Grab, ông vua mới của thị trường vận tải Việt Nam

Đánh Giá Khách Hàng

Cùng trong những tháng đầu năm 2014, thị trường vận tải Việt Nam đón chào 2 thương hiệu với cùng một hình thức kinh doanh, phát triển. Và đó chính là thời khắc quan trọng đã thay đổi hoàn toàn thói quen di chuyển bằng phương tiện trả phí của người dân Việt. Và tới nay, sau 4 năm tồn tại, phát triển thì không những vượt trội so với những hình thức cũ, màu xanh lá trên bộ đồng phục công ty của tài xế Grab cũng đang chuẩn bị “nuốt chửng” người anh em Uber.

>> TOP 3 doanh nghiệp có bộ sưu tập đồng phục đẹp mắt nhất

>> Đồng phục ngành ngân hàng, làn sóng ngầm của kim tiền

Tổng quan thị trường vận tải Việt Nam trước khi Grab xuất hiện

Nhìn lại quãng thời gian trước đây, khoảng những năm 2014 trở về trước, khi nhắc tới thị trường vận tải Việt Nam thì người ta sẽ mặc định gắn với 2 khái niệm đó là xe ôm tự do và taxi.

Trong đó xe ôm là từ dùng để chỉ những người làm công việc chở khách bằng phương tiện xe máy, mô-tô 2 bánh. Không có mức giá cố định hay công thức tính giá nào cả, mà thay vào đó là khách hàng và người chạy xe ôm tự thoả thuận giá cả.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Xe ôm là một nét văn hoá thú vị của người Việt Nam

Nói đến taxi thì đó là cuộc chơi mà 2 ông lớn là Mai Linh và Vinasun tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với những hãng khác khi mà số lượng đầu xe của họ vượt trội hơn hẳn. Tính tới khi mà Grab và Uber chính thức bước chân vào thị trường vận tải Việt Nam thì Mai Linh sở hữu khoảng 11000 đầu xe, với Vinasun thì khoảng 5000. Thậm chí sau đó 2 tập đoàn này vẫn có sự tăng trưởng về số lượng xe, doanh thu và lợi nhuận.

Thời đó, người ta quen với hình ảnh cánh xe ôm đứng tại những giao lộ hay tập trung tại những bến xe để bắt khách. Còn muốn bắt taxi thì có 2 cách là gọi điện đặt xe với tổng đài hoặc ra vỉa đường “dài cổ” vẫy xe. Và có vẻ như tất cả chưa hề có một chút hình dung nào về một cơn bão, một sự dịch chuyển đang đến rất gần với thị trường vận tải Việt Nam.

Chặng đường gian nan của Grab khi chen chân vào thị trường vận tải Việt Nam

Chính xác rằng Grab xuất hiện ở Việt Nam vào đầu tháng 2 năm 2014 và ban đầu nó mang một tên gọi là GrabTaxi. Chỉ 4 tháng sau, thêm một người anh em nữa của Grab là Uber cũng nối gót đặt một chân vào thị trường vận tải Việt Nam.

Du đã có rất nhiều thành công tại thị trường quốc tế, nhưng khi vừa xuất hiện tại Việt Nam thì có vẻ như Grab và Uber chưa thực sự để lại dấu ấn. Thậm chí cuối năm 2014, chính Uber còn đề xuất sẽ vận hành hệ thống vận tải xe 4 bánh bằng phần mềm quản lý Uber cho Hiệp hội Vận tải Hà Nội.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Thủa ban đầu, Grab và cả Uber đều gặp nhiều khó khăn khi xuất hiện ở Việt Nam.

Thậm chí trong những năm kế sau đó các doanh nghiệp lớn trong thị trường vận tải Việt Nam như Mai Linh, Vinasun, Taxi Group chẳng hề bị ảnh hưởng. Không những vậy mà doanh thu, lợi nhuận của những doanh nghiệp này còn có phần “khủng” hơn so với trước đây.

Xuất hiện từ 2014, nhưng phải đến đầu năm 2015, Grab mới chính thức được cấp phép thí điểm tại một số thành phố lớn của Việt Nam. Kém may mắn hơn, Uber nhiều lần bị trả lại hồ sơ xin cấp phép hoạt động do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kinh doanh vận tải ở Việt Nam. Đây được coi là dấu trừ nặng nề dẫn tới việc thua thiệt của Uber sau này.

Đầu tháng 11/2014 GrabBike được thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, 7 tháng sau, nó được mang ra Hà Nội, từ đây, đế chế của những tài xế mang bộ đồng phục màu xanh lá chính thức được bắt đầu.

Điểm khác biệt của Grab so với phần còn lại của thị trường vận tải Việt Nam

Không nói tới Uber bởi tính tương đồng vốn có của 2 đơn vị này với nhau thì Grab là làn gió hoàn toàn mới tray đổi cách thức di chuyển của toàn xã hội.

Đã không còn cảnh phải “cuốc bộ” cả vài km để tìm được một phương tiện vận chuyển đáp ứng nhu cầu đi lại. Cũng không còn nhưng cuộc đàm phán cân não “thêm một đồng bớt một hào” nữa. Cái cảnh đứng ngóng từng chiếc xe taxi vẫy lấy vẫn để cũng biến mất. Thay vào đó chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng di động là khách hàng có thể tự lên lộ trình và kế hoạch hoá chi phí của chuyến đi.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Chỉ cần một ứng dụng trên thiết bị di động là có thể đặt xe, thậm chí thanh toán.

Nhưng điểm hạn chế, phản cảm của phương tiện vận tải truyền thống như tranh dành, lôi kéo khách. Hay cố tình đi lòng vòng ăn chặn tiền hay thậm chí là huỷ chuyến giữa đường không hề tồn tại với phương thức vận tải hành khách mới này.

Phải nói rằng Grab đã có đủ mọi yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Cụ thể là:

  • Thiên thời: Xã hội phát triển nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin, đại diện chính là cách mạng công nghiệp 4.0. Khi mà mọi thứ đều được kết nối bởi công nghệ thông tin. Và điều đó được thể hiện rõ nét qua sự tiên tiến trong cách tiếp cận đơn giản, kết nối nhanh chóng giữa khách hàng và dịch vụ. Thậm chí ở một khía cạnh khác, chính việc kết nối mạng tự động đã làm giảm sự cồng kềnh của bộ máy điều phối, thứ chẳng thể có với thị trường vận tải Việt Nam trước đây.
  • Địa lợi: Dân số gia tăng nhưng quỹ đất là có hạn. Gần như ở bất cứ thành phố lớn nào, không chỉ riêng Việt Nam, tắc đường là vấn nạn quốc dân. Sống chung với nó không phải là không thể, nhưng cũng chẳng dễ dàng. Đấy là chưa kể là những vấn đề phát sinh khi đi lại cũng làm cuộc sống trở nên ngột ngạt hơn. Do đó người ta muốn tìm đến các dịch vụ để phó mặc trọng trách đó.
thi-truong-van-tai-viet-nam
Grab đã thành công do thích ứng và tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin.
  • Nhân hoà: Grab đã thực sự quá khôn ngoan khi đánh vào đúng tâm lý thích rẻ. Thực tế thì Grab và Uber đều có mức cước phí có thể xem là quá hời so với các hình thức vận tải truyền thống. Cùng với đó là sự tiện dụng, nhanh chóng và cả những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại. Tất cả đã biến Grab từ một sự xa lạ trở thành lối mòn suy nghĩ của toàn xã hội.

>>> Bài viết liên quan: In áo đồng phục công ty Hà Nội

Cách Grab rượt đuổi và vượt lên trên thị trường vận tải Việt Nam

Vốn dĩ là một giải pháp kết nối phương tiện di chuyển trả phí và khách hàng vậy nên điều dễ hiểu rằng Grab và cả Uber khi khởi động thì chẳng có một chiếc xe nào. Do đó việc đầu tiên mà cả 2 thương hiệu này thực hiện đó là “chiêu hiền đãi sỹ”. Chiến lược vô cùng căn bản nhưng minh chứng cho tầm nhìn xa của Grab, Uber đó là chiết khấu cực kỳ hậu hĩnh cùng các mức thưởng khi đạt định mức số chuyến.

Bằng chiến lược này, gần như ngay lập tức Grab và Uber đã thu hút được một số lượng lớn người tham gia, không chỉ là những tài xế chuyên chở khách mà còn cả nhưng cá nhân có phương tiện và có nhu cầu kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh. Chuyện thật như đùa rằng với nhiều người, tranh thủ giờ nghỉ trưa ra chạy vài “cuốc” có khi còn kiếm hơn lương ngồi văn phòng cả ngày.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Với chính sách và các điều kiện hấp dẫn dành cho cánh tài xế. Grab đã nhanh chóng tạo dựng được mạng lưới dày và mạnh mẽ.

Có một đội ngũ xe, phương tiện hùng hậu, dày đặc mới chỉ là một về mà thôi. Để thu hút và tạo dấu ấn cho khách hàng thì sẽ cần nhiều hơn vậy. Và đây là lúc mà Grab thể hiện tiềm lực “khủng” của mình, dựa vào nguồn lực tài chính hùng hậu. Grab sẵn sàng chấp nhận “thương đau”, “bán máu” lấy số lượng chuyến, lấy tầm ảnh hưởng và đặt dấu ấn, định vị thương hiệu trong mảng thị trường vận tải ở Việt Nam.

Bằng chứng là có quá nhiều chiến dịch khuyến mại ở mức khó tin, 60-70% thậm chí là miễn phí. Đấy là chưa kể tới việc mức giá cơ bản của dịch vụ vận tải công nghệ cao này cũng rẻ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp vận tải truyền thống hoặc cánh xe ôm.

Cuối năm 2016, báo cáo kết quả kinh doanh của Grab được công bố, con số lỗ 443 tỷ đồng là điều không phải quá lạ với những gì đã và đang được thực hiện. Nhưng đánh đổi với co số ấy thì Grab đã chiếm lĩnh được thị phần không lổ trong thị trường vận tải Việt Nam cho cả 2 loại hình 2 bánh và 4 bánh.

Giờ ý thức được cũng đã là quá muộn, kết quả kinh doanh của 2 doanh nghiệp vận tải nội là Mai Linh và Vinasun đều đi xuống một cách rõ rệt. Thậm chí cuối năm 2017, đồng loạt các xe taxi của Vinasun đã treo khẩu hiệu phản đối Grab, Uber. Với cánh xe ôm thì còn thê thảm hơn, hàng loạt vụ đụng độ giữa xe ôm truyền thống với những tài xế trong bộ áo đồng phục công ty mà xanh lá của Grab. Và giới thạo tin đánh giá rằng đây chính là cú giãy chết đánh dấu thất bại toàn diện của hình thức vận tại truyền thống.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Trong một cố gắng đến mức khờ dại, các lái xe Taxi truyền thống đã vận động bằng các khẩu ngữ đả kích Grab, Uber

Grab khẳng định ngôi vương tại thị trường vận tải Việt Nam

Chuyện Grab hạ gục hoàn toàn những phương thức vận tải cũ chỉ còn là chuyện sớm chiều, càng có lý hơn khi mà những thương hiệu vận tải truyền thông không chỉ cắt giảm nhân sự mà còn đang học theo Grab, Uber mở ra các ứng dụng tương tự nhưng sự thành công là điều vô cùng khó khăn.

Có nhiều người luôn cho rằng Uber sẽ là đối trọng duy nhất của Grab tại thị trường Việt Nam. Điều này cũng là có lý khi mà Uber có nguồn tài chính siêu khủng, hoạt động trên 78 quốc gia và được định giá khoảng 72 tỷ USD. Thậm chí Uber cũng nổi tiếng là chịu chơi khi luôn có khoảng 10 tỷ USD cả tiền mặt và tín dụng và sẵn sàng chịu lỗ cả tỷ USD mà chẳng bận tâm.

thi-truong-van-tai-viet-nam
Chuyện thất bại của các phương tiện vận tải truyền thống là điều tất yếu.

Thế nhưng mới đây thì theo Bloomberg và cả từ CEO của Grab đã thông báo rằng Grab đã đạt được thoả thuận với Uber để mua lại hoạt động kinh doanh của Uber, đổi lại thì Uber sẽ nhận được một phần cổ phần của Grab tại thị trường đó. Cụ thể là toàn bộ khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Theo đánh giá thì đây là nước cờ thông minh của đôi bên nhằm nhất thống thị trường, chấm dứt hoàn toàn cuộc cạnh tranh đến từ sự song hành trong suốt nhiều năm qua. Đó sẽ là dấu chấm hết của mọi nỗ lực cuối cùng của các phương thức vận tải truyền thống của khu vực có dân số 620 triệu dân này. Hiện tại thì có 84 triệu lượt tải ứng dụng Grab và 22 triệu tải ứng dụng Uber tại khu vực Đông Nam Á.

Chưa rõ rằng thị trường vận tải Việt Nam sẽ có những thay đổi nào trong thời gian sắp tới, thậm chí cũng có thể xuất hiện thêm những thương hiệu khác với công nghệ mới hơn. Nhưng có thể chắc chắn rằng màu xanh lá trên áo đồng phục doanh nghiệp và phương tiện của Grab sẽ vẫn nhuộm kín thị phần vận tải Việt Nam và cả trong tâm lý, suy nghĩ của khách hàng. Ít nhất là trong vài năm nữa!

>> Học Hỏi Cách Quản Lý Nhân Sự Khôn Ngoan Như Tào Tháo 

>> Liệu Rằng Có Thể Nâng Cao Hiệu Suất Làm Việc Hay Không?

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

zalo_uf
hotline-thoi-trang-hai-anh
hotline-thoi-trang-hai-anh