CEO là một trong những chức vụ cao nhất trong một tập thể doanh nghiệp. Không sai khi nói rằng vận mệnh, sự phát triển hay khả năng thành công của cả một tập thể cùng chung một màu áo đồng phục công ty đều nằm trên đôi vai của người đảm nhiệm chức vụ CEO của doanh nghiệp đó. Với vai trò, trọng trách lớn như vậy thì đương nhiên cũng sẽ chẳng dễ dàng để thành công. Vậy một CEO muốn thành công thì cần những yếu tố nào?
>> Phẩm Chất Nào Để Lọt Vào Danh Sách Nhân Viên Xuất Sắc?
>> 1000 Bài Học Kinh Doanh Đắt Giá Nhất Giúp Các Bạn Thành Công
CEO là gì?
Trong Tiếng Anh thì CEO là viết tắt của Chief Executive Officer. Theo định nghĩa kinh doanh thì CEO là người đứng đầu công ty, doanh nghiệp, nắm trọng trách và nhiệm vụ quan trọng là thực hiện toàn bộ công việc điều hành mọi hoạt động mang tính chiến lược, chính sách của hội đồng quản trị.
Với nhiều công ty, doanh nghiệp thì thì CEO hay vị trí Giám đốc điều hành (hay Tổng giám đốc điều hành) thường đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp, tập đoàn ấy. Cũng có những trường hợp mà 2 chức vụ này là riêng biệt và được đảm nhiệm bởi 2 người khác nhau. Thế nhưng dẫu vậy nó vẫn có một mối liên quan mật thiết với nhau nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành các công việc, trách nghiệm trong hoạt động thường nhật của doanh nghiệp, tập đoàn.
Những phẩm chất cần có của CEO
Từ những vai trò, trọng trách lớn lao mà CEO đảm nhận thì có thể chắc chắn không phải ai cũng có thể đảm đương chức vụ này. Thậm chí khi đã có được chiếc ghế danh giá này thì cũng chẳng thể vỗ ngực xưng danh rằng mình đã là một vị Giám đốc điều hành thành công.
Từ bài học về quá trình lập nghiệp, đi lên của những CEO danh tiếng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì có một số phẩm chất mà một vị CEO cần phải có, phải tôi luyện nếu muốn thực sự thành công. Mặt khác, đây cũng là những yếu tố then chốt để có thể trở thành một vị lãnh đạo của công ty, tập đoàn.
Sự quyết đoán
Theo nghiên cứu của Đại học Princeton – Hoa Kỳ thì 99% những con người thành công đều cực thông minh trong cách quản lý quỹ thời gian cá nhân. Bởi lẽ dù có là ai, có làm công việc gì thì bạn vẫn chỉ có 24 giờ một ngày. Và nếu không có có một sự quản lý thời gian khôn ngoan thì sẽ chẳng bao giờ đủ thời gian để làm việc chứu chưa nói tới hoàn thiện xuất sắc công việc đó.
Nói tới quản lý thời gian thì ai cũng biết kẻ cắp thời gian chính là sự chần chừ, thiết quyết đoán. Trung bình một người thường sẽ mất tới hơn 800h mỗi năm cho việc đắn đo, phân vân trong cuộc sống. Do đó vô tình họ đã đánh mất hơn 1 tháng trong 1 năm chỉ để nghĩ ngợi, và nào ai có thể chắc chắn rằng sau khoảng đợi chờ ấy thì quyết định có còn đúng đắn, cơ hội có còn khả năng nắm bắt hay không?
Đặc biệt khi bạn là một người lãnh đạo, thì việc chậm trễ trong quyết định của bạn không chỉ gây tổn thất cho chính bạn mà còn kéo theo liên luỵ đến cả một tập thể. Hãy thử đặt ra một giả thuyết, nếu một CEO chậm trễ trong quyết định kinh doanh, và nó làm trôi qua cơ hội phát triển của công ty, doanh nghiệp thì biết bao nhân viên phải điêu đứng. Thậm chí sự tồn vong của những chiếc áo đồng phục công ty hay dấu ấn thương hiệu có thể rơi vào báo động đỏ.
Kết quả nghiên cứu trên đã đưa ra một kết quả rằng trung bình các CEO đưa ra quyết định nhanh hơn gấp 5 lần một người thường trong cùng một tình huống. Một khẩu quyết truyền miệng trong giới kinh doanh là: “Thà đưa ra một quyết định có khả năng sẽ tồi tệ còn tốt hơn là không đưa ra bất cứ một quyết định nào”. Trong một thế giới năng động, vội vã như hiện nay thì chậm chân có thể đồng nghĩa với chết đói. Xin đừng quên!
Sự cân bằng
Như đã nói phần đầu bài, công việc của CEO không đơn giản là đưa ra những chiến lược, xây dựng hướng phát triển cho công ty, doanh nghiệp mà trên thực tế thì CEO còn phải thực sự đảm đương vai trò nội chính. Ở đây thì nội chính có thể hiểu là việc điều hướng văn hoá doanh nghiệp, quản lý nhân sự hay cả đảm bảo giá trị tinh thần cho cả tập thể.
Thế nhưng lại có một vấn đề nảy sinh, đó là việc xung đột giữa việc nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên với việc đảm bảo giá trị tinh thần cho chính tập thể đó. Trong đó việc nâng cao hiệu suất công việc, khiến nhân viên tập trung vào công việc nhiều hơn có thể bằng các giải pháp như tích hợp công nghệ, kỹ thuật mới vào trong cách làm việc. Tạo ra các khung giá trị cần đạt được, cùng với việc đặt ra các hình thức khen thưởng, động viên để tạo động lực.
Còn với phần gia tăng giá trị tinh thần thì nó có thể được hiểu là thực hiện những công việc, hoạt động nhằm động viên, tạo khoảng nghỉ cần thiết cho tập thể nhân viên sau thời gian dài lao động. Bằng chính những công việc nhỏ bé đó mà tạo sức lan toả về cảm hứng làm việc, khơi gợi động lực phấn đấu hay xây dựng tình yêu, lòng tự hào với chính công ty, doanh nghiệp.
Steve Jobs, người sáng lập và từng là CEO của tập đoàn Apple là một ví dụ điển hình về một người lãnh đạo đã thực sự cân bằng được cán cân công việc và giá trị tinh thần. Những người đã từng làm việc với huyền thoại này đều có chung một nhận xét rằng ông có thể rất khiếm nhã trong công việc, nhưng cũng vô cùng tâm lý trong cách đối xử với nhân viên. Đỉnh cao của việc đó là ông luôn sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp, ý tưởng sáng tạo dù bạn là bất cứ ai. Điều đó là một phần tạo nên sự thành công cho chính Apple cho tới ngày nay.
>>> Bài viết liên quan: Đồng phục công ty đẹp
Sự tin cậy
Một nhà lãnh đạo ở bất cứ quy mô, vị trí nào cũng thực sự cần có được sự đồng thuận của tập thể dưới quyền. Với một CEO thì để thành công, người đó cần có được lòng tin của tất thảy những ai đang cùng khoác lên mình chiếc áo đồng phục công ty. Bởi chỉ khi lòng tin đong đầy thì những con người ấy mới sẵn sàng làm việc, cống hiến thậm chí hi sinh cho mục đích chung.
Không phủ nhận là dù có là bất cứ ai thì việc chính xác hoàn toàn là điều gần như không thể, bởi đã là con người thì việc mắc lỗi là điều khó mà tránh khỏi. Cái quan trọng ở đây là việc nhanh chóng nắm bắt được những sai lầm đó, và có cách giải quyết triệt để hay không tái phạm những vấn đề đó về sau.
Một người CEO sẽ phải đưa ra hàng trăm, hàng nghìn quyết định, chỉ đạo chính thống hoặc không chính thống. Và điểm khác biệt mang lại thành công chính là một CEO phải có trách nhiệm với những gì mình đã khẳng định. Cũng có thể nếu điều đó không được thực hiện thì chính sự thành thật thừa nhận trách nhiệm của mình chính là các để tạo sự tin tưởng trong cộng đồng nhân viên.
Xem thêm: TOP 3 doanh nghiệp có bộ sưu tập đồng phục đẹp mắt nhất
Khả năng thích nghi
Để đạt tới đỉnh cao của sự thành công trên cương vị CEO của một công ty, doanh nghiệp thì chắc chắn rằng cần có một khả năng thích nghi cực tốt. Bởi trong một xã hội mà nhịp vận động đong đếm từng giây, từng phút thì việc cổ hủ, cứng ngắc sẽ đồng nghĩa với thụt lùi.
Không chỉ với những Startup non trẻ mới tham gia thương trường mà ngay cả những ông lớn của nền kinh tế cũng luôn cần sẵn sàng thích nghi với bất cứ biến chuyển nào. Ai đó khi đạt tới vị trí CEO cũng cần phải thấu hiểu rằng học hỏi và sự thay đổi, thích nghi là hành trang để đến với thành công. Thậm chí có thể chắc chắn rằng cần phải buông bỏ quá khứ, hướng tới tương lai nếu muốn thành công. Và đó cũng chính là cách nghĩ đã mang lại thành công cho người giàu nhất hành tinh hiện nay, Jeff Bezos – CEO tập đoàn Amazon.
Vào năm 1994, Amazon được thành lập và Jeff Bezos giới thiệu nó như một hiệu sách trực tuyến. Vài năm sau, thương hiệu này tiếp tục tham gia vào lĩnh vực công nghệ di động với sự xuất hiện của Kindle. Và hiện nay, Amazon đã trở thành sàn giao dịch điện tử hùng mạnh nhất thế giới. Trên trang web này, bạn có thể có được bất cứ thứ gì bạn muốn. Tất nhiên là không dưng lại có sự chuyển dịch mạnh mẽ ấy.
Hơn tất thảy, nó chứng tỏ tầm nhìn vĩ nhân của vị CEO cùng khả năng thích ứng tuyệt vời với sự phát triển của thị trường và tâm lý, nhu cầu của xã hội. Và đó là bài học mà bất cứ một vị lãnh đạo nào cũng cần phải khắc ghi nếu vẫn nung nấu hi vọng thành danh lập trạng trong nền kinh tế đã quá chật chội này.
Sự mạo hiểm
Trong kinh doanh, bất cứ một cơ hội nào cũng đi kèm hàng tá thách thức, trong số đó cũng có không ít nguy cơ có thể phá hỏng nỗ lực, thành quả bao năm dựng xây. Đó là lúc mà phẩm chất về sự liều lĩnh, sự mạo hiểm cần được thể hiện một cách rõ nét. Chấp nhận mạo hiểm là cách thử thách bản thân, và chính từ những thử thách này mà CEO của một tập đoàn, doanh nghiệp có thể khám phá hết tiềm lực bản thân và kiểm chứng khả năng của cả tập thể.
Có nhiều người đã đổi vận, đổi đời bằng những quyết định mang tính cách mạng, lịch sử. Thế nhưng cũng chẳng ít những doanh nhân đã trắng tay khi vận đen gọi tên. Không ai có thể dám chắc được thành bại, việc dám liều lĩnh hay không là do suy nghĩ của mỗi người. Và một khi đã quyết định thì xin đừng mất niềm tin vào nó.
Kết lại, xin được ví von CEO như một môn nghệ thuật mà ở đó kỹ thuật trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ. Cần thiết hơn là chính sự tôi luyện bản thân, sự phát triển và cả yếu tố may mắn. Con đường có thể ngắn dài, chông gai hay bằng phẳng khác nhau, nhưng hãy đừng bao giờ mất niềm tin và hi vọng vào chính bản thân mình nhé, những CEO tương lai ạ!
>> Những Thứ Cũ Kỹ Nhưng Cần Phải Xuất Hiện Tại Văn Phòng Công Ty
Nguồn: https://thoitranghaianh.com