất, thậm chí là ưu tiên hàng đầu trong định hướng nghề nghiệp. Bởi mặc đinh rằng khi mặc những chiếc áo đồng phục công ty và làm việc tại văn phòng được coi là sự nhẹ nhàng, thoải mái, nhàn hạ bậc nhất. Có lẽ những người đó chưa bao giờ biết đến những căn bệnh công sở, nỗi sợ hàng đầu của dân văn phòng.

>> Đã đến lúc phải cho mẫu đồng phục công ty bạn về hưu?

>> Áo đồng phục công ty giá rẻ liệu còn hay đã tuyệt chủng

>> Mở đường quan lộ bằng cách trang điểm nơi công sở

Bệnh công sở là gì?

Bệnh công sở là một khái niệm dùng chung cho các căn bệnh hay chứng bệnh phát sinh tại môi trường công sở mà những người làm việc tại đó có khả năng mắc phải. Có những căn bệnh đơn giản song cũng có những vấn đề thực sự lớn, ảnh hưởng một cách nặng nề.

Đau đầu là “căn bệnh quốc dân”, và hầu như bất cứ dân công sở nào cũng có thể mắc phải.

Bệnh công sở có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ vị trí, bất cứ một lĩnh vực, công việc nào. Và tương tự như đặc điểm chung của bệnh tật rằng nó sẽ luôn tiến triển, thậm chí với tốc độ chóng mặt và gây ra những vấn đề thực sự lớn, nguy hiểm. Để khắc phục cũng là cả một quá trình dài lâu với rất nhiều tốn kém, cả vật chất, thời gian cũng như tinh thần. Do đó mà việc phòng tránh luôn được xem là ưu tiên hàng đầu, hay chí ít là phát hiện sớm nhằm đơn giản hoá, tăng hiệu quả điều trị.

Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của bệnh công sở

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân hình thành của bệnh công sở thì hãy cùng nhắc lại một chút về đặc điểm của công việc công sở. Trong đó điển hình nhất chính là việc làm việc cố định một chỗ cùng với máy vi tính trong một khoảng thời gian dài. Chính nó dẫn tới những vấn đề như gia tăng sự căng thẳng, hạn chế vận động, ngồi sai tư thế. Ngoài ra thì hầu hết văn phòng công ty, doanh nghiệp thường chung đặc điểm là sử dụng thường xuyên máy lạnh, điều hoà nhiệt độ.

Từ đó có thể chỉ ra những nguyên nhân đã góp phần hình thành bệnh công sở như sau:

Việc làm việc trong thời gian dài, cố định, ít vận động khiến các vấn đề về cơ bắp, xương khớp dễ dàng hình thành và phát triển. Thậm chí nó sẽ nghiêm trọng với những người chót mắc sai lầm trong tư thế, vị trí ngồi. Tuy ảnh hưởng ban đầu của nó sẽ không quá nặng nề, phức tạp nhưng về lâu về dài thì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc của những ai mắc phải.

benh-cong-so-vai-pho-bienbenh-cong-so-vai-pho-bien
Tư thế ngôi sai dẫn tới tình trạng bị đau vai gáy, để lâu nó sẽ biến tướng thành những vấn đề xương khớp rõ nét hơn, có thể dẫn tới tàn phế.

Việc tập trung cao độ trước màn hình máy tính là đòi hỏi của công việc văn phòng trong thời đại mới, thế nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi dẫn tới việc suy giảm thị lực, hay các bệnh lý liên quan đến não bộ.

Ăn uống ở văn phòng công ty thường không được đảm bảo một cách tuyệt đối, và khi hiện tường đó kéo dài thì những bệnh lý về đường tiêu hoá có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào.

Những bệnh công sở có liên quan tới hô hấp là một vấn đề nan giải. Trên thực tế thì việc bố trí nhân viên, việc sử dụng máy lạnh hay độ thoáng của môi trường chính là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Và càng nguy hiểm khi nó hoàn toàn có thể lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng cho toàn bộ tập thể nhân viên.

benh-cong-so-ap-luc-cong-viec
Áp lực trong công việc là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng xuất hiện bệnh công sở.

Những nhóm bệnh công sở thường gặp nhất

Càng ngày thì mối lo ngại về những bệnh công sở lại càng tăng cao. Việc sức khoẻ, độ thoải mái không được đảm bảo không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chính những nhân viên văn phòng mà nó còn làm hao hụt năng suất lao động, trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị phát triển của cả tập thể. Dưới đây là những nhóm bệnh mà bạn có khả năng mắc phải nhất khi làm việc tại văn phòng:

Bệnh lý về xương khớp

Khi nói về nguyên nhân của của nhóm bệnh lý công sở liên quan tới xương khớp này thì là tổng hợp của những yếu tố như ngồi làm việc cố định trong thời gian dài, thiếu vận động, chế độ ăn uống không bổ sung canxi và làm việc trong phòng, không tiếp xúc và hấp thụ được với ánh nắng mặt trời, trong đó không hấp thụ được vitamin D.

Đây là một nhóm bệnh công sở mà triệu chứng của nó là dễ dàng nhận thấy nhất. Nó có thể bắt đầu từ những triệu chứng nhẹ nhàng nhất như mỏi cổ, đau lưng, tê mỏi tay chân vai gáy. Chính vì nó dễ dàng nhận thấy và phổ biến như vậy nên nhiều người thường bỏ qua nó mà chẳng hề chú ý.

benh-cong-so-vai-gay
Những căn bệnh về xương khớp có biểu hiện không quá gay gắt và thường bị dân công sở bỏ qua.

Tuy vậy nhưng bỏ qua những triệu chứng cơ bản này là một trong những sự lựa chọn cực sai lầm. Bởi vì không hề có sự thuyên giảm hay tan biến nào nếu những vấn đề này không được giải quyết một cách triệt để. Và về lâu về dài thì những bệnh công sở này sẽ phát triển một cách âm thầm, và đến khi bộc phát thì ảnh hưởng, tác hại và di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên hết sức khó khăn.

Những bệnh phổ biến như thấp khớp, viêm vai gáy, thoát vị đĩa đệm hay thoái hoá xương khớp. Nếu không chữa trị dứt điểm thì sẽ ngày càng phát triển và cản trở cuộc sống, công việc. Chính những đau đớn này sẽ làm cho việc vận động trở nên bất thường, hay xa hơn có thể tàn phế, mất khả năng vận động.

>>> Bài viết liên quan: Địa chỉ làm đồng phục công ty tại hải dương

Nhóm bệnh về tiêu hoá

Phổ biến nhất trong bệnh lý đường tiêu hoá trong nhóm bệnh công sở chính là đau dạ dày. Việc ăn uống thất thường, chóng vánh và không đảm bảo khiến nó trở thành vấn nạn mà hầu như ai cũng có thể mắc phải. Đó là chưa nhắc tới ảnh hưởng từ áp lực công việc, hay những vấn đề tâm lý khác cũng có thể khiến bệnh lý này nảy sinh. Đau dạ dày ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hoá, hấp thụ dĩnh dưỡng của cơ thể. Về lâu về dài nó có thể phát sinh ra nguy cơ các bệnh mãn tính về tiêu hoá, dạ dạy. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người mắc phải nó.

benh-cong-so-dau-bung
Cách ăn uống không khoa học, không điều độ dẫn tới sự phát triển của những chứng bệnh về tiêu hoá.

So với đau dạ dày thì căn bệnh công sở này kém phổ biến hơn, nó cũng không có khả năng gây nguy hiểm đến sinh mạng người mắc phải. Thế nhưng nếu nói về sự khó chịu khi mắc phải thì xem chừng TRĨ là số 2 thì chẳng bệnh nào dám nhận số 1. Nguyên nhân thì có cả phần của việc suy nghĩ quá nhiều, ăn uống không điều độ, không khoa học và cả lý do ngồi cố định quá lâu. Chẳng lạ lẫm gì khi có quá nhiều dân công sở bị dính chứng bệnh công sở này.

benh-cong-so-dau-da-day
Không chỉ đem lại cải giác đau đớn trong thời gian dài mà bệnh tiêu hoá còn là cả trở về hấp thụ dinh dưỡng, giảm sức khoẻ, giảm luôn cả năng suất lao động.

Nhóm bệnh hô hấp

Lầm việc liên tục trong môi trường máy lạnh tuy rằng đem lại một sự mát mẻ, thoải mái, khô thoáng cho cơ thể, thậm chí nó còn được coi là một trong những môi trường lý tưởng mà nhiều hằng ao ước. Vậy nhưng nó cũng không hẳn là hoàn toàn tốt, bởi lẽ chính môi trường được coi là tuyệt vời này cũng cực chất lượng do những căn bệnh về đường hô hấp xuất hiện và phát triển.

Với điều kiên khí hậu, thời tiết ở Việt Nam thì sự chênh lệch giữa trong văn phòng công ty và bên ngoài là không hề nhỏ, và đôi lúc nó vượt quá khả năng chịu đựng của con người. Và hàng loạt bệnh lý như cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và dưới cũng như các bệnh về xoang, phổi, khí quản.

benh-cong-so-ho-hap
Nếu nói những căn bệnh hô hấp là không hề nguy hiểm thì bạn đã nhầm hoàn toàn rồi đấy.

Đành rằng là những căn bệnh này không thể gây tác hại quá sâu nặng về mặt sức khoẻ, nhưng nó là điều kiện quá mức thuận lợi cho các bệnh lý khác nảy sinh. Cụ thể hơn là việc hệ miễn dịch bị hạ xuống mức cực thấp thì các loại vị khuẩn, vi rút rất dễ có thể đưa những bệnh lý nguy hiểm khác tới với tập thể nhân viên công sở. Nói tập thể bởi lẽ các bệnh công sở đường hô hấp có khả năng lan quá nhanh, quá mạng và vô cùng khó kiểm soát được.

>> Xem thêm: Nhân viên bán hàng, nghề cơ bản nhưng đòi hỏi siêu hạng

Nhóm bệnh mãn tính khác

Theo bạn thì vấn đề nào thường bị để ý nhiều nhất khi nhắc tới công sở, bất kể lứa tuổi nào, bất kể giới tính hay vị trí, chức vụ. Đó là béo, chính xác là béo phì. Đó là không chỉ là một trạng thái cơ thể tăng cân, tăng tỷ lệ mỡ một cách bất thường mà nó còn là dấu hiệu chuẩn bị cho hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan tới bệnh công sở.

Đó là tiểu đường, các bệnh lý về huyết áp, tim mạch. Chúng đều ít nhiều có thể ảnh hưởng rõ ràng tới sức khoẻ, điều kiện sống hay xa hơn là có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng với các biến chứng như đột quỵ, suy tim hay tai biến. Nguyên nhân của nó đến từ những thứ tưởng như vô hại như ngồi làm trong trong thời gian dài, hạn chế vận động hay không phân bố cân bằng năng lượng trong các bữa ăn.

bệnh công sở
Ngày xưa thì to bụng là tướng làm quan, ngày nay to bụng là khổ sở mà thôi.

Không kể đến những vấn đề cao xa như vậy, chỉ nói nhanh tới việc tăng cân sẽ ảnh hưởng tới vận động, hay trực tiếp nhất là ảnh hưởng đến hình ảnh, ngoại hình của chính người mắc phải. Và chính nó sẽ làm bạn mất đi sự tự chủ, tự tin trong công việc và cuộc sống. Sự tự tin mất đi cũng là lúc mà kết quả làm việc sẽ dần giảm sút, thậm chí là cản trở đường công danh sự nghiệp của người đó.

Cách xử lý vấn đề bệnh công sở

Ở đây xin phép không nhắc tới vấn đề về cách chữa trị hay khắc phục khi đã mắc phải những căn bệnh công sở nói trên. Thứ nhất do tác giả bài viết cũng không có đủ kiến thức y khoa và trị liệu để có thể nói về điều đó, thứ 2 là khuôn khổ bài viết cũng có hạn, chẳng thể nào lan man vẽ trăng vẽ sao được. Thay vào đó sẽ là cách phòng ngừa khả năng mắc phải những căn bệnh công sở nói trên.

Để phòng chống những căn bệnh công sở sẽ là cả một quá trì dài với nhiều cố gắng, nỗ lực không chỉ trong ngày 1 ngày 2. Mà nó sẽ cần được duy trì ngay từ ngày đầu tiên và sẽ cần duy trì cho tới tận những ngày cuối cùng của sự nghiệp:

  • Xây dựng môi trường công sở, nơi làm việc với những điều kiện trong lành, phù hợp nhất với đại đa số nhân viên trong công ty. Bố trí lịch làm việc hợp lý tránh dồn ép công việc hay tạo áp lực lớn lên một cá nhân trong thời gian dài. Có thể đạt được điều đó thông qua cách đơn giản nhất là sử dụng những bộ đồng phục công ty chất lượng cao.
benh-cong-so-tap-the-duc
Tập thể dục ở văn phòng mà một xu thế được nhiều công ty, doanh nghiệp khuyến khích và áp dụng triệt để.
  • Tạo dựng lối sống văn hoá, khoa học. Hạn chế làm việc cố định vị trí trong thời gian dài. Có thể lồng ghép các khoảng thời gian ngắn cho việc vận động, nghỉ ngơi. Việc này không phải là bạn tự vứt đi thời gian làm việc mà nó là cách để bạn tự F5 bản thân để tăng năng suất công việc.
  • Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao sau giờ làm việc, nó vừa giúp nâng cao sức khoẻ cũng vừa giúp giải toả tinh thần, thư giãn sau những giờ phút lao động vất vả. Cùng với đó là hạn chế những thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá.
  • Ăn uống một cách điều độ và khoa học, cân bằng dinh dưỡng giữa các bữa ăn trong ngày. Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, quá cay nóng.

Trên đây là bức tranh toàn cảnh về bệnh công sở, hi vọng những độc giả của Tin tức Hải Anh sẽ không đón nhận bài viết này với vị thế “từng trải”. Chúc các bạn có thật nhiều sức khoẻ để vươn tới những thành công trong công việc và cuộc sống. Xin chào và hẹn gặp lại!

>> 1000 Cách Kiểm Tra Chất Lượng Quần Áo Khi Đi Mua Sắm

>> Những Trang Phục Không Nên Mặc Khi Đi Phỏng Vấn Xin Việc

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

40 thoughts on “Vạch mặt bệnh công sở – kẻ thù của thành công

  1. Đỗ Văn Minh says:

    Trực nhật hay dọn vệ sinh văn phòng là một điều không mấy lạ lùng, thế nhưng nếu để mà nói rằng biện pháp này thực sự có kết quả hay không thì cần xem xét lại. Bởi thành thực mà nói thì dọn vệ sinh văn phòng thường được làm rất qua loa, đại khái. Và càng những chỗ có nguy cơ ẩn chưa mầm bệnh cao thì lại bỏ qua. Tiêu biểu nhất chính là bàn phím, con chuột hay các thiết bị gia dụng như điều hoà, đèn điện, quạt máy thì lại chẳng mấy ai để ý vệ sinh định kỳ.

  2. Đỗ Thuỳ Linh says:

    Nhắc tới việc tập thể dục giữa giờ trong văn phòng thì mình lại nghĩ ngay tới thủa thơ ấu, khi mà cứ giữa buổi là cả trường được đôn đốc ra giữa sân trường tập thể dục. Ban đầu khi mới làm quen với nét văn hoá doanh nghiệp ấy thì mình cũng không thực sự quen lắm. Thế nhưng dần dần thấy khá là thú vị, thậm chí có thể coi là một cách hay để làm mới cảm hứng làm việc. Bên cạnh đó thì nó cũng tốt cho sức khoẻ của bản thân mình nữa.

  3. Lê Huyền says:

    Mình thấy cái bệnh lý phổ biến nhất với dân công sở chính là suy giảm thị lực, mà nguyên nhân chính ở đây chính là việc do phải làm việc trước màn hình máy tính trong một thời gian dài, cùng với đó là việc đọc, ghi chép tài liệu trong điều kiện thiếu sáng. Bổ sung thêm việc sử dụng điện thoại thông minh mọi lúc mọi nơi cùng với thiếu ngủ đã bào mòn khả năng thị lực của những nhân viên văn phòng. Và đương nhiên là những bệnh như cận thị, loạn thị sẽ đến sớm thôi.

  4. Nguyễn Hữu Tùng says:

    Một ngày bạn sẽ chạm vào mắt, mặt mình bao nhiêu lần. Chắc chắn đó sẽ là một con số không hề nhỏ. Điều này là thói quen gần như không thể loại bỏ với bất cứ ai. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng trên mặt tập trung rất nhiều bộ phận có sự nhạy cảm cao như mắt, mũi, miệng. Và sẽ cực phức tạp nếu để những bộ phận này bị tấn công bởi mầm bệnh. Do đó hãy tập cái thói quen “tránh xa” khuôn mặt khi làm việc hay ít nhất là cho tới khi vệ sinh sạch sẽ được đôi tay mình.

  5. Hoàng Thu says:

    Bệnh về đường tiêu hoá thường diễn ra với bất cứ ai, nhiều người dù biết rõ về vấn đề ấy nhưng lại không hề có một sự phản ứng quyết liệt nào với nó cả. Thay vì tìm cách chữa trị dứt điểm ngay từ khi nó còn là những triệu chứng cơ bản thì họ lại bỏ qua, để cho bệnh tự do phát triển không kìm hãm. Và tới khi nó thực sự trở thành một vấn nạn mãn tính thì việc chữa trị lại trở nên gian nan, phức tạp hơn rất rất nhiều.

  6. Hoàng Minh says:

    Với giới dân công sở thì hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

  7. Ngọc Luân says:

    Nhiều nhân viên văn phòng, tuy học thức cao nhưng cái khả năng tư duy, suy nghĩ lại vô cùng kém cỏi ý. Cái điều phổ biến nhất đó là việc sử dụng các thiết bị dùng chung mà không giữ vệ sinh sạch sẽ. Chính việc đó sẽ mang lại những tác hại như làm cho những thiết bị này trở thành ổ tập trung mầm bệnh. Và khi người khác sử dụng chính những thiết bị ấy thì vô tình họ sẽ bị lây nhiễm, ánh hưởng. Và hầu như rất ít người có thói quen rửa tay trước và sau khi sử dụng các thiết bị trong văn phòng.

  8. Nguyễn Hồng Duyên says:

    Sở thích khó lòng bỏ qua của dân công sở là đồ ăn vặt, mà chính ăn đồ ăn vặt có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn. Hầu hết dân công sở đều thích vừa làm việc vừa thưởng thức những đồ ăn nhẹ và thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian và điều này dẫn đến tăng cân. Để tránh bị béo bụng, hãy ăn những thực phẩm có lượng calo thấp. Cùng với đó là việc tăng cường các hoạt động thể thao, vận động để giảm sự tích luỹ mỡ thừa trong cơ thể.

  9. Hà Kiều Ly says:

    Áp lực công việc văn phòng là điều không còn xa lạ, thế nhưng nếu nói tới việc mất trí nhớ hay giảm trí nhớ ngắn hạn thì lại không nhiều người nghe qua. Thế nhưng trong cuộc sống, công việc thường nhật thì số ngừoi mắc phải bệnh lý này lại không hề ít. Nguyên nhân cơ bản là do phải tiếp nhận quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn, mặt khác là việc ăn uống thiếu điều độ dẫn tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém dần, từ đó mà trí nhớ cũng có sự giảm sút rõ rệt.

  10. Lê Anh Khoa says:

    Không chỉ hội chứng ống cổ tay mà là hầu hết các bệnh lý về xương khớp của dân công sở là bắt nguồn từ việc có cơ sở vật chất bàn-ghế làm việc không phù hợp với thể hình, điều kiện chuẩn. Chình việc phải co vặn, gồng cơ trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng co rút cơ, ảnh hưởng tới các khớp xương, lâu dài sẽ khiến những xương khớp này trở nên tê cứng, đau buốt tăng dần theo thời gian.

  11. Nguyễn Danh Huy says:

    Sức khoẻ mỗi người là khác nhau hoàn toàn, vậy nên cũng chẳng có gì là lạ khi mà cùng một môi trường làm việc sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Điển hình nhất là việc bố trí nhiệt độ trong văn phòng. Nhiều người sẽ có xu hướng “mát hoá” nhưng cũng có những người lại e sợ cái lạnh đến tột cùng. Do đó bạn cần phải hiểu được rằng sẽ không thể nào vì sở thích, ý định của cá nhân mình mà quyết định cho cả tập thể được.

  12. Lê Anh Quân says:

    Không thể đổ lỗi tất cả cho điều kiện môi trường làm việc mà chính giới văn phòng cũng nên có ý thức tự bảo vệ giữ gìn sức khỏe cho bản thân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên ngay cả tại nơi làm việc; phân bổ thời gian hợp lý cho công việc, nghỉ ngơi và giải trí; giữ vệ sinh môi trường làm việc sạch sẽ; tránh những thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống bia rượu. Chính xác như câu nói phòng còn hơn chữa.

  13. Nguyễn Minh Thảo says:

    Trong cách ngồi làm việc dù ở nhà, ở văn phòng hay cả khi ở bên ngoài thì cũng cần chú ý đến vị trí, thao tác ngồi. Ghế phải hơi dốc về đằng trước để đầu gối được ở đúng vị trí; giữ lưng thẳng hoặc hơi ngả về phía trước bắt đầu từ hông và luôn giữ được độ hơi cong tự nhiên của phần lưng dưới. Màn hình máy tính nên ngang bằng hoặc thấp hơn tầm mắt một chút, từ đó, những ngón tay có thể cong nhẹ hoặc duỗi ra mà không cần phải vặn cổ tay. Bàn phím máy tính cũng chỉ nên đặt thẳng hoặc ngang bằng với khửu tay.

  14. Minh Tiến says:

    Nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đã ý thức rất rõ được rằng thay vì phải lãng phí tiền bạc, thời gian cho việc nhân viên của mình có thể phải dành để thăm khám, chữa trị thì họ sẽ đặt nhân viên vào những quy định rõ ràng về sự văn minh, khoa học trong lối sống công sở. Cụ thể là sẽ có những khoảng thời gian quy định về việc nghỉ ngơi, thư giãn. Thậm chí với nhiều công ty, doanh nghiệp thì thay vì để nhân viên ì lại thì họ quy định nghiêm ngặt về việc thực hiện một vài bài thể dục đơn giản giữa giờ.

  15. Nguyễn Tiến Dũng says:

    Chưa nhiều công ty, doanh nghiệp Việt Nam. có nhận thức rõ ràng về việc tổ chức các đợt khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên của mình. Việc này đương nhiên sẽ có một sự tốn kém nhất định, thế nhưng nếu tinh ý một chút có thể thấy rằng sự tốn kém đó chẳng là gì nếu so với sự tốn kém, thất thoát do nhân viên không thể có đủ điều kiện sức khoẻ để hoàn thành công việc hay cả là việc bù đắp thiếu hụt nhân sự từ nguyên nhân kể trên.

  16. Vũ Mạnh Tiến says:

    Hầu như những người thường xuyên làm việc trên máy tính trong một thời gian dài thường bị mỏi mắt, kèm theo là chứng đau lưng, nhức vai và thần kinh căng thẳng. Nguyên nhân do ngồi lâu ở một tư thế, nhìn lâu vào một loại ánh sáng mờ, phải chú ý theo dõi các hàng chữ nhỏ… chứ không phải là do màn hình của máy phát ra những tia có hại như nhiều người vẫn tưởng. Do đó đừng lo sợ một thứ vớ vẩn mà quên mất kẻ thù chính của mình.

  17. Nguyễn Thanh Tuấn says:

    Ai cũng có thể hiểu được rằng chính những nhân viên văn phòng trở thành đối tượng chủ yếu của các căn bệnh thời đại như đau lưng, hội chứng ống cổ tay, khô và mỏi mắt, đau đầu do căng thẳng, béo phì, bệnh tim mạch, viêm họng, mũi và xoang, viêm loét dạ dày, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính hoặc bệnh trĩ..Các bệnh này trên thực tế thì không mấy có sự ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ hay tính mạng của người mắc nó, thế nhưng về lâu về dài thì đây lại là một trong những tác nhân dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm khác.

  18. Nguyễn Hương Lan says:

    Bản thân trong công ty mình cũng có một vài bạn nữ khá trẻ, đương nhiêu đó cũng là những người có sự bắt nhịp cùng với thời trang hàng đầu luôn. Một trong số đó là việc các bạn ấy thường sử dụng một cách phổ biến kính áp tròng màu. Không thể phủ nhận đây là một trong những phụ kiện làm đẹp vô cùng lợi hại, ấy thế nhưng để dùng nó trong công việc hàng ngày thì không được phù hợp cho lắm. Bởi loại kính đó dùng lâu sẽ khó chịu, chưa kể nó cũng không phù hợp với góc nhìn xuống trong thời gian dài.

  19. Văn Ngọc Cường says:

    Theo em thì con người không phải một cái máy, mà kể cả là máy móc thì cũng đâu phải là bền bỉ không hỏng hóc bao giờ đâu. Do đó nên thực sự cần có sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Cũng không hẳn là cứ làm việc chăm chỉ một cách mù quáng là có thể đạt hiệu quả cao. Bởi có nhiều công việc có tính chất đặc biệt mà hay thậm chí có hàm lượng sự sáng tạo, đổi mới và mang nhiều cảm hứng thì càng làm việc trong trạng thái không tốt càng hại nhiều hơn lợi.

  20. Phạm Ngọc Ánh says:

    Với tôi thì cái chứng mất ngủ do làm việc khuya rồi dậy sớm thực sự đáng sợ vô cùng. Có nhiều đồng nghiệp của tôi đã từng già đi cả chục tuổi chỉ sau 1 tháng cày cố. Tôi thấy nhiều người quá là mù quáng nghe theo các khẩu ngữ về công việc mà sau đó tôn thờ sự chăm chỉ một cách thái quá. Nên nhớ sức khoẻ là thứ không phải muốn có là có, muốn tăng là tăng được. Đành rằng đêm nay bạn muốn làm cố để nộp đủ báo cáo, thế nhưng liệu bạn có chắc rằng sáng mai bạn đủ sức để tới công ty hay không? Chứ chưa nói đến chuyện trình bày báo cáo, công việc của mình.

  21. Trần Hùng Cường says:

    Để có thể giảm các tác hại của máy tính đối với sức khỏe, bạn nên thực hiện các biện pháp sau: đặt máy tính xa cửa sổ để mắt không bị chói vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng phản chiếu trên màn hình và luôn giữ cho màn hình thật sạch. Nếu các nét trên màn hình bị mờ, chập, nhảy, nên chữa máy ngay. Độ chếch của màn hình với đường nhìn xuống của mắt vào khoảng từ 10-15 độ so với mặt bàn. Đây là cự ly, góc căn đủ hợp lý để đạt được sự thoải mái với bất cứ ai.

  22. Phước Tứ says:

    Không phải cái gì xa xôi mà chính những đặc trưng công việc như ít vận động, ngồi ở một tư thế trong thời gian dài, tư thế ngồi làm việc chưa đúng, sử dụng máy tính nhiều giờ liền, môi trường máy lạnh, áp lực công việc căng thẳng, không chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn trưa… là những nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý cho dân văn phòng. Môi trườg văn phòng cũng là một trong những môi trường có sự ô nhiễm ở mức độ cao, nhiều thuận lợi cho vi khuẩn, mầm bệnh sinh sôi, phát triển.

  23. Thành Chung says:

    Công việc nào cũng có áp lực, mà áp lực sẽ dẫn tới stress. Sống trong môi trường công sở là chấp nhận cuộc sống chung đụng cùng stress và căng thẳng. Đối với vấn đề này nếu bạn ngoan cố phản kháng bằng việc gồng mình lên để đương đầu thì hầu như là thất bại hoàn toàn. Thay vào đó tại sao không biết áp dụng câu “lạt mềm buộc chặt” cơ chứ. Hãy tự tháo bỏ nút thắt mà bạn đặt ra cho bản thân mình, hãy tự cải thiện tâm lý bằng cách nghỉ ngơi cả thể chất và tâm hồn.

  24. Bùi Anh says:

    Trong danh sách bệnh công sở thì phổ biến nhất không gì khác chính là mỏi cổ, đau lưng, đau khớp, hội chứng vai gáy hoặc hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân do tư thế ngồi, tư thế làm việc không phù hợp. Nhóm bệnh này ban đầu có mức độ nguy hiểm thấp, nhưng gây khó chịu và giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Bệnh lý này để lâu không chưa trị dứt điểm sẽ trở thành bệnh mãn tính và lúc đó thì tác hại sẽ là cực lớn.

  25. Phạm Hoài An says:

    Sao chưa ai nhắc tới bệnh trầm cảm nơi công sở nhỉ, mình thấy đấy mới là sát thủ nguy hiểm nhất. Bởi lẽ hầu như công việc công sở là có tính lặp lại, quy tắc, trình tự. Do đó gần như mỗi ngày bạn đều làm một công việc y hệt ngày hôm qua. Càng đáng sợ hơn nếu giữa tình cảnh đó mà chính bạn là gục ngã do không thể tìm được những sự bổ sung cho mình về động lực hay cảm hứng làm việc. Dần dần chính nó sẽ cô lập bạn lại, mang chứng trầm cảm đến với bạn một cách nào đó mà bạn chẳng hay biết.

  26. Phạm Hằng says:

    Chính những áp lực thời gian và tính chất công việc, hầu hết những người làm văn phòng thường ngồi hàng giờ trước bàn làm việc mà ít chịu đi lại. Ngồi lâu lưng sẽ mỏi, từ đó phát sinh ra những động tác để giảm mỏi lưng mà vẫn không phải đứng lên làm gián đoạn công việc. Thế nhưng chính những động tác này lại vô tính khiến xương khớp bị đặt vào nhưng vị trí, trạng thái “thiếu chuẩn” dẫn tới khi tiếp tục công việc sẽ càng đau mỏi, càng nặng nề hơn.

  27. Hai Lối says:

    Đau mỏi cơ thể hay cụ thể là đau thắt lưng do bệnh lý như người mắc hội chứng đau cơ mạc với triệu chứng đau nhiều lên vai cổ; đau thắt lưng do căng giãn xương cùng chậu gây tǎng nhạy cảm tại chỗ ở vùng lõm của lưng; đau cạnh cột sống do gồm chấn thương của phần diện khớp, cǎng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; thoát vị đĩa đệm. Người bị biến chứng này sẽ khó có thể có được sự thoải mái trong công việc và cuộc sống.

  28. Trung Đức says:

    Khó tiêu hoá là cái bệnh mà tôi sợ nhất. Với lối sống, phong cách làm việc mang đậm tính công nghiệp với việc tối đa hoá tốc độ, năng suất thì việc ăn uống đôi khi bị xem nhẹ. Chưa kể là những mối quan hệ trong cơ quan sẽ mang tới hàng loạt những cuộc vui men say tưởng chừng như bất tận. Bổ sung thêm việc lười uống nước, chất xơ rau củ, hoa quả thì hệ tiêu hoá dần dần sẽ trở nên ì ạch, mỏi mệt. Và đương nhiên khi hệ tiêu hoá không được tốt thì việc tiêu hoá cũng sẽ trở nên vô cùng khó khắn.

  29. Xuân Phúc says:

    Chưa nói đến việc tốn kém như nào, cũng tạm gác qua vấn đề rằng khả năng chữa trị là khoảng bao nhiêu %. Chỉ nói về những sự khó chịu xuyên suốt quá trình sống và làm việc chung với những triệu chứng, bệnh lý đó đã là cả một câu chuyện khó khăn. Không những mang lại những đau đớn, mệt mỏi về mặt cảm nhận, nó còn dẫn tới tình trạng suy kiệt về mặt ý chí, tinh thần. Và khi có những bệnh lý này thì phần lớn mọi người sẽ không còn động lực, cảm hứng làm việc.

  30. Phan Toàn says:

    Căng thẳng thường xuyên, ít vận động hay ngồi sai tư thế trong thời gian dài, sử dụng máy tinh liên tục là một vài nguy cơ dẫn tới những loại bệnh lý đối với dân công sở, văn phòng. Những chứng bệnh này thường không có biểu hiện quá rõ ràng, thường bị xem nhẹ. Nhưng nếu liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới những biến chứng phức tạp hơn. Để chữa trị thì cũng vô cùng tốn kém về cả thời gian cũng như hao tổn về mặt kinh tế, tiền bạc.

  31. Chu Thuỳ Linh says:

    Chuẩn rồi bạn ơi, cái hội chứng ống cổ tay này hầu như dân văn phòng ai cũng mắc phải. Nhẹ nhất là thấy tê mỏi bàn tay, ngón tay, nặng hơn một chút là những vấn đề liên quan tới khó khăn vận động cánh tay, bả vai. Phức tạp và nặng nề nhất chính là việc cảm thấy đau nhức xuyên suốt cánh tay, bàn tay ngay cả khi không vận động. Bệnh lý này về lâu về dài có thể dẫn tới tàn phế, tàn tật khi về già.

  32. Cốc Cốc says:

    Có nhiều người chưa bao giờ nghe tới bệnh lý ống cổ tay, kể cả những người đã và đang bị chứng bệnh này dày vò mỗi ngày. Bởi nhiều người vẫn đánh đồng nó là ê mỏi do vận động nhiều. Đặc điểm của chứng bệnh này là đau và tê cứng ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái, có thể cảm thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Nguyên nhân chính là việc thường xuyên sử dụng một cách quá mức các cơ ở phần bàn tay, cánh tay, bả vai.

  33. Mai Linh says:

    Phải trực tiếp làm việc trong môi trường văn phòng, sống chung với những áp lực kinh khủng của công việc mới có thể hiểu hết nỗi niềm của những người trong môi trường ấy. Và cũng chỉ khi là một dân công sở chính hiệu mới có thể thấu những nỗi đau tưởng chừng bất tận của bệnh công sở. Chữa bệnh công sở là điều gì đó khó khăn và nhiều thử thách, thế nhưng phòng chống nó lại chẳng quá khó khăn, hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất, những điều bình thường nhất.

  34. Lê Hường says:

    Dân công sở nhìn vô thì nghĩ là sang chảnh, quý phái lắm, nhưng chưa hẳn đã vậy, rất nhiều người làm văn phòng đều có thói quen ngồi còng lưng, vẹo lưng sang trái hay sang phải, gác chân phải lên chân trái hay ngược lại khi ngồi… Nếu cứ áp dụng sự “sáng tạo” này trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng và mắc những bệnh về cột sống như gù, vẹo cột sống, đau dọc thần kinh tọa do chèn ép rễ thần kinh hông-khoeo.

  35. Mạnh Tuấn says:

    Trong xã hội hiện nay thì số lượng người bị bệnh trĩ ngày càng nhiều hơn. Nó xuất phát từ yếu tố lười vận động, ngồi quá nhiều hay cả từ việc ăn uống thiếu khoa học, thậm chí cũng có thể từ việc áp lực công việc dẫn tới biến chứng về tiêu hoá. Tất cả chúng làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, nên gia tăng đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng như tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.

  36. Nguyễn Văn Chung says:

    Mình đã từng đọc được ở đâu đó rằng các bác sĩ nhãn khoa có một sự khuyễn cáo rõ ràng là để tăng cường và tối đa hoá thị lực thì việc quan trọng là cần giữ cho đôi mắt được ẩm. Cụ thể là bạn có thể tăng cường chớp mắt để giữ mắt không bị khô, cũng có thể là bổ sung cho mắt độ ẩm bằng cách sử dụng các sản phẩm dược phẩm chăm sóc mắt chuyên dụng. Đặc biệt là với những ai sử dụng kính áp trong thì điều này lại càng cần thiết hơn nữa.

  37. Quế Chi says:

    Việc tập trung vào góc nhìn cố định, sử dụng màn hình máy tính không có cường độ sáng phù hợp sẽ làm suy giảm thị lực, tạo thâm quần, mắt bạn thường xuyên bị khô. Làm việc máy tính liên tục, mắt sẽ khô và chảy nước liên tục. Mắt phải điều tiết liên tục trong thời gian dài nên mới dẫn đến tình trạng trên. Sóng máy tình sẽ làm mắt mỏi, thần kinh căng thẳng, làm việc kém hiệu quả. Nó cũng sẽ có những biến chứng nào, nặng nề nhất là suy giảm thị lực khi về già.

  38. Bún Phú Đô says:

    Ở Việt Nam thì có một nghịch lý là dân văn phòng thường chỉ tập trung tới những vấn đề khác, thay vì tìm hiểu sự thoải mái, tiện nghi cho cơ sở vật chất văn phòng mình. Do đó hãy nên chọn bàn phù hợp với chiều cao của bạn để tránh phải gập người khi làm việc. Ghế ngồi phải vững chắc, có chỗ tựa lưng và bảo đảm chân bạn chạm đất một cách thoải mái. Khi thấy mỏi lưng hãy đứng dậy đi lại và tập một số động tác chống đau mỏi lưng.

  39. Kim Chi says:

    Theo cảm nhận của riêng mình thì cái tác hại lớn nhất của việc làm việc trong phòng máy lạnh lâu chính là việc sốc nhiệt khi ra khỏi môi trường đó. Với những người cơ địa khoẻ thì không mấy nguy hiểm nhưng với những ai có sức khoẻ không được tốt thì đây được coi là một sự chuốc hoạ. Bởi lẽ thay đổi nhiệt độ quá nhanh có thể gây cảm cúm, đau ốm hay thậm chí là các biến chứng phức tạp khác nữa.

  40. Mai Anh says:

    Điều hoà nhiệt độ là một thứ không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp nào, thế nhưng chính thiết bị tăng cường chất lượng cuộc sống này lại là một trong những tác nhân dẫn tới tình trạng mất nước của cơ thể. Đặc biệt là với những thiết bị điều hoà nhiệt độ đời cũ, không có công nghệ bù ẩm. Việc mất nước có thể không cảm nhận rõ rệt, thế nhưng trong thời gian dài thì các biểu hiện như khô da, xơ tóc là hoàn toàn có thể thấy được. Đặc biệt với chị em thì đây được coi là quốc nạn không thể chấp nhận được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *