Các đầurtup Việt có thể khác nhau về tầm vóc, khả năng thành công, lĩnh vực, định hướng, mục tiêu hay đơn giản là khác nhau về thiết kế áo đồng phục công ty mình. Thế nhưng cũng chẳng quá khó để nhận ra rằng giữa các Startup Việt cũng có quá nhiều điểm giống nhau? Vậy đó là điểm tích cực hay dấu hiệu cho ngày tàn đang đến gần hơn.
Người sáng lập Startup Việt có nguồn ý tưởng vô hạn và niềm đam mê bất tận
Một nhà kinh tế học lỗi lạc đã từng tuyên bố rằng: “Đừng bắt đầu bất cứ một công việc nào khi mà chẳng có chút đam mê nào”. Và câu nói trên được kiểm nghiệm và dần trở thành tôn chỉ hành động của không ít người, nó còn đặc biệt đúng với việc khởi đầu một công việc kinh doanh hay thành lập một doanh nghiệp. Hãy nhìn vào những vị tỷ phú, những người lãnh đạo hàng đầu của những tập đoàn hùng mạnh trên thế giới hiện nay. Đế chế, ngai vàng đó có thể bắt đầu bởi những cách khác nhau, như niềm đam mê của người sáng lập dành cho nó là điều chắc chắn phải có.
Mối tương quan giữa sự đam mê và nguồn ý tưởng mà tiêu đề nhắc tới được biểu hiển rõ ràng qua quá trình hình thành Startup. Người sáng lập của hầu hết các Startup thành công nhất, vĩ đại đếu đâu cũng bắt đầu từ việc tìm giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm, đam mê. Bởi chỉ có sự đam mê nhiệt thành mới tạo ra động lực đủ lớn để những ý tưởng tuyệt vời nhất được hình thành.
Huyền thoại của Tập đoàn Apple, thần tượng của biết bao người, Steve Jobs từng nói: “Bạn phải cháy với một ý tưởng, một vấn đề hay một sai lầm nào đó nếu bạn muốn nó đúng. Và nếu bạn không có đủ niềm đam mê kể từ khi bắt đầu thì chẳng thể nào chịu đựng được gánh nặng và thử thách mà nó tạo ra”.
Nếu cho rằng ý tưởng là thứ chỉ cần thiết trong bước đầu khởi động, và đam mê chỉ khi khó khăn buả vây thì có lẽ bạn đã nhầm. Bởi lẽ với một Startup hay một quá trình khởi nghiệp thì gần như chẳng thể nào có sự đúng đắn, hoàn chỉnh ngay từ những giây phút đầu tiên. Nếu bạn có cơ hội được trao đổi với một người chủ Startup Việt thì bạn sẽ hiểu được một điều. Đó là với một Startup thì việc luôn bổ sung, vun đắp và hiện thực hoá những ý tưởng là điều không thể thiếu, mặt khác, trong kinh doanh thì sẽ chẳng khi nào có chữ đủ, chữ thừa “Đam Mê” được.
Có một sự thật tương đối éo le với nhiều Startup Việt, đó là những người làm chủ lại vô tình lãng quên việc truyển tải đam mê, ý nghĩa của những công việc cho nhân viên mình. Do đó mà có một vấn nạn là những Startup Việt thường xuyên bị chảy máu chất xám, hay khốn đốn bởi khuyết thiếu nhân lực. Đừng bao giờ ngừng việc khơi gợi đam mê trong công việc của những người đang cùng mặc chiếc áo đồng phục công ty như bạn, bởi đó sẽ là động lực để họ phấn đấu, cố gắng và phát triển, gắn bó với bạn ngay cả khi bạn không phải là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Coi trọng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là việc mà Startup Việt luôn theo đuổi
Trái đất đã vượt mốc 7,5 tỷ cư dân, một con số đủ lớn để sự lo ngại về trùng lặp trở nên phổ biến hơn. Hoàn toàn có khả năng rằng những ý tưởng mà bạn mới nghĩ ra không phải là một thứ xưa cũ hay đã là một đế chế thành công tại đâu đó trên địa cầu. Chính vì vậy mà nếu không có được một sự đặc biệt, một điểm nhấn nào đó thì hoàn toàn có thể khiến những công lao bấy lâu đổ sông, đổ bể.
Thêm vào đó là việc xã hội đang phát triển theo hướng mở, nhu cầu và hiện thực gắn kết của toàn nhân loại đã là lớn hơn rất nhiều. Bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào từ bất cứ đâu cũng có thể được phân phối tới tận tay khách hàng chỉ bằng dăm ba cú click chuột. Việc độc quyền trên khía cạnh địa lý là điều bất khả thi.
Chính từ những yếu tố này mà trong bất cứ một Startup Việt hay quốc tế nào cũng có một giá trị cần được chú ý. Đó là việc coi trọng và nâng cao chất lượng phục vụ. Không chỉ đơn giản hoá, thân thiện hoá sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng khả năng tiếp cận, tầm ảnh hưởng hay ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, việc coi trọng khách hàng còn là việc đặt khách hàng vào tâm điểm để từ đó sản xuất, phục vụ những thứ họ thực sự cần, thực sự mong muốn.
Có rất nhiều Startup Việt đã thấu hiểu điều đó, họ tập trung vào việc xây dựng nguồn khách hàng. Chính từ đó mà có những điều chỉnh, thích nghi nhằm tạo ra cơ hội để tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Và trong kinh doanh, khi đã có một mối quan hệ khách hàng đủ tốt, đủ mạnh thì đối thủ sẽ không còn là thứ mà bạn phải lưu tâm nữa.
Tập trung là nguyên tắc thành công cho Startup Việt
Bạn đã bao giờ nghe về trận chiến Thermopylae huyền thoại giữa người Sparta và quân đội Ba Tư, cụ thể là trong trận chiến này 300 chiến binh người Sparta đã kiên cường chống lại được đại quân vạn người của vua Ba Tư – Xerxes. Với nhiều người thì chiến thắng đó là minh chứng cho sự kiên cường và dũng cảm của người Sparta. Nhưng nếu xét rộng hơn, ta mới thấy điểm lý thú ở đây. Đó là vị trí Cổng Lửa, nơi giao tranh là một vách đá hẹp, chỉ đủ để vài chục người đứng. Và khi đại quân Ba Tư xông lên, họ không biết mình phải đối chọi với sự tập trung của người Sparta.
Chính sự tập trung ấy như một mũi giáo, xuyên thủng mọi cố gắng tấn công của Ba Tư. Và bài học được đưa với thương trường – nơi khốc liệt chẳng kém gì chiến trường đó là muốn thành công phải tập trung. Ví như doanh nghiệp non trẻ của bạn là 300 dũng sĩ Sparta, còn những ông lớn trong lĩnh vực ứng với đại quân Ba Tư thì nếu không có sự tập trung vào một khía cạnh nổi bật nào đó. Thử hỏi rằng mất bao lâu để những thương hiệu với tiềm lực kinh tế, nhân sự hùng mạnh ấy thổi bay Startup non trẻ của bạn.
Thêm một lần nữa chúng ta cần nhìn vào những tập đoàn, những ông lớn của nền kinh tế. Trước khi những tập đoàn như Apple, Alphabet, Microsoft hay Amazon trở thành những tập đoàn đa ngành, khi mới chập chững khởi nghiệp, có phải rằng họ luôn tập trung vào một lĩnh vực, một ngách thị trường hay không?
Quay trở lại với Startup Việt thì hãy lắng nghe chia sẻ của CEO Phùng Tuấn Anh – F88 là: “ Chiến lược của Startup F88 rất rõ ràng và tập trung, xác định một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là dịch vụ cầm đồ, tuyệt đối không lan man”. Hay thậm chí là chuỗi siêu thị điện máy Điện Máy Xanh cũng chỉ tập trung cho một lĩnh vực duy nhất. Bằng chứng là trong chiến dịch Người xanh đình đám, tốn kém hàng chục triệu đô thì mục tiêu vẫn ngắn gọn và duy nhất là: “Điện máy xanh bán điện máy”.
Điều này có thể được coi là tôn chỉ mà bất cứ nhà sáng lập Startup Việt nào cũng cần lưu tâm. Đặc biệt khi mà những dự án khởi nghiệp này đều từ quy mô nhỏ, với nguồn vốn hạn hẹp, yếu tố nhân lực còn quá nhiều khó khăn.
>>> Bài viết liên quan: Mẫu áo đồng phục công ty đẹp
Kiên định của Startup Việt là dựa trên những kiến thức học hỏi được
Startup được hiểu là một sự khởi đầu của công ty, doanh nghiệp hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề, nhu cầu của xã hội với điều kiện có khả năng sinh lời song khả năng thành công không được đảm bảo. Do đó khi xuất hiện 1 Startup nào đó thì cũng đồng thời có cả ngàn, cả vạn những ý kiến thuận nghịch về nó. Thậm chí những ý kiến phủ định còn có thể xuất phát từ chính những người thân cận hay cả những người trực tiếp tham gia.
Do đó ngay từ khi bắt đầu người sáng lập Startup Việt cần phải chuẩn bị một sự kiên định, một niềm tin mạnh mẽ vào những gì mình theo đuổi. Hơn nữa là cũng như việc truyền đam mê, niềm tin hay cả sự nhiệt huyết cũng cần đến từ tập thể số đông. Bởi lẽ cho tới giờ, chưa có ai có thể tự mình đơn phương độc mã làm lên cơ đồ cả.
Học tập là điều hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là trong quá trình kinh doanh, bởi lẽ những kinh nghiệm từ chính những thành công hay cả thất bại của những người đi trước sẽ đóng góp cho giấc mộng lập nghiệp của bạn. Thế nhưng chính từ đây lại thường xuyên nảy sinh ra sự nhầm lẫn tai hại giữa việc sử dụng, áp dụng những kiến thức đó. Bởi trên thực tế, mỗi giá trị kinh nghiệm lại có độ sai số cho từng trường hợp, vấn đề cụ thể. Do đó, bạn có thể học hỏi nhưng nó mãi chỉ là giá trị tham khảo, đừng áp đặt bất cứ điều gì mà không tính toán, cân nhắc.
Muốn thành công Startup Việt cần đánh giá đúng mực văn hoá doanh nghiệp
Chẳng ai xây nhà từ nóc, cũng chẳng ai dại mà xây dựng công ty, doanh nghiệp nhưng lại bỏ qua văn hoá doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngay từ thủa ban đầu sẽ là một tin hiệu tích cực mà có lẽ nếu bỏ lỡ nó người chủ Startup Việt sẽ cực kỳ đau đầu. Bởi lẽ, khi mà quy mô, tầm vóc của Startup còn non trẻ thì việc xây dựng, truyền đạt văn hoá doanh nghiệp sẽ là một điều đơn giản hơn. Và chính những con người đó sẽ phát triển nét văn hoá doanh nghiệp khi công ty, doanh nghiệp phát triển sau này.
Mặt khác, dẫu là sản phẩm, dịch vụ có hiện đại hay tích hợp công nghệ tới đâu thì yếu tố con người vẫn là then chốt với sự phát triển, thành công của một doanh nghiệp. Ở khía cạnh này thì văn hoá doanh nghiệp không chỉ là khuôn khổ ứng xử, làm việc, giao tiếp nữa mà nó cón là tình đoàn kết, nét đặc chưng mà mỗi người nhân viên mang theo trong suốt quá trình lao động, cống hiến.
Trong văn hoá doanh nghiệp thì vai trò của những chiếc áo đồng phục công ty được xem là rõ ràng nhất. Bởi không chỉ là đại diện hình ảnh, sự khích lệ tinh thân mà bản thân những chiếc áo đồng phục này còn là một kênh quảng cáo chất lượng nhưng chi phí nhỏ mà chẳng doanh nghiệp nào muốn bỏ lỡ.
Từ những điểm giống nhau của Startup Việt đã nêu phía trên thì có thể thấy rằng một tương lai rộng mở và rực sáng đang mở ra phía trước. Nó không chỉ là tín hiệu tích cực và đầy hứa hẹn cho những người nuôi mộng khởi nghiệp mà còn là cho toàn bộ nền kinh tế, văn hoá xã hội của Việt Nam.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com