Xưa nay ông bà, cha mẹ ta đều mang suy nghĩ rằng con em mình cứ được vào biên chế nhà nước là ấm êm, ngon lành cành đào. Cảnh người người, nhà nhà thi nhau chạy đua vào công chức nhà nước đã chẳng còn mấy xa lạ nữa. Nhưng thế thời đổi thay, dần dần việc vào làm ở cơ quan nhà nước chẳng còn hấp dẫn nữa, thay vào đó giới trẻ hiện nay thích khoác lên mình tấm áo đồng phục công ty của những tập đoàn lớn với người chủ là những tỷ phú USD.
Không dưng lại có sự thay đổi lớn lao đến như vậy, chắc hẳn phải có một điểm gì đó khác biệt, nổi bật và thu hút đến vậy từ các doanh nghiệp, tập đoàn ấy. Đó có thể là từ một mức lương hấp dẫn, công việc nhàn hạ, khả năng thăng tiến hay chế độ đãi ngộ hậu hĩnh đến từ cách đối xử của người chủ tỷ phú USD. Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Việt Nam có những tỷ phú USD nào?
Theo thông lệ, cứ đến ngày 6/3 hàng năm, tạp chí lừng danh của Hoa Kỳ là Forbes lại công bộ danh sách những tỷ phú giàu nhất trên thế giới. So với kỳ trước thì trong danh sách mới nhất này thì ngoài 2 cái tên quen thuộc là ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air) thì Việt Nam đã có thêm 2 doanh nhân mới lọt Top 2000 tỷ phú thế giới. Đó là ông Trần Bá Dương (Thaco) và ông Trần Đình Long (Hoà Phát).
Theo công bố này thì người Việt Nam giàu nhất vẫn là Chủ tịch tập đoàn Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản khoảng 4,3 tỷ USD. Xếp thứ 2 là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air với tổng tài sản 3,1 tỷ USD.
Hai thành viên mới của câu lạc bộ tỷ phú USD người Việt được Forbes thống kê là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần ôtô Trường Hải. Tài sản của ông Dương được định mức là 1,8 tỷ USD. Cuối cùng là vị Chủ tịch tập đoàn Hoà Phát, ông Trần Đình Long, tài sản của ông Long được ước tính là khoảng 1,3 tỷ USD.
Công ty, tập đoàn của những tỷ phú USD người Việt
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Xét về quy mô và tầm cỡ thì Vingroup thực sự là một ông lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của tập đoàn này thì tổng tài sản Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã đạt mức trên 214 nghìn tỷ đồng. Giữ vai trò là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và đứng Top 11 trong danh sách những doanh nghiệp lớn nhất cả nước (Bao gồm cả khối doanh nghiệp nhà nước, FDI và tư nhân).
Là một tập đoàn hùng mạnh, phát triển trong nhiều mảng khác nhau, từ bất động sản tới đầu tư, dịch vụ, bán lẻ, y dược, giáo dục…. Gần như bất cứ mảng lĩnh vực nào có sự tham gia của Vingroup thì thương hiệu này cũng luôn ở vị trí dẫn đầu trong giá trị và tốc độ phát triển. Những cái tên hết sức quen thuộc như Vinhomes (bất động sản nhà ở), Vincomerce (Bán lẻ), Vinpearl (du lịch-nghỉ dưỡng), Vincom Retail (bất động sản bán lẻ) đều là những thương hiệu có giá trị lớn nhất trong nền kinh tế.
Xây dựng một hệ sinh thái toàn diện và có tầm vóc lớn mạnh với hàng loạt thương hiệu hàng đầu Việt Nam, cùng với việc Vingroup đạt vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam đã khẳng định tầm vóc vững chắc của tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam. Để có thành công như ngày hôm nay thì chắc chắn phần lớn công lao sẽ đến từ vị thuyền trưởng, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam.
Với tầm vóc và quy mô lớn mạnh vậy thì chẳng khó hiểu khi mà đội ngũ nhân sự của Vingroup vô cùng hùng hậu, đa dạng. Với đà phát triển mạnh mẽ như vậy thì hiển nhiên rằng Vingroup luôn là lựa chọn, ước mơ công việc hàng đầu của bất cứ ai.
Bên cạnh những chi tiết như được làm việc trong một môi trường đầy năng động và hứa hẹn khả năng phát triển, thăng tiến thì cũng phải cần chú ý tới việc những nhân viên với chiếc áo đồng phục nhân viên có màu đỏ và vàng đặc trưng của tập đoàn này cũng được hưởng chế độ đãi ngộ cực tốt.
Mức lương trung bình của nhân viên Vingroup trong năm 2017 là khoảng 16 triệu đồng, cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung. Quy định về giờ làm việc, ngày làm việc, nghỉ lễ, nghỉ phép được quy định hợp lý, phù hợp với điều kiện chung. Ngoài ra khi trở thành người của Vingroup thì các đặc quyền như sử dụng các dịch vụ của chính Tập đoàn Vingroup như nghỉ dưỡng, giáo dục, nhà ở …. tất cả đều được đáp ứng một cách chất lượng nhất.
Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
Ở thị trường hàng không thương mại dân dụng ở Việt Nam thì có 2 cái tên nổi bật nhất. Một trong số đó chính là Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Thành lập từ năm 2007, Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép hoạt động. Nó đánh dấu một trong những dấu mốc quan trọng của hàng không Việt Nam khi mà VietNam Airline chính thức có đối thủ cạnh tranh đầu tiên, mà đó là chưa kể tới việc hãng hàng không này lại có định hướng phát triển hàng không giá rẻ.
Trên thực tế thì sự xuất hiện của VJA của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo đã mở ra cơ hội được tiếp cận với hình thức vận chuyển đường không cho bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình và thấp. Bên cạnh các đường bay trong nước thì Vietjet Air cũng chú trọng việc mở thêm những đường bay quốc tế. Cho tới nay, hãng hàng không này đã góp mặt trong thị phần hàng không 2 chiều giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế.
Nhắc tới Vietjet Air người ta sẽ nhớ ngay tới những ấn tượng về sự đổi mới, thay đổi và phá cách. Nó bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất, ví như kiểu đồng phục nhân viên của thương hiệu này. Từ an ninh mặt đất tới đội ngũ tiếp viên, điều phối viên cho tới thành viên đội bay, tất cả đều nổi bật với những bộ đồng phục lấy cảm hứng từ sự phá cách, năng động.
Không chỉ có việc trang bị nhưng bộ đồng phục công ty đẹp mắt, ấn tượng nhất mà bản thân công nhân viên của hãng hàng không này cũng được hưởng hàng loạt những tiêu chuẩn, chế độ ấn tượng về điều kiện làm việc, nghỉ dưỡng mà không phải ở đâu cũng có. Chính từ đây mà “mức giá một suất” trong Vietjet ngày càng lớn hơn.
THACO của tỷ phú Trần Bá Dương
Nếu như Vietjet Air chỉ là ngôi thứ trong mảng vận tải hàng không tại Việt Nam thì THACO – Công ty cổ phần ôtô Trường Hải lại là ông vua của ngành công nghiệp ôtô Việt (có thể sớm bị soán ngôi bởi Vinfast). THACO đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – lắp ráp – phân phối – cung ứng phụ tùng và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ôtô.
Tình đến nay thì THACO đang có hệ thống phân phối gồm 93 Showroom và 59 đại lý nằm dọc theo chiều dài tổ quốc, cùng với đó là khoảng hơn 20 nhà máy trực thuộc. Ước tính cho tới hết tháng 2 năm 2018 thì số lượng nhân sự của công ty này đã vượt mốc 19.000 người.
Là doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam với tỷ lệ nổi địa hoá ngày càng cao, THACO đang từng bước mang lại những lựa chọn ngày càng tốt hơn cho người dân Việt về giá cả và chất lượng. Bản thân doanh nghiệp của vị tỷ phú USD Trần Bá Dương cũng có những triết lý kinh doanh riêng biệt tạo màu sắc và dấu ấn riêng. Đó là “Tạo dựng giá trị đống góp, nâng cáo giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ”. Cùng với đó là nguyên tắc 8 T bất hủ: Tận tâm – Trung thực – Trí tuệ – Tự tin – Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện.
Bên cạnh đó thì THACO cũng tỏ ra nổi bật với nét văn hoá doanh nghiệp vô cùng đặc biệt. Đó là hướng tới giá trị tinh thần của nhân viên thông qua chế độ đãi ngộ, phúc lợi và đặc biệt là luôn thể hiện trách nghiệm với xã hội.
Có thể thường xuyên thấy thương hiệu này xuất hiện trong các chương trình tài trợ, từ thiện hay hoạt động xã hội hoá. Việc này không chỉ mang giá trị về quảng bá hình ảnh thương hiệu mà ở một khía cạnh khác thì những nhân viên dưới trướng của vị tỷ phú USD họ Trần là những con người sống và làm việc với cái tâm, tình yêu bất tận.
>>> Xem thêm: Thiết kế đồng phục cho công ty
Hoà Phát của tỷ phú USD Trần Đình Long
Là một trong những doanh nhân thành đạt và có tiếng nói trên thương trường, thế nhưng vị tỷ phú USD Trần Đình Long lại là một trong những người khá kín tiếng. Thế nhưng thương hiệu tập đoàn Hoà Phát lại chẳng im lặng như người chủ tịch. Cũng đúng thôi khi mà tập đoàn này đang là thương hiệu số 1 về nội thất, sắt thép, khoáng sản và điện lạnh tại thị trường Việt Nam.
Kết thúc năm 2017, Tập đoàn công nghiệp nặng này có mức tăng trưởng kỷ lục, cán mốc doanh thu 46855 tỷ đồng, cùng với đó là mức lợi nhuận sau thuế là 8.015 tỷ đồng. Đó là thành quả sau 25 năm hoạt động với một quan điểm vô cùng táo bạo của vị thuyền trưởng tỷ phú USD Trần Đình Long: “Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hoà Phát là xe tăng, xe lu nên cứ đường thẳng mà đi”.
Đầy cá tính và cũng chẳng thiếu sự điên rồ, và trên thực tế cũng có những giai đoạn mà hoạt động kinh doanh đầy rẫy khó khăn, thậm chí có dấu hiệu đi xuống rõ ràng. Thế nhưng vị Chủ tịch sinh năm 1961 cũng những người anh em, cộng sự và tập thể những nhân viên của mình đã vững trãi bước qua sóng gió để tìm đến thành công.
Với vị tỷ phú USD này thì không có gì là không thể, ông luôn tâm niệm rằng: “Giá trị của Hoà Phát là đã bước chân vào ngành nào cũng phát làm tốt nhất. Đó mới là cạnh tranh, không nhất được thì cũng phải được gần như là nhất”. Với cách đổi sử với tập thể nhân viên thì Hoà Phát cũng nổi lên như một thương hiệu chăm lo tốt nhất cho đời sống nhân viên.
Bên cạnh lương thưởng, chế độ theo quy định thì dưới sự chỉ đạo của vị tỷ phú USD này, đời sống nhân viên được quan tâm một cách triệt để hơn. Với Hoà Phát của tỷ phú USD Trần Đình Long thì cơ sở vật chất không chỉ là nhà xưởng, văn phòng mà còn là điều kiện sinh hoạt, phát triển của công nhân viên và gia đình của họ.
Xưa nay, trong cách chiêu hiền tài ở bất cứ lĩnh vực nào thì việc đảm bảo một chế độ, điều kiện tốt nhất cho họ luôn được chú ý và quan tâm. Xem chừng, không chỉ nên quan tâm tới nhưng cách làm giàu, cách phấn đấu của các vị tỷ phú USD, mà hơn hết là cần học cái cách dùng người của họ. Con người là cội nguồn, gốc rễ của mọi thành công. Hãy biết cách chiêu hiền đãi sĩ để có những người sẵn sàng khoác lên mình chiếc áo đồng phục công ty bạn và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung mà bạn hướng tới.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com