Thói quen khiến bạn trở thành cái gai trong mắt đồng nghiệp

Đánh Giá Khách Hàng

Môi trường công sở nhìn từ ngoài vào vào sẽ cho cảm giác một thứ gì đó hết sức bình yên. Thậm chí ngay cả những ấn tượng về vẻ bề ngoài cũng luôn đồng bộ, thống nhất bằng việc sử dụng những chiếc áo đồng phục công ty đẹp nhất. Thế nhưng sự thật rằng là nó lại chẳng bình yên đến vậy, thậm chí với chính những người trực thuộc môi trường ấy thì ngay cả đến việc giữ được mối quan hệ với chính những đồng nghiệp của mình đôi khi cũng là quá khó khăn.

>> Khám phá những hoạt động ngoại khoá của doanh nghiệp

>> Top 3 doanh nghiệp có bộ sưu tập đồng phục đẹp mắt nhất

>> Sức ảnh hưởng của áo đồng phục công ty tới thương hiệu

Xây dựng những mối quan hệ trong công việc là cả một quá trình dài với rất nhiều yếu tố tác động, thậm chí có thể dùng 2 từ khó khăn dành cho nó. Thế nhưng để phá hỏng nó lại là một cái gì đó quá đỗi dễ dàng, đôi khi chỉ vì một vài thói quen tưởng chừng hết sức bình thường của chính mình. Dưới đây là những thói quen cực dễ dẫn tới tình trạng tiêu cực hoá những mối quan hệ với đồng nghiệp trong nội bộ công ty, doanh nghiệp.

Tự cao tự đại sẽ khiến đồng nghiệp xa lánh bạn

Trong bất cứ một môi trường nào thì luôn tồn tại sự chênh lệch rõ ràng về khả năng chuyên môn, điều kiện hoàn cảnh cá nhân của các cá thể trong môi trường đó. Với môi trường công sở thì sự chênh lệnh về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là điều vô cùng phổ biến và được thể hiện một cách dễ dàng. Cùng với đó phải kể đến sự chênh lệch về cấp bậc, chức vị trong công ty doanh nghiệp ấy.

Đương nhiên là khi người ta nổi trội hay giỏi giang thì người ta có thể tự hào về bản thân mình hay tự tin vào khả năng cá nhân. Thế nhưng ranh giới giữa tự tin và tự cao nó là vô cùng mong manh. Nó hoàn toàn có thể biến tướng một cách tự nhiên đến nỗi chính chủ nhân của nó cũng chẳng hề hay biết.

bi-dong-nghiep-get-do-tu-cao
Nhiều người thường gặp khó khăn trong những mối quan hệ nơi công sở, hay đúng hơn là bị đồng nghiệp gét do không có sự khiêm tốn trong công việc và cuộc sống.

Đây được coi là một thói quen cực xấu của dân công sở, bởi lẽ nó thể hiện sự thiếu tôn trọng dành cho những đồng nghiệp xung quanh. Cụ thể là người có thói xấu tự cao tự đại sẽ thường tự khoe khoang về bản thân và những gì mình đã làm được, đã đạt được. Không chỉ có vậy mà họ còn “tiết kiệm” lời cảm ơn đến những đồng nghiệp của mình, hay là tô vẽ bản thân hạ thấp người khác…

Chắc chắn rằng một con người có sự tự cao tự đại sẽ sớm trở thành cái gai trong mắt những đồng nghiệp ở cùng công ty, doanh nghiệp. Và nào ai có thể dám chắc rằng cái phẩm chất cá nhân, cái chuyên môn hay cả những thành tựu lúc này có thể bền vững cho tới ngày mai. Chưa kể rằng chính những sự cư xử thiếu tinh tế, khôn ngoan đó sẽ hạn chế những mối quan hệ với đồng nghiệp, dần dần sẽ dẫn tới tình trạng xa lánh, kỳ thị và hiển nhiên sẽ tự biến môi trường công sở vốn yên bình thành địa ngục u tối.

Thiếu kỷ luật là nguyên nhân hàng đầu đánh mất sự tôn trọng của đồng nghiệp

Trong bất cứ một tổ chức, tập thể nào thì việc tồn tại, duy trì tính kỷ luật cũng được coi là một trong những nhu cầu vô cùng thiết yếu. Bởi với đặc điểm của tổ chức, tập thể là nơi quy tụ bởi nhiều cá nhân khác nhau thì gần như chắc chắn sẽ không thể có tính ổn định nếu nó không được duy trì một cách khoa học. Cụ thể là buộc phải có những quy định, luật lệ nhằm khống chế và điều hướng của cả tập thể tổ chức đó. Chỉ có cách đó mới có thể khai thác đúng hướng, hiệu quả chính những cá nhân trong tập thể ấy. Từ đấy mới đưa được tập thể đó tiến lên mạnh mẽ, bền vững được.

bi-dong-nghiep-get-do-vo-ky-luat
Có nhiều người vẫn ví von cái thói quen đi làm muộn là một hình thức ăn cắp tài sản chung. Và cũng chính vì vậy mà nó là thứ thường bị ghét từ chính đồng nghiệp của mình.

Chính từ những gì đã nêu thì chó thể thấy rõ ràng rằng một người có thói quen vô kỷ luật sẽ luôn bị coi là một kẻ thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc, chuyên nghiệp và đặc biệt là không có uy tín. Biểu hiện của người thiếu kỷ luật trong môi trường công sở có nhiều điểm nhận biết, trong số đó có:

Đi muộn, về sớm, không đảm bảo yêu cầu về thời gian làm việc là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của những người không có tính kỷ luật. Mặt khác là nó thể hiện một sự lười biếng, bởi chỉ có kẻ lười biếng mới ăn gian thời gian làm việc. Và chính sự gian dối đó khi được đặt vào các sự so sánh về điều kiện đãi ngộ, lương thưởng sẽ tạo ra sự mâu thuẫn rõ nét, và đương nhiên kẻ vô kỷ luật ấy sẽ rơi vào tầm “gét” của không ít người.

Làm việc riêng trong giờ là một thói quen cá nhân vô cùng xấu xí. Nó thể hiện bạn là người thiếu sự nghiêm túc, thiếu cả tính chuyên nghiệp trong công việc của mình. Bởi hầu như bất cứ ai cũng không thể giữ được sự tập trung cân bằng cho nhiều vấn đề khác nhau trong một khoảng thời gian. Đó là chưa kể tới việc làm việc riêng còn là một sự thiếu tôn trọng dành cho những người khác, đặc biệt với những công việc có tính dây chuyền thì việc chậm trễ của bạn sẽ làm cả một hệ thống bị kéo tụt lại.

Quá ồn ào, mất trật tự có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, nó không nhất thiết phải là những hoạt động như mở nhạc lớn, đóng cửa mạnh hay la hét trong văn phòng. Đôi khi nó chỉ là những âm thanh hết sức nhỏ bé như tiếng kẽo kẹt của chiếc ghế xoay, tiếng lập cập của bàn ghế người có thói quen rung đùi, tiếng bấm bút bi, tiếng nhai kẹo cao su hay cả tiếng gõ máy xoành xoạch. Tất cả chúng đề có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tập trung của những người xung, làm giảm năng suất làm việc của họ. Và đừng tỏ ra khó hiểu khi họ gét bạn vì điều này.

bi-dong-nghiep-get-vi-on-ao
Tiếng bấm bút bi vốn không quá ầm ỹ cũng không chói tai. Thế nhưng việc lặp đi lặp lại nó với tần suất lớn lại khiến những đồng nghiệp của bạn vô cùng khó chịu đấy.

Nghe điện thoại riêng, ăn uống, trang điểm ngay tại bàn làm việc. Đương nhiên ai cũng có thể biết rằng những cuộc điện đàm mang tính cá nhân nên được riêng tư hoá. Vậy tại sao bạn lại có thể oang oang đàm tiếu cũng bạn bè khi mà những người xung quanh đang miệt mài làm việc. Còn đối với việc ăn uống thì nó dễ hiểu hơn nhiều, mùi thức ăn là thứ lan toả cực rộng, chưa kể là âm thanh nhai chóp chép nữa. Nó làm đồng nghiệp của bạn cảm thấy ức chế lắm đó. Tương tự là việc biến bàn làm việc thành bàn phấn trang điểm, nó làm người khác cảm thấy bạn thiếu tinh tế, thiếu nghiêm túc và không chuyên nghiệp mà thôi.

>>> Bài viết liên quan: 1000 Mẫu Áo Phông Đồng Phục Công Ty Đẹp Nhất Năm 2018 – 2019

Thiếu lịch sự với đồng nghiệp

Thiếu lịch sự thì có nhiều thái cực khác nhau, tương ứng với đó là nhiều vấn đề mang tính chất riêng biệt, nhưng phổ biến nhất đó là việc tham gia vào việc người khác. Có thể nói rằng có rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa vấn đề thân thiện hoá và vô duyên. Sự thân thiện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ là một hành vi tốt, thế nhưng khi nó được thể hiện sai thời điểm, sai hoàn cảnh, sai đối tượng thì chắc chắn tác dụng cũng là sai lầm.

Chen ngang câu chuyện của những đồng nghiệp cũng là thói quen bị ghét hàng đầu. Nó thể hiện một sự thiếu lịch sự trầm trọng, đặc biệt là với môi trường công sở bởi tính phức tạp của những câu chuyện phổ biến trong đó. Dù là những câu chuyện phiếm vui vẻ, những chia sẻ về kinh nghiệm làm việc – kinh nghiệm sống hay cả những đàm tiếu về người khác, đối tượng khác thì sự chen lời sẽ là vô duyên. Mà chưa kể rằng giao tiếp sẽ luôn tiềm ẩn những nguy cơ. Bởi lời nói luôn có thể tiềm tàng những sai sót gây khó dễ cho chính người nói ra nó.

vo-duyen-la-nguyen-nhan-bi-dong-nghiep-get
Nói về sự vô duyên trong môi trường công sở thì hoàn toàn có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bạn bị đồng nghiệp xa lánh.

Thêm một kiểu người bị đồng nghiệp thường xuyên xa lánh đó là những người luôn thao tao bất tuyệt, cứ nói liên hồi bất cứ khi nào có cơ hội mà không quan tâm tới cảm xúc của những người xung quanh. Thậm chí dù họ đã tỏ thái độ khó chịu và trạng thái “không cảm xúc” rất rõ ràng thì kiểu người này vẫn không hề mảy may để ý tới. Về lâu về dài người ta sẽ kỳ thị hay thậm xa lánh những con người theo kiểu này bởi nhu cầu được nói, được bày tỏ ý kiến thì ai cũng có.

>>> Danh mục có thể bạn quan tâm : Đồng phục nhà hàng

Bên cạnh lời nói thì hành động cũng là một trong những vấn đề nhức nhối về sự thiếu lịch sự trong môi trường công sở. Đương nhiên hành động ở đây không phải là việc dùng vũ lực, mà là những cử chỉ thiếu văn hoá, chẳng hạn như gãi ngứa ở vùng nhạy cảm, hay động chạm đến cơ thể người khác. Đương nhiên là chắc chắn phải có sự thân quen nhất định thì người ta mới có thể thoải mái. Nhưng đôi khi sự thoải mái ấy lại thể hiện sự thiếu lịch sự, thiếu sang.

duoc-dong-nghiep-yeu-quy
Ngược lại hoàn toàn với thảm cảnh từ sự kỳ thị, gét bỏ hay xa lánh của đồng nghiệp. Nếu bạn xây dựng được những mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì không chỉ công việc mà cả cuộc sống của bạn cũng được hỗ trợ từ họ rất nhiều.

Cuối cùng chính là thái độ, thái độ thiếu lịch sự thì có nhiều kiểu khác nhau. Biểu hiện như là cố tình làm ngơ trước những câu chào hỏi, thiếu lễ phép thiếu nghiêm túc, hay đơn giản là không gõ cửa khi ra vào phòng riêng. Tất cả chúng tuy nhỏ nhưng trong mắt đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng thì nó có thể là minh chứng cho sự thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp của bạn.

Đồng nghiệp sẽ xa lành bạn vì chính cách ăn mặc của bạn

Thói quen ăn mặc là một thói quen vô cùng khó sửa đổi, bởi bản thân phong cách ăn mặc, thời trang được xem là một trong những yếu tố đậm nét cả nhân của mỗi con người. Cũng cần phải nhắc tới những điều kiện cá nhân như thể hình, thể trạng của một người sẽ ảnh hưởng đến cách ăn mặc của họ. Với môi trường công sở thì chính thói quen trong cách ăn mặc sẽ có thể mang tới những ấn tượng có thể mang tính tiêu cực từ chính những đồng nghiệp của mình.

Nhắc tới thời trang, ăn mặc thì hầu như người ta sẽ nghĩ ngay nữ giới. Cũng phải thôi khi nữ giới được mệnh danh là phái đẹp. Thời trang nữ cũng tỏ ra là vô cùng phát triển so với những mảng khác, và nhu cầu làm đẹp của chị em là vô cùng lớn. Nhưng cánh nam giới cũng không kém phần, khi mà xã hội càng tiến bộ thì nam giới cũng có những đòi hỏi về ăn mặc khắt khe hơn.

Với một sự thật khó có thể chối cãi là đôi khi chính cách ăn mặc của bạn sẽ khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh.
Với một sự thật khó có thể chối cãi là đôi khi chính cách ăn mặc của bạn sẽ khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh.

Quay lại với vấn đề thói quen ăn mặc có thể  bị đồng nghiệp đánh giá tiêu cực thì có nhiều biểu hiện như: Ăn mặc quá hở hang, ăn mặc kém lịch sự, ăn mặc đồ quá cẩu thả, sử dụng trang phục quá cũ….. Tất cả những vấn đề này tuy phức tạp nhưng lại có thể giải quyết một cách đơn giản chỉ bằng một thứ duy nhất. Và nó mang tên trang phục đồng phục công ty.

Việc đồng bộ hoá cách ăn mặc của những con người trong một tập thể không chỉ giúp bình đẳng hoá ấn tượng thị giác của mỗi người mà nó còn trực tiếp tác động đến tâm lý của tập thể nhân viên. Trong đó có cả tính đoàn kết nội bộ, sự tự hào về công việc, công ty, doanh nghiệp mình đang công tác.

Tóm lại, việc tạo dựng, phát triển những mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty, doanh nghiệp là một điều không dễ dàng. Và để có thể tạo tiền đề thuận lợi nhất cho việc đó thì ngay từ bây giờ hay nhìn nhận và đánh giá bản thân nhé. Liệu bạn có đang sở hữu một thói quen xấu nào đó có thể biến bản thân thành cái gai trong mắt đồng nghiệp hay không?

>>> Thời Trang Cho Người Gầy? Chọn Bộ Đồ Nào Là Phù Hợp Nhất?

>>> Bạn Có Tin Rằng Chọn Lựa Áo Phông Đẹp Chẳng Hề Khó Khăn

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

zalo_uf
hotline-thoi-trang-hai-anh
hotline-thoi-trang-hai-anh