Những bộ trang phục đồng phục công ty thì không phải lúc nào cũng chỉ dùng trong công việc mà ngoài ra còn có những hoạt động, sự kiện ngoại khoá. Tuy còn mới mẻ nhưng không thể phủ nhận được rằng Team Building đang là một xu hướng gây sốt, lựa chọn hàng đầu trong các hoạt động ngoại khoá. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số ý kiến trái chiều về việc xây dựng, tổ chức các sự kiện, chương trình này. Rằng có nên hay không nên, có ích hay vô ích?
>> Mở đường quan lộ bằng cách trang điểm nơi công sở
Khái niệm Team Building
Nếu có một chút vốn tiếng Anh dù ít ỏi thì bạn vẫn có thể dịch nghĩa Team Building chính là xây dựng đội nhóm. Và đó cũng chính là ý nghĩa chủ đạo của hoạt động mang cái tên Âu hoá này. Trên thực tế thì Team Building là các hoạt động vui chơi, giao lưu, học hỏi của tập thể đông người với quy mô lớn. Do đó mà hầu hết các chương trình Team Building đều được tổ chức ngoài trời hoặc khu vực có không gian rộng nhằm đáp ứng tốt nhất các điều kiện của một chương trình có số lượng người tham gia lớn.
Những người tham gia Team Building thường sử dụng những bộ đồng phục sự kiện công ty, coá thể có sự phân hoá rõ ràng theo đội nhóm, bộ phận để việc tổ chức được dễ dàng hơn. Tại đây, những trò chơi được tổ chức theo một kế hoạch, kịch bản có sẵn và được điều khiển bởi một người có trách nghiệm (thường là MC). Tính chất của những trò chơi này sẽ mang tính cộng đồng, đoàn thể. Để có thể chiến thắng thì đòi hỏi tập thể nhân viên phải có sự đoàn kết, chung lòng, giúp đỡ lẫn nhau.
Sự kiện, chương trình thuộc thể loại Team Building thường được tổ chức định kỳ theo mốc thời gian cố định hoặc trong các dịp lễ, kỳ nghỉ. Với công ty nhỏ thì nó được tổ chức với sự góp mặt của tất cả nhân viên, không phân biệt cấp vị, vị trí. Còn với doanh nghiệp lớn thì việc tổng thể tham gia là điều khó khăn, do đó sẽ phổ biến cách tổ chức theo bộ phận hoặc lựa chọn đại diện tham gia ở cấp độ, quy mô lớn hơn.
Ý nghĩa của Team Building
Tổ chức Team Building là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để đạt được các lợi ích, ý nghĩa như sau:
- Tạo dựng khả năng làm việc nhóm, định hướng và tập vận dụng sức mạnh tập thể để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc.
- Mở ra cơ hội để làm quen, giao lưu hay thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, nắm bắt được ưu, nhược điểm để hỗ trợ, bù đắp cho nhau trong công việc và cuộc sống.
- Định hình được vị trí, giá trị cá nhân trong tập thể. Xây dựng tình yêu, sự tự hào của từng cá nhân đối với tập thể để từ đó tạo thêm động lực để phát triển, công hiến.
- Team Building vốn là những trò chơi vui vẻ, bổ ích nên nó có thể giải toả stress, tạo ra những giá trị tinh thần, văn hoá. Từ đó xây dựng sự hứng khởi, thoải mái khi quay lại với công việc.
Với những ý nghĩa như trên thì chắc bạn cũng thể thể phần nào đó nhận thức và tự đưa ra được câu trả lời cho việc có nên hay không tổ chức các hoạt động Team Building rồi chứ?
Cách tổ chức Team Building cho công ty hiệu quả nhất
Đã là quá quen thuộc, cứ cái gì càng có giá trị, càng nhiều ý nghĩa và càng hữu ích thì lại càng khó trong khâu thực hiện. Team Building cũng không là ngoại lệ, nó thực sự là một chương trình hữu ích và thiết thực để phát triển khả năng cá nhân và tạo ra sức mạnh đoàn thể. Hiện nay thì hầu như bất cứ cơ quan, công ty, doanh nghiệp nào cxung muốn tạo ra những chương trình Team Building cho nhân viên của mình.
Tuy nhiên, để có được một chương trình Team Building chất lượng, mang lại hiệu quả cao không phải là một điều dễ dàng, đơn giản. Có không ít công ty, doanh nghiệp dù đã “bơm” rất rất nhiều tiền bạc, vật chất cho những sự kiện, hoạt động này những cũng chẳng thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Nếu bạn cũng đã và đang mắc phải vấn đề này thì phần dưới đây sẽ là dành riêng cho bạn.
>>> Bài viết liên quan: Xưởng may áo đồng phục công ty đẹp
Để tổ chức một Team Building chất lượng, hiệu quả và ý nghĩa thì bạn cần:
Cân nhắc về tầm cỡ, quy mô
Với nhiều người thì công đoạn này thường bị lãng quên hay xáo vị trí về sau, thế nhưng đó sẽ là một sai lầm. Bởi lẽ với một hoạt động như Team Building thì cần thiết nhất là việc xác định tầm cỡ, quy mô. Trong đó sẽ cần quan tâm tới số lượng người tham gia? Thời lượng chương trình sẽ được tổ chức như nào? Chi phí đầu tư cho sự kiện này là bao nhiêu?
Có được những khái niệm trên thì mới có đủ cơ sở và điều kiện để đảm bảo những bước sau có được sự chính xác, hợp lý. Ví dụ: Việc lựa chọn địa điểm sẽ cần phù hợp số lượng người tham gia, số lượng dụng cụ, số trang phục đồng phục nhân viên, phần thưởng sẽ ứng với số thành viên….
Nếu không nắm chắc phần này thì đôi khi những người tổ chức sẽ dính phải cái cảnh “chợ vắng đìu hiu” hay “nhốn nháo thiếu tổ chức”. Do đó, hãy thực sự cân nhắc và chắc chắn về tầm cỡ, quy mô của Team Building cho công ty, doanh nghiệp mình.
Lên kịch bản chương trình
Giống như một bộ phim hay vở kịch thì quan trọng nhất chính là có được một kịch bản hay, ấn tượng và thú vị. Đối với Team Building thì không có gì quan trọng hơn kịch bản, bởi lẽ cần có một kịch bản đủ sâu sắc, đủ hấp dẫn, thú vị nhưng vẫn cần bám sát với tình hình thực tế thì mói có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Nên lưu ý là việc lên kế hoạch kịch bản cần được thực hiện bửoi những ngừoi thực sự có kinh nghiệm và kiến thức trong với các chương trình Team Building hoặc có kỹ năng tổ chức. Bởi lẽ ngoài những đòi hỏi về sự vui vẻ, hấp dẫn, cuốn hút thì Team Building phải có khả năng phát triển theo mục đích mà người tổ chức hay công ty đề ra.
Kịch bản của Team Building thường chịu những dấu ấn từ sự phát triển, nhịp vận động phát triển của xã hội. Cũng có thể nó được gắn với một phong trào, xu hướng nào đó. Ngoài ra nó sẽ ảnh hưởng bởi số lượng người tham gia, địa điểm môi trường và cả từ mốc thời gian tổ chức.
>>> Gợi ý bài viết: Câu chuyện văn hoá doanh nghiệp từ chiếc áo đồng phục
Khảo sát địa hình và chuẩn bị vật dụng có liên quan
Với nhiều người thì việc lựa chọn địa hình đơn giản là tìm kiếm một không gian tổ chức sự kiện thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc đơn vị tổ chức. Thế nhưng đôi khi việc đơn giản hoá này sẽ khiến bạn “ôm hận” nếu như không có sự khảo sát địa hình thực tế. Hình ảnh quảng cáo hoàn toàn có thể đã trải qua cả một mớ những công cụ chỉnh sửa. Đấy là chưa kể rằng khi thực tế khảo sát địa hình tổ chức sẽ có thể giúp bạn nảy ra những ý tưởng mới bổ sung vào kịch bản chương trình Team Building.
Nói đến dụng cụ, vật dụng có liên quan thì không ngoa khi cho rằng nó chiếm tới 70% khả năng thành công của chương trình. Bạn sẽ cần lưu ý tới những thứ như sau dụng cụ phục vụ trò chơi, vật dụng phục vụ nhu cầu của thành viên tham gia như ô dù, nước nôi, khăn… Cuối cùng những không thể thiếu đó là sự xuất hiện của những trang phục đồng phục.
Với tính chất là những hoạt động được tổ chức tại những nơi có không gian rộng, trong thời gian dài và quy tụ sự tham gia của đông đảo thành viên thì dễ hiểu rằng tác dụng của việc xây dựng hình ảnh sẽ vượt trội hơn hẳn. Không khó hiểu khi mà các sự kiện Team Building luôn thu hút được sự chú ý của nhưng người xung quanh. Đó chính là lúc những thông tin trên chiếc áo đồng phục sự kiện công ty đặc biệt được quan tâm. Từ đó thông tin, thông điệp trên nó sẽ tiếp cận tới công chúng một cách tự nhiên, chính xác và bền lâu hơn.
Lựa chọn MC, Ekip thực hiện
Như đã nói phía trên thì toàn bộ những trò chơi, hoạt động của Team Building sẽ nằm dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của người dẫn chương trình – MC. Do đó mà thành bại của Team Building sẽ nằm trong tay của những người này. Kích động đám đông, tạo sự hứng khởi hay quản lý đám đông là nhiệm vụ của người MC Team Building. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì sẽ cần một sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm, minh chứng của nó chính là sự hoạt bát, nhạy bén trong ứng biến và cả khiếu hài hước.
Không trực tiếp tác động và ảnh hưởng tới khả năng thành công hay sự hoàn thiện của chương trình như Ekip thực hiện của mỗi Team Building cũng đóng góp vào nó không hề nhỏ. Ở đây thì Ekip thực hiện sẽ bao gồm nhưng bộ phận như tổ chức (quản lý, điều phối), truyền thông (quay phim, chụp ảnh, đưa tin), hậu kỳ (ăn uống, y tế)…
Phần thưởng cho người thắng cuộc
Thứ gì đủ khả năng khích lệ người chơi nỗ lực, tranh đấu trong các trò chơi tập thể? Có thể là cái tôi cá nhân, sự hiếu thắng trong bản chất, tinh thần đại diện của đội nhóm…. nhưng tất cả vẫn thua xa một thứ, đó là phần thưởng.
Không thể phủ nhận là với một cuộc chơi đầy tranh đấu, đôi khi còn vất vả như Team Building thì chẳng thể thiếu được những món quà xứng đáng với sự cố gắng của cá nhân và tập thể đội chơi. Ở đây thì có một lưu ý là phần thưởng không cần quá nặng giá trị vật chất, càng không nên là nhưng chiếc phong bì với “xyz đồng” bên trong bởi thế còn gì là ý nghĩa và vui vẻ nữa.
Hãy nghiên cứu một chút tới đặc điểm của tập thể những người tham gia Team Building, xét trên điều kiện không gian, thời gian tổ chức. Ví dụ dễ thấy nhất đó là phần thưởng chính là những thứ có thể sử dụng luôn trong công việc, cuộc sống hay gần nhất là dùng trong quá trình còn lại của sự kiện Team Building. Ví dụ: Phần thưởng của Team Building được tổ chức ở bãi biển thì có gì tuyệt hơn bia và đồ nhắm cơ chứ?
Hè đang đến gần, thời điểm đẹp nhất để tổ chức các chương trình Team Building là đây chứ đâu. Hãy đừng quên nhưng bước thực hiện phía trên để có được một sự kiện vừa vui, vừa độc, vừa chất mà lại giàu ý nghĩa, thắm nội dung nhé.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com