Grab, ông vua mới của thị trường vận tải Việt Nam

Cùng trong những tháng đầu năm 2014, thị trường vận tải Việt Nam đón chào 2 thương hiệu với cùng một hình thức kinh doanh, phát triển. Và đó chính là thời khắc quan trọng đã thay đổi hoàn toàn thói quen di chuyển bằng phương tiện trả phí của người dân Việt. Và tới nay, sau 4 năm tồn tại, phát triển thì không những vượt trội so với những hình thức cũ, màu xanh lá trên bộ đồng phục công ty của tài xế Grab cũng đang chuẩn bị “nuốt chửng” người anh em Uber.

>> TOP 3 doanh nghiệp có bộ sưu tập đồng phục đẹp mắt nhất

>> Đồng phục ngành ngân hàng, làn sóng ngầm của kim tiền

Tổng quan thị trường vận tải Việt Nam trước khi Grab xuất hiện

Nhìn lại quãng thời gian trước đây, khoảng những năm 2014 trở về trước, khi nhắc tới thị trường vận tải Việt Nam thì người ta sẽ mặc định gắn với 2 khái niệm đó là xe ôm tự do và taxi.

Trong đó xe ôm là từ dùng để chỉ những người làm công việc chở khách bằng phương tiện xe máy, mô-tô 2 bánh. Không có mức giá cố định hay công thức tính giá nào cả, mà thay vào đó là khách hàng và người chạy xe ôm tự thoả thuận giá cả.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Xe ôm là một nét văn hoá thú vị của người Việt Nam

Nói đến taxi thì đó là cuộc chơi mà 2 ông lớn là Mai Linh và Vinasun tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với những hãng khác khi mà số lượng đầu xe của họ vượt trội hơn hẳn. Tính tới khi mà Grab và Uber chính thức bước chân vào thị trường vận tải Việt Nam thì Mai Linh sở hữu khoảng 11000 đầu xe, với Vinasun thì khoảng 5000. Thậm chí sau đó 2 tập đoàn này vẫn có sự tăng trưởng về số lượng xe, doanh thu và lợi nhuận.

Thời đó, người ta quen với hình ảnh cánh xe ôm đứng tại những giao lộ hay tập trung tại những bến xe để bắt khách. Còn muốn bắt taxi thì có 2 cách là gọi điện đặt xe với tổng đài hoặc ra vỉa đường “dài cổ” vẫy xe. Và có vẻ như tất cả chưa hề có một chút hình dung nào về một cơn bão, một sự dịch chuyển đang đến rất gần với thị trường vận tải Việt Nam.

Chặng đường gian nan của Grab khi chen chân vào thị trường vận tải Việt Nam

Chính xác rằng Grab xuất hiện ở Việt Nam vào đầu tháng 2 năm 2014 và ban đầu nó mang một tên gọi là GrabTaxi. Chỉ 4 tháng sau, thêm một người anh em nữa của Grab là Uber cũng nối gót đặt một chân vào thị trường vận tải Việt Nam.

Du đã có rất nhiều thành công tại thị trường quốc tế, nhưng khi vừa xuất hiện tại Việt Nam thì có vẻ như Grab và Uber chưa thực sự để lại dấu ấn. Thậm chí cuối năm 2014, chính Uber còn đề xuất sẽ vận hành hệ thống vận tải xe 4 bánh bằng phần mềm quản lý Uber cho Hiệp hội Vận tải Hà Nội.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Thủa ban đầu, Grab và cả Uber đều gặp nhiều khó khăn khi xuất hiện ở Việt Nam.

Thậm chí trong những năm kế sau đó các doanh nghiệp lớn trong thị trường vận tải Việt Nam như Mai Linh, Vinasun, Taxi Group chẳng hề bị ảnh hưởng. Không những vậy mà doanh thu, lợi nhuận của những doanh nghiệp này còn có phần “khủng” hơn so với trước đây.

Xuất hiện từ 2014, nhưng phải đến đầu năm 2015, Grab mới chính thức được cấp phép thí điểm tại một số thành phố lớn của Việt Nam. Kém may mắn hơn, Uber nhiều lần bị trả lại hồ sơ xin cấp phép hoạt động do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kinh doanh vận tải ở Việt Nam. Đây được coi là dấu trừ nặng nề dẫn tới việc thua thiệt của Uber sau này.

Đầu tháng 11/2014 GrabBike được thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, 7 tháng sau, nó được mang ra Hà Nội, từ đây, đế chế của những tài xế mang bộ đồng phục màu xanh lá chính thức được bắt đầu.

Điểm khác biệt của Grab so với phần còn lại của thị trường vận tải Việt Nam

Không nói tới Uber bởi tính tương đồng vốn có của 2 đơn vị này với nhau thì Grab là làn gió hoàn toàn mới tray đổi cách thức di chuyển của toàn xã hội.

Đã không còn cảnh phải “cuốc bộ” cả vài km để tìm được một phương tiện vận chuyển đáp ứng nhu cầu đi lại. Cũng không còn nhưng cuộc đàm phán cân não “thêm một đồng bớt một hào” nữa. Cái cảnh đứng ngóng từng chiếc xe taxi vẫy lấy vẫn để cũng biến mất. Thay vào đó chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng di động là khách hàng có thể tự lên lộ trình và kế hoạch hoá chi phí của chuyến đi.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Chỉ cần một ứng dụng trên thiết bị di động là có thể đặt xe, thậm chí thanh toán.

Nhưng điểm hạn chế, phản cảm của phương tiện vận tải truyền thống như tranh dành, lôi kéo khách. Hay cố tình đi lòng vòng ăn chặn tiền hay thậm chí là huỷ chuyến giữa đường không hề tồn tại với phương thức vận tải hành khách mới này.

Phải nói rằng Grab đã có đủ mọi yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Cụ thể là:

  • Thiên thời: Xã hội phát triển nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin, đại diện chính là cách mạng công nghiệp 4.0. Khi mà mọi thứ đều được kết nối bởi công nghệ thông tin. Và điều đó được thể hiện rõ nét qua sự tiên tiến trong cách tiếp cận đơn giản, kết nối nhanh chóng giữa khách hàng và dịch vụ. Thậm chí ở một khía cạnh khác, chính việc kết nối mạng tự động đã làm giảm sự cồng kềnh của bộ máy điều phối, thứ chẳng thể có với thị trường vận tải Việt Nam trước đây.
  • Địa lợi: Dân số gia tăng nhưng quỹ đất là có hạn. Gần như ở bất cứ thành phố lớn nào, không chỉ riêng Việt Nam, tắc đường là vấn nạn quốc dân. Sống chung với nó không phải là không thể, nhưng cũng chẳng dễ dàng. Đấy là chưa kể là những vấn đề phát sinh khi đi lại cũng làm cuộc sống trở nên ngột ngạt hơn. Do đó người ta muốn tìm đến các dịch vụ để phó mặc trọng trách đó.
thi-truong-van-tai-viet-nam
Grab đã thành công do thích ứng và tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin.
  • Nhân hoà: Grab đã thực sự quá khôn ngoan khi đánh vào đúng tâm lý thích rẻ. Thực tế thì Grab và Uber đều có mức cước phí có thể xem là quá hời so với các hình thức vận tải truyền thống. Cùng với đó là sự tiện dụng, nhanh chóng và cả những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại. Tất cả đã biến Grab từ một sự xa lạ trở thành lối mòn suy nghĩ của toàn xã hội.

>>> Bài viết liên quan: In áo đồng phục công ty Hà Nội

Cách Grab rượt đuổi và vượt lên trên thị trường vận tải Việt Nam

Vốn dĩ là một giải pháp kết nối phương tiện di chuyển trả phí và khách hàng vậy nên điều dễ hiểu rằng Grab và cả Uber khi khởi động thì chẳng có một chiếc xe nào. Do đó việc đầu tiên mà cả 2 thương hiệu này thực hiện đó là “chiêu hiền đãi sỹ”. Chiến lược vô cùng căn bản nhưng minh chứng cho tầm nhìn xa của Grab, Uber đó là chiết khấu cực kỳ hậu hĩnh cùng các mức thưởng khi đạt định mức số chuyến.

Bằng chiến lược này, gần như ngay lập tức Grab và Uber đã thu hút được một số lượng lớn người tham gia, không chỉ là những tài xế chuyên chở khách mà còn cả nhưng cá nhân có phương tiện và có nhu cầu kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh. Chuyện thật như đùa rằng với nhiều người, tranh thủ giờ nghỉ trưa ra chạy vài “cuốc” có khi còn kiếm hơn lương ngồi văn phòng cả ngày.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Với chính sách và các điều kiện hấp dẫn dành cho cánh tài xế. Grab đã nhanh chóng tạo dựng được mạng lưới dày và mạnh mẽ.

Có một đội ngũ xe, phương tiện hùng hậu, dày đặc mới chỉ là một về mà thôi. Để thu hút và tạo dấu ấn cho khách hàng thì sẽ cần nhiều hơn vậy. Và đây là lúc mà Grab thể hiện tiềm lực “khủng” của mình, dựa vào nguồn lực tài chính hùng hậu. Grab sẵn sàng chấp nhận “thương đau”, “bán máu” lấy số lượng chuyến, lấy tầm ảnh hưởng và đặt dấu ấn, định vị thương hiệu trong mảng thị trường vận tải ở Việt Nam.

Bằng chứng là có quá nhiều chiến dịch khuyến mại ở mức khó tin, 60-70% thậm chí là miễn phí. Đấy là chưa kể tới việc mức giá cơ bản của dịch vụ vận tải công nghệ cao này cũng rẻ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp vận tải truyền thống hoặc cánh xe ôm.

Cuối năm 2016, báo cáo kết quả kinh doanh của Grab được công bố, con số lỗ 443 tỷ đồng là điều không phải quá lạ với những gì đã và đang được thực hiện. Nhưng đánh đổi với co số ấy thì Grab đã chiếm lĩnh được thị phần không lổ trong thị trường vận tải Việt Nam cho cả 2 loại hình 2 bánh và 4 bánh.

Giờ ý thức được cũng đã là quá muộn, kết quả kinh doanh của 2 doanh nghiệp vận tải nội là Mai Linh và Vinasun đều đi xuống một cách rõ rệt. Thậm chí cuối năm 2017, đồng loạt các xe taxi của Vinasun đã treo khẩu hiệu phản đối Grab, Uber. Với cánh xe ôm thì còn thê thảm hơn, hàng loạt vụ đụng độ giữa xe ôm truyền thống với những tài xế trong bộ áo đồng phục công ty mà xanh lá của Grab. Và giới thạo tin đánh giá rằng đây chính là cú giãy chết đánh dấu thất bại toàn diện của hình thức vận tại truyền thống.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Trong một cố gắng đến mức khờ dại, các lái xe Taxi truyền thống đã vận động bằng các khẩu ngữ đả kích Grab, Uber

Grab khẳng định ngôi vương tại thị trường vận tải Việt Nam

Chuyện Grab hạ gục hoàn toàn những phương thức vận tải cũ chỉ còn là chuyện sớm chiều, càng có lý hơn khi mà những thương hiệu vận tải truyền thông không chỉ cắt giảm nhân sự mà còn đang học theo Grab, Uber mở ra các ứng dụng tương tự nhưng sự thành công là điều vô cùng khó khăn.

Có nhiều người luôn cho rằng Uber sẽ là đối trọng duy nhất của Grab tại thị trường Việt Nam. Điều này cũng là có lý khi mà Uber có nguồn tài chính siêu khủng, hoạt động trên 78 quốc gia và được định giá khoảng 72 tỷ USD. Thậm chí Uber cũng nổi tiếng là chịu chơi khi luôn có khoảng 10 tỷ USD cả tiền mặt và tín dụng và sẵn sàng chịu lỗ cả tỷ USD mà chẳng bận tâm.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Chuyện thất bại của các phương tiện vận tải truyền thống là điều tất yếu.

Thế nhưng mới đây thì theo Bloomberg và cả từ CEO của Grab đã thông báo rằng Grab đã đạt được thoả thuận với Uber để mua lại hoạt động kinh doanh của Uber, đổi lại thì Uber sẽ nhận được một phần cổ phần của Grab tại thị trường đó. Cụ thể là toàn bộ khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Theo đánh giá thì đây là nước cờ thông minh của đôi bên nhằm nhất thống thị trường, chấm dứt hoàn toàn cuộc cạnh tranh đến từ sự song hành trong suốt nhiều năm qua. Đó sẽ là dấu chấm hết của mọi nỗ lực cuối cùng của các phương thức vận tải truyền thống của khu vực có dân số 620 triệu dân này. Hiện tại thì có 84 triệu lượt tải ứng dụng Grab và 22 triệu tải ứng dụng Uber tại khu vực Đông Nam Á.

Chưa rõ rằng thị trường vận tải Việt Nam sẽ có những thay đổi nào trong thời gian sắp tới, thậm chí cũng có thể xuất hiện thêm những thương hiệu khác với công nghệ mới hơn. Nhưng có thể chắc chắn rằng màu xanh lá trên áo đồng phục doanh nghiệp và phương tiện của Grab sẽ vẫn nhuộm kín thị phần vận tải Việt Nam và cả trong tâm lý, suy nghĩ của khách hàng. Ít nhất là trong vài năm nữa!

>> Học Hỏi Cách Quản Lý Nhân Sự Khôn Ngoan Như Tào Tháo 

>> Liệu Rằng Có Thể Nâng Cao Hiệu Suất Làm Việc Hay Không?

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

40 thoughts on “Grab, ông vua mới của thị trường vận tải Việt Nam

  1. Vũ Quang Anh says:

    Nói cho cùng thì không phải tài xế Grab nào cùng hành nghề với sự vội vàng, thái độ công nghiệp hay thái độ cục cằn. Các bác nên có một cái nhìn bao quát, toàn cảnh và khoan dung, thấu hiểu hơn. Còn muốn có sự năng động, phù hợp và thoải mái nhất thì xin quay về với giải pháp di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi ạ. Chứ đã là dịch vụ vận chuyển thì có như nào đi chăng nữa cũng không thể chiều lòng tất cả mọi người được đâu ạ.

  2. Ly Ly says:

    Cụ trên phán chuẩn quán, cái màu xanh của Grab sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bẩn, mà một khi đã bám bẩn thì quá kinh luôn, nhìn cứ tàu tàu làm sao ý. Thế nhưng chẳng chán hơn được mẫu áo thun của Grab đâu, chất liệu kém dẫn tới tình trạng bạc màu và chảy phom cực nhanh. Cùng với kiểu cánh lái xe Grab hay chọn size áo rộng rãi, nên một khi đã dãn ra rồi thì nhìn như một cái bao tải. Thùng thìng và kém sang đi quá nhiều luôn, mà chất liệu ấy cũng không thoải mái khi sử dụng lắm đâu, bức bí lắm.

  3. Hà Mạnh Cường says:

    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách mà Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Với phương châm: Coi đào tạo là nhân tố then chốt trong phát triển nguồn nhân lực, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải luôn tạo cơ hội cho các nhân viên ở mọi cấp bậc trong công ty được tham gia vào các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng làm việc và cung cấp cho mỗi nhân viên cơ hội phát triển thông qua công việc.

  4. Lê Thường Vượng says:

    Mình thì không ưa bọn xe ôm Grab bởi cái cách đi của chúng nó, cứ như kiểu đường của một mình nhà nó không bằng. Còn cả cái kiểu lấy khẩu trang y tế che biển số xe nữa chứ, khác gì bọn trẻ trâu đâu. Nói chung là không ưa được cái bọn ấy, Grab không tệ, chỉ có người tham gia dịch vụ ấy là tệ hại mà thôi. Rất hi vọng sẽ sớm có những quy định để quản lý cái hình thức vận chuyển công nghệ cao này, chứ giao thông đã tệ rồi mà cứ như này còn tệ hơn.

  5. Vũ Minh Tuấn says:

    Phản cảm với bọ Grab này từ mấy cái vụ xô sát trên đường, lần nào có va chạm cái là bọn nó kéo đàn kéo đống tới làm loạn. Đúng kiểu trẻ trâu luôn ấy, thực sự chẳng thể nào chấp nhận được cái thể loại ấy. Đó là chưa kể tới góc giao cắt nào cũng thấy có một đám tụ tập đứng chờ khách ở đấy. Rồi ăn uống, xả rác trực tiếp ra đấy. Bác nào không tin thì cứ lên vòi phun nước ở phía trước Highland Bờ Hồ mà xem, cả đám đứng như trợ người.

  6. Lợi Béo says:

    Áo khoác đồng phục công ty của Uber còn dễ nhìn chứ áo của mấy ông Grab nhìn hơi dị, kiểu xanh lét, đã thế cáu màu đen ấy còn nhanh bị xuống cấp. Một tý bạc màu + tý bụi bẩn đường phố là nhìn kém sang ngay. Chẳng biết Grab có đổi mẫu áo hay không? Chứ cứ giữ mẫu áo này, thiết kế này, màu áo này thì không được đẹp mắt cho lắm. Đây là ý kiến cá nhân, xin mấy anh chạy Grab đừng ném đá em, chỉ lầ em không không thích màu áo đó thôi nhé, chứ em vẫn sử dụng Grab để đi làm hằng ngày nhé.

  7. Cánh Gà Chiên Muối says:

    Mình đã từng là một tài xế trong tập đoàn taxi Mai Linh, thực sự công việc ấy vô cùng áp lực, bởi luôn cần có một mức phế cần phải nộp đủ mỗi ngày. Từ lúc mở mắt ra tới đến cuối ngày luôn phải thấp thỏm bởi dù có như nào cũng chỉ cần biết cuối ngày nộp 800.000 đồng về cho công ty. Lời ăn lỗ chịu. Giây phút đầu tiên khởi động ngày làm việc đã là một áp lực rất lớn. Sau đó mình có chuyển sang thành tài xế tự do, nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn.

  8. Hậu Hớn Hở says:

    Ha ha, thì đúng rồi, việc xuất hiện của xe ôm hay rộng hơn là vận tải công nghệ cao khiến cánh xe ôm, taxi mất công mất việc, nên họ gét, họ kỳ thị là đúng rồi. Trước em cũng một lần vô tình mặc áo khoác đồng phục của Grab ra cổng bến xe Mỹ Đình đứng đợi bạn mà tý nữa bị đánh luôn ý. Từ đó cạch tới già, chẳng dám mặc bừa, mặc bãi đồ lung tung nữa. Ở nhà e vẫn còn cái áo khoác đồng phục công ty của Grab, bác nào lấy hộ em với, chứ vứt đi thì lãng phí quá ạ.

  9. 50 Sắc Thái says:

    Dạo gần đây nhiều tài xế Grab dù đang chở khách trên xe vẫn lấy khách đặt chỗ trên mạng, bắt khách phải chờ rất lâu, nếu khách không đi họ yêu cầu khách huỷ chuyến để hưởng lợi 15.000 đồng trên mỗi chuyến xe bị huỷ. Chẳng rõ là họ tham công tiếc việc hay thực sự là không biết suy nghĩ. Mình đã một vài lần dính phải trường hợp như vậy, và dần dần mình ngày càng gét Grab và đang dần quay lại với phương tiện vận chuyển truyền thống.

  10. Ngọc Ánh says:

    Chẳng cần biết rằng mâu thuẫn là do ai, từ đâu nhưng có thể chắc chắn một điều là ông chẳng ghê bà chẳng gớm. Việc mẫu thuẫn giữa xe ôm truyền thống và Grab thì mình cũng thấy vài lần rồi. Có điểm không thể chấp nhận chính là kiểu kéo bè phái đến kiếm chuyện. Chẳng hiểu là dịch vụ mang công nghệ tiên tiến hay là sự hình thành của băng đảng nữa. Rồi đến vụ mới lên báo ít lâu trước đây này, vụ bà bầu bị đám tài xế Grab bu vào bắt đền ý, kém văn minh vãi.

  11. Bướng Bỉnh says:

    Những mình cảm nhận được một sự chuyên nghiệp của thương hiệu quốc tế này ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhất hay thậm chí là trong cả những giây phút cuối cùng của nó tại thị trường Việt Nam. Dù chính thức kết thúc từ đầu tháng 4 nhưng cho tới giờ vẫn không hề có chút mảy may phiền toái, tranh luận hay phản ứng nào về việc thiếu trách nhiệm của tập đoàn này. Chỉ có chút buồn vì rồi đây những xế Uber sẽ đi về đâu, có chung là về chung một nhà với Grab?

  12. Thế Long says:

    Có một nghịch lý là số lượng tài xế Grab ngày càng nhiều, nhưng để bắt được một chuyến Grab giờ đây khó khăn không kém gì cảnh bắt xe ngày xưa. Lý giải là Grab giờ triết khấu nhiều, thu nhiều phí khác nhau, nên những quãng đường ngắn sẽ không được các tài xế coi trọng, thậm chí họ sẵn sàng “nằm chờ” còn hơn là đi mấy chuyến ngắn. Cũng từ vấn đề này mà mình đã hoàn toàn không bận tâm tới dịch vụ này dù tuần nào cũng nhận được hàng loạt mã khuyến mại các kiểu.

  13. Dũng Béo says:

    Việc Uber chính thức đóng của tại Việt Nam để đổi lấy cổ phần trong Grab sẽ là một quyết định mà chỉ những người lãnh đạo của tập đoàn ấy mới ý thức được rằng nó có là điều đúng đắn hay không? Bởi mình thấy có một hiện trạng rõ ràng rằng Uber nhận được ít than phiền, ý kiến tiêu cực hơn hẳn so với Grab. Chỉ có điều là khúc dạo đầu của Uber còn có nhiều vấn đề, và bản thân tập đoàn mẹ cũng không muốn đầu tư quá mạnh tay cho thị trường đông nam á.

  14. Kiên Tóc Bạc says:

    Mình thấy việc Vinasun cổ xuý cho những tài xế trong hệ thống dán hay treo những khẩu ngữ đả kích hình thức mới hay việc Mai Linh nối gót Grab, Uber cho ra dịch vụ xe ôm công nghệ cao là những thoi thóp cuối cùng trước bờ vực suy thoái rồi. Không rõ rằng trong tương lai sẽ ra sao, nhưng chắc chắn là sẽ cần phải học được thêm nhiều bài học đắt giá được tổng hợp từ đây. Bởi không chỉ công nghiệp vận tải mà còn là muôn mặt cuộc sống nữa.

  15. Vợ Người Ta says:

    Nói là kẻ đến sau, nhưng công bằng mà nói thì Grab hay cả Uber trước đây đều được xếp vào hạng tập đoàn đa quốc gia rồi ấy chứ. Nói thẳng ra là họ có dư cả điều kiện kinh tế lẫn sự khôn ngoan, lọc lõi trong kinh doanh để có thể thôn tính thị trường. Cũng cần nhắc tới rằng các doanh nghiệp vận tải trong nước đã tỏ ra quá tự cao, tự đại về sự thống trị của bản thân mình. Và giờ ngoài chấp nhận thương đau thì thực sự khó lòng tìm được cách giải quyết nào khác.

  16. Phá Sản says:

    Đâu phải ai cũng làm tài xế được đâu mà, mình từng dính phải một ông tài xế Grab mù đường, cực ngu đường luôn, mặc dù bản đồ đã chỉ rõ ràng rồi mà vẫn đi nhầm được. Đã thế còn ngoan cố, không chịu nghe lời nhắc người khác nữa chứ. Cơ mà hùng hổ đi là thế nhưng xuống xe vẫn xin xỏ người ta từng đồng một, đúng là không thể ưa nổi. Ai dùng tiếp cái dịch vụ ấy thì dùng chứ mình xoá bỏ cái Grab ấy khỏi điện thoại và cũng loại bỏ hoàn toàn khỏi đầu óc mình rồi.

  17. Trung Hải says:

    Bây giờ đi Grab cũng sợ lắm, ngày đầu dịch vụ này xuất hiện là toàn người có oto rồi muốn thêm thu nhập thì tranh thủ đi, hoặc cùng đường thì nhận chuyến. Đằng này thì ngày càng tệ hơn, tài xế Grab giờ có nhiều thành phần “cày chuyến”. Lái xe đậm chất chột giật, lạng lách hay thiếu sự văn hoá trong quá trình điều khiển xe. Mà cũng chẳng có một cách phân biệt nào cả. Cuối cùng là người chịu thiệt thòi, người bị gây nguy hiểm vẫn là người sử dụng dịch vụ mà thôi.

  18. Nhập Cư Trái Phép says:

    Mình gét cái thái độ công nghiệp của bọn chạy Grab, rất bực mình nhất là khi mãi mới làm xong các bước nhập địa chỉ để book chuyến, xong chờ mãi không thấy tới, xong liên hệ lại thì nhận được thông báo huỷ chuyến do ít tiền quá. Không thì đến xong thấy mình mang nhiều đồ là mặc cả, làm giá, rất thiếu chuyên nghiệp. Còn chưa kể tới cái kiểu mạo hiểm tính mạng của chính họ và cả hành khách khi đi láo không tuân theo luật giao thông.

  19. Tổng Trọng says:

    Ban đầu mình đến với Grab và tìm hiểu nó cũng như sử dụng dịch vụ chỉ vì yếu tố tò mò, thực sự mình chưa thể hình dung về một dịch vụ nào lại có thể rẻ hay thậm chí là miễn phí trên quy mô rộng và phổ biến đến thế. Những code những chương trình giảm giá liên tục được cập nhật và bổ sung hàng ngày. Mình cũng đã từng hoài nghi về vấn đề ấy đến độ còn đặt câu hỏi với những người cung quanh mình, thậm chí đăng đàn hỏi trên mạng xã hội. Và giờ thì mình đã hiểu.

  20. Tết Hàn Thực says:

    Chính việc chịu đầu tư, chịu cắt lỗ của chính mình ra để đảm bảo thu nhập cho tập thể tài xế đã khiến Grab thu được một đội ngũ lái xe và phương tiện đông đảo. Cùng với đó là tập đoàn này đã nhanh chóng lên kế hoạch để sở hữu những bộ đồng phục công ty cho chính những tài xế. Và trên những cung đường mà họ đi qua, một cách tự nhiên nhất, chính họ đã là một kênh quảng bá, giới thiệu về thương hiệu này tới đông đảo cộng đồng, xã hội.

  21. Humver says:

    Trước đây Grab là một hình thức di chuyển vô cùng mới lạ và hấp dẫn với tính năng động và cước phí rẻ. Thế nhưng đến giờ Grab lại không còn là chính mình nữa rồi, bằng chứng là ngày càng khó để bắt các chuyến Grab ở cự ly ngắn. Bởi các tài xế giờ đây đã phải chịu một một mức phí nhất định khi nhận chuyến thành công. Do đó cánh tài xế thường bỏ qua những cuốc xe quá gần bởi nó lặt vặt và không mang lại lợi nhuận chút nào cả.

  22. Phan Thị Thuý says:

    Cái gì nó chẳng có điểm hợp lý và bất hợp lý của nó. Thậm chí là phù hợp hay không còn tuỳ thuộc lớn vào những đặc điểm của môi trường, xã hội. Như lúc sang Thái du lịch ý, mình thấy Grab bên đấy người ta lịch sự lắm, kiểu làm việc có quy củ, tích hợp cả các hình thức thanh toán, kiểu rất văn minh. Còn về nước nhà thì thực sự quá tệ luôn, Grab Việt Nam đang quá phát triển, nhưng nó đang phát triển không theo bất cứ một quy định nào, không chịu sự quản lý, ràng buộc.

  23. Hà Lộn says:

    Mọi người cứ nói rằng Grab là tiên tiến lắm, mình cũng thử qua, nhưng ai dè rằng Grab không hề có một đảm bảo nào cho trải nghiệm người dùng. Hôm vừa rồi, mình cùng gia đình có bắt một cuốc Grab từ Xã Đàn 2 lên Lò Đúc, chặng đường không quá dài nên mình chấp nhận lên xe dù nhìn ngoại thất có vẻ hơi cũ. Đến khi xe lên đường thì mới biết là xe không hề có điều hoà, hôm đó lại là ngày nắng nóng, siêu khó chịu luôn, xe cũng mùi nặng nữa chứ. Chịu luôn, xuống xe như được thoát khỏi lò hơi vậy.

  24. Rét Nàng Bân says:

    Với mình thì mình chẳng tin tay lái thằng nào hết, cảm tưởng cái bọn Grab ngày càng láo, đặc biệt mấy thằng chạy Ex hay Winner ý, xe chẳng theo quy định nào hết, chế cháo đủ kiểu, độ này thay kia. Chẳng biết có an toàn hay không nữa. Cùng với đó là cái trò thay bô xe, chả hiểu lắp vào để tế bố tế mẹ nó hay sao mà cứ oang oang lên. Khó chịu vô cùng. Nhưng cái bực bội nhất chính là việc đi xe không theo luật, vừa đi vừa chăm chăm vào cái màn hình để nhận chuyến. Cản trở giao thông lắm.

  25. Thu Thuỷ says:

    Chẳng hiểu có phải là mặt mình đáng gét, khó chịu lắm hay sao mà trong thời gian trở lại đây, thái độ của tài xế Grab có sự thay đổi rõ rệt. Nếu trước đây, các anh tài xế vui vẻ chủ động bắt chuyện với khách, nay tài xế giữ im lặng với khuôn mặt hằm hằm khó chịu có khi khách hàng thấy vẫn còn may, vì ít nhất họ không hủy chuyến. Hay tại rằng Grab đang chuyển dần từ việc xây dựng thị phần, thị trường sang khai thác nên cánh tài xế đang dần cảm thấy không thoải mái trong chính công việc của mình.

  26. Chuồn Chuồn Ớt says:

    Mình chỉ đúng chỉ một lần duy nhất sử dụng dịch vụ Grab, đó là do sự tò mò về hình thức dịch vụ Grabshare. Mình đăng ký chuyến đi từ Nguyễn Trãi Hà Đông lên tới Văn Miếu Quốc Tử Giám, và được thông báo sẽ được chia tiền xe với một khách hàng nữa có cùng lộ trình. Mình vui vẻ lên xe với suy nghĩ rằng vị khác còn lại sẽ lên xe ngay trên trục đường thẳng đó. Thế nhưng không phải vậy, vị khách kia lại ở trong ngõ Đặng Văn Ngữ, buộc tài xế phải quay đầu tại đầu Nguyễn Lương Bằng. Nhưng vấn đề chỉ xuất hiện khi vị khách kia có quá nhiều đồ lỉnh kỉnh, chèn cả vào vị trí mình ngồi, vô cùng ức chế. Cạch luôn.

  27. Lợn Ủn Ỉn says:

    Chuẩn rồi bạn ơi, Grab, Uber hay các dịch vụ vận chuyển hành khách công nghệ cao là một trong những điểm tiên tiến. Nhưng nó chỉ thực sự thuần chất ở môi trường nước ngoài mà thôi. Về Việt Nam xong biến chất lắm. Mọi người cứ bảo tiện lợi nhưng mình thấy không ổn tý nào, kiểu như bạn đang đi mà có việc bất chợt muốn đổi đích đến là chúng nó làm căng luôn, hay dừng lại mua đồ cũng vậy, làu bàu rồi tỏ sự khó chịu lắm luôn.

  28. Biệt Thự Biển says:

    Con sâu làm giàu nồi canh thôi mà bạn ơi, đâu phải ai cũng xấu, cũng tệ vậy đâu. Mình thấy không ưa bọn Grab ý, chuyên có trò túm tụm ở mấy điểm giao cắt chờ “chuyến”, nhìn lộm nhộm và mất hình tượng không chịu được. Cùng với đó là mấy vụ kiểu va chạm giao thông xong kéo đàn gọi lũ ra cắn càn nữa, vô cùng ức chế luôn. Chưa kể là nhiều thằng chạy Grab đi láo lắm, ngồi sau xe nó là mình cảm tưởng như là những phút cuối đời rồi ý.

  29. Dép Tổ Ong says:

    Mọi người cứ tỏ ra thương hại với đồng cảm với các phương tiện di chuyển dịch vụ cũ là sao nhỉ? Xã hội đi lên thì tất nhiên phải thích ứng theo chứ sao. Đó là chưa kể dù nói như nào thì mình vẫn rất dị ứng với xe ôm với taxi truyền thống. Làm ăn rất chi là bố láo, chẳng hiểu là dịch vụ phục vụ mình hay mình phải cung phụng nó nữa. Cùng với đó là không tí phốt về ăn chặt, biến thái của các dịch vụ di chuyển truyền thống rồi, mình cạch mặt, chịu không thể nào sử dụng được.

  30. Xuân Lan says:

    Rõ ràng mình thấy vấn đề lớn nhất ở đây chính là việc Chính phủ hay các cơ quan nhà nước đang thực sự không có cách quản lý sự phát triển của Grab một cách chính xác. Grab đang phát triển một cách tràn lan với số lượng tài xế đang tăng lên theo cấp số nhân sau từng ngày. Điều này đặt lên cơ sở hạ tầng vốn đã tệ hại của nước ta một gánh nặng thực sự lớn. Và chính từ việc cung vượt quá cầu tạo nên những bất cập cho chính những người tham gia mô hình này.

  31. Xe Đạp Điện says:

    Khẩu hiệu của Grab gọi rõ ràng cánh tài xế là đối tác, mối quan hệ giữa họ với nhau là quan hệ hợp tác công bằng, văn minh. Thế nhưng có chăng Grab đang o ép đối tác của mình khi tăng chiết khấu liên tiếp bất chấp phản ứng dữ dội của cánh tài xế? Nếu coi tài xế là nhân viên, phải chăng Grab đang chăm sóc nhân viên của mình khá tệ khi không làm gì ngoài việc kết nối họ với khách hàng? Thực sự cảm thấy rất khó hiểu những bước đi gần đây của dịch vụ di chuyển công nghệ cao này.

  32. Dcom 3G says:

    Ôi chao, giờ sẽ không còn màu áo xanh của Uber nữa rồi, Grab mua đứt mảng thị phần của Uber tại Đông Nam Á rồi còn đâu, chẹp chẹp. Coi như Grab nhuộm xanh lá cả thế giời rồi còn đâu. Ha ha, nhưng phải công nhận rằng mấy áo đồng phục công ty của tài xế Grab xấu hơn của bên Uber. Nhìn áo khoác đồng phục của xế Uber hiện đại cũng trang nhã hơn hẳn luôn. Chất liệu cũng có cảm giác là xịn hơn, kể cả phần phụ kiện như khoá kéo, dây rút hay chun thun cũng vậy.

  33. Dách Ba Đâu says:

    Với Grab thì cánh tài xế sẽ không bao giờ lo chuyện mình vác xe ra đường có khách không, vì công nghệ kết nối sẽ xoay vòng xe trong một bán kính cụ thể nhất định. Nó cho mình thấy cuộc chơi rất rõ ràng, không phải xin xỏ điều xe mới đc xếp chuyến, được chia chuyến. Đó là sự công bằng mà chắc chắn sẽ không bao giờ phương thức vận chuyển truyền thống có được. Thậm chí còn một điểm thú vị nữa là lái xe có thể tự do được lựa chọn những cung đường mà mình quen thuộc hay có sự thuận lợi.

  34. Hải Tặc says:

    Dân Việt đúng là rất kỳ cục nhé, chẳng thể thay đổi được cái suy nghĩ tận thu, tận hưởng được. Mình có thời gian công tác ở nước ngoài rồi, thực sự ở văn hoá phương Tây, các phương tiện vận chuyển hành khách dịch vụ sẽ không bao giờ chịu cái cảnh nhồi nhét chỗ ngồi như ở Việt Nam. Mình chẳng hiểu sao nhiều người ích kỷ đến thế, booking xe 4 chỗ rồi nhồi nhét cả đám người vào, rồi chẳng may có bị công an tuýt thì cũng chỉ tài xế là khổ thôi.

  35. Quân Tử says:

    Không đâu bạn ơi, mình cũng thế, mình cũng thường xuyên có nhu cầu đi lại, di chuyển trong phố. Phần vì không nhớ đường, phần vì đi xe ngu hay ngã nên mình thường đi các phương tiện dịch vụ. Trước đây thì mình là khách quen của một bác xe ôm đầu ngõ, hiền lành và vui vẻ lắm. Rồi đến khi có Grab thì mình cũng bị cuốn theo cái xu hướng đó, vừa tiện mà cũng rẻ hơn tương đối. Rồi dăm ba lần đi qua thấy bác xe ôm già vẫn ngồi đó, ánh mắt mang mác buồn, tự nhiên mình thấy chạnh lòng lắm.

  36. Việt Anh says:

    Nhớ lại thời ngày xưa, để bắt được một chiếc taxi quả thật vô cùng khó, tại lý do rằng số lượng đầu xe và hãng xe thực sự còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của thị trường. Gần như bất cứ khi nào gọi điện lên tổng đài đặt xe là y rằng báo hết xe rồi. Còn xe ôm thì còn tệ hơn nữa, làm giá như đúng rồi, có khi đứng làu bàu mặc cả mất cả 15 phút trong khi quãng đường chỉ hết cũng chỉ từng đó phút mà thôi, đúng kiểu ăn một bữa cỗ chạy 3 quãng đồng.

  37. Dưa Vàng says:

    Nhìn cái cảnh ế ẩm của cánh xe ôm truyền thống đôi khi cũng chạnh lòng, bởi phần lớn trong số đó là những bác những chú đã luống tuổi. Thực sự nếu đòi hỏi sự tiên tế, bổ sung sự năng động hay đơn giản là áp dụng công nghệ là điều thực sự khó. Tuy rằng không tiền lợi bằng nhưng nếu được lựa chọn giữa 2 giải pháp di chuyển giữa xe ôm truyền thống hay xe ôm công nghệ cao thì mình vẫn lựa chọn xe ôm truyền thống hơn. Chắc có một mình mình là hâm như vậy thôi nhỉ?

  38. Bá Thắng says:

    Grab thực sự khôn ngoan khi trong giai đoạn đầu tiên, dịch vụ vận tải công nghệ cao này thay vì tập trung quảng bá mình tới với khách hàng mà thay vào đó là tập trung để thu húp vận động hành lang để có được một nguồn xế hùng hậu. Đây được coi là một nước cờ hết sức thông minh trong tình hình hiện nay. Và bằng chứng là chính sự thành công mà Grab đã có được, nó cũng thể hiện được tiềm lực tài chính có thể nói là siêu đẳng của tập đoàn này.

  39. Huyền Mỹ says:

    Có sự lụi bại như ngày nay thì các dịch vụ vận tải thì họ nên tự trách bản thân mình đã ngủ quên trên đỉnh vinh quang quá lâu, đã quá cổ hủ và lười cập nhật lười đổi mới mà thôi. Việc có không ít thương hiệu vận tải truyền thống bị rơi vào tình trạng thua lỗ hay thậm chí là phá sản hoàn toàn. Điều này không chỉ là hiện trạng mà còn là hồi chuông mang tính cảnh báo cho các công ty, doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thích nghi và tồn tại trong thương trường hiện nay.

  40. Sóc Chuột says:

    Có một lượng không nhỏ những tài xế Grab hiện nay là đến từ việc họ đã thoái lui khỏi các công ty, tập đoàn vận tải truyền thống hoặc là từ những tài xế tự do chạy xe hợp đồng. Họ đến với Grab với hi vọng rằng sẽ có thể tìm được một giải pháp hợp lý để lo toan cuộc sống mưu sinh bằng nghiệp bắt vô lăng. Cũng đúng là trong thời kỳ đầu tiên thì chạy Grab được coi là một “cách làm giàu không khó”. Thế nhưng trong những diễn biến gần đây thì có vẻ đã không còn như vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *