Hầu như bất cứ doanh nghiệp, công ty hay tập thể kinh doanh buôn bán nào cũng có sự hiện diện của những bộ đồng phục công ty. Có những công ty có chỉ duy nhất một chiếc áo phông đồng phục công ty, nhưng cũng có những doanh nghiệp có tới dăm ba bộ đồng phục công ty với đủ hết các thành phần.
>> Những tỷ phú USD Việt Nam đối xử với nhân viên như nào?
>> Grab, ông vua mới của thị trường vận tải Việt Nam
Điều đó là dễ hiểu khi mà mỗi công ty, doanh nghiệp lại có nhu cầu, đặc điểm khác nhau. Tuỳ thuộc từng ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động hay đơn giản hơn là tuỳ điều kiện kinh tế của từng đơn vị mà sự đầu tư vào các bộ trang phục đồng phục công ty lại khác nhau. Điều này cũng khiến những người chủ doanh nghiệp, người lãnh đạo công ty thực sự cảm thấy lo lắng và bận tâm.
Nên có nhiều hay ít số bộ đồng phục doanh nghiệp
Đầu tư quá nhiều, sở hữu quá nhiều bộ đồng phục công ty sẽ gây tốn kém kinh phí rất nhiều. Điều này là đúng cho cả công ty lớn và cả những doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là với cả những startup non nớt. Với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì con số này là cực lớn do tập thể nhân sự lớn. Còn với những mô hình kinh tế nhỏ hơn thì cũng đồng nghĩa với hạn chế về vốn nên mỗi sự đầu tư lại cần cân nhắc rõ ràng.
Không những vậy, có quá nhiều trang phục đồng phục khác nhau cũng không hẳn đã mang lại hiệu quả tốt. Đầu tiên nó gây khó khăn trong việc quản lý việc sử dụng bộ đồng phục nhân viên. Cùng với đó là nếu không được thiết kế và tính toán một cách kỹ lưỡng và chất lượng thì những bộ trang phục này có thể không thể truyền tải được ý nghĩa mà nó đáng ra phải có. Việc đa dạng cũng thường mang theo bạn đồng hành là kém tập trung.
Thế nhưng nếu chỉ sơ sài có 1 bộ đồ đồng phục duy nhất thì mọi chuyện còn có thể nói là tệ hại hơn. Thứ nhất là nào ai có thể sử dụng lặp đi lặp lại một chiếc áo đồng phục công ty trọn vẹn cả tuần, kể cả công việc có nhàn hạ tới mức nào. Thứ hai là chẳng hề tồn tại một loại trang phục nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu, mọi điều kiện của môi trường và nhu cầu sử dụng. Cuối cùng là vấn đề cố hữu của thời trang, đó là việc thời trang không hề đứng yên, mà nó luôn vận động, phát triển và đổi mới. Do đó hoàn toàn có thể xảy ra tình cảnh là chiếc áo đồng phục mới hôm nào con đẹp đẽ, tiêu biểu đã trở thành một thứ cổ lỗ, lỗi mốt.
Chừng đó thôi đã là quá phức tạp và mệt mỏi trong việc tính toán số lượng những bộ đồng phục mà một công ty cần có. Đó hoàn toàn là một sự thật phổ biến, thậm chí với nhiều khách hàng của xưởng may in áo đồng phục Hải Anh. Đến tận lúc ký hợp đồng đặt may áo đồng phục thì họ vẫn hoài nghi rằng đã đủ chưa? Còn thiếu không?
Để tránh lặp lại những vấn đề tuy nhỏ bé nhưng lại gây mệt mỏi như vậy, ngày hôm nay, Tin tức Hải Anh xin được mang tới một bài viết nói thẳng vào vấn đề mà chúng ta đều đang thắc mắc này. Sẽ cần có bao nhiêu bộ đồng phục cho một công ty, doanh nghiệp? Và để cho mọi thứ đơn giản và dễ hiểu hơn thì có thể chia số lượng trang phục vào những tiêu chí như sau?
Số lượng bộ đồng phục cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng
Đây là một trong những yêu cầu đơn giản nhất, phổ biến nhất và cũng là cơ bản nhất của bất kỳ trang phục nào, không chỉ riêng những bộ đồng phục. Bình thường bao nhiêu ngày thì bạn sẽ thay một bộ quần áo đi làm, chắc chắn sẽ không vượt quá con số 2. Thậm chí có những công việc mang tính chất riêng biệt thì mỗi ngày lại cần phải thay luôn ấy chứ.
Điều ấy không chỉ nằm ở vấn đề đảm bảo yếu tố vệ sinh, cảm quan cho người khác mà còn là một nhu cầu quá đỗi bình thường của mỗi người là yếu tố đẹp mắt, thời trang. Từ đó có thể chắc chắn sẽ không thể nào chỉ có một trang phục đồng phục công ty độc nhất. Trừ khi công ty, doanh nghiệp của bạn chỉ quy định mặc đồng phục vào một ngày duy nhất trong tuần.
Đó là chưa nhắc tới những yếu tố bất ngờ về thời tiết có thể trực tiếp khiến bạn chẳng thể sử dụng những bộ đồng phục khi đi làm được. Ví dụ như một cơ mưa giông bất chợt chẳng hạn. Không có giải pháp chữa cháy nào khác thì bạn sẽ lựa chọn gì? Tiếp tục cố gắng mặc một bộ đồng đồng phục ướt nhẹp từ hôm qua, hay bỏ qua, chấp nhận không mặc đồng phục nữa?
Những bộ đồng phục công ty nói chung hay những chiếc áo đồng phục nói riêng cũng như mọi trang phục khác, đều là sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may. Ít nhất là cho tới giờ này, con người dù đã rất cố gắng nâng cấp, phát triển hay cải tạo các vật liệu và kỹ thuật, thế nhưng chỉ có thể gia tăng tuổi thọ chứ chưa thể tạo ra một sản phẩm nào có độ bền tuyệt hảo được. Do đó, bất kể bạn có cẩn thận, nâng niu tới đâu trong quá trình sử dụng, vệ sinh hay bảo quản thì những bộ đồng phục sẽ vẫn không thể tránh khỏi sự xuống cấp.
Mà một khi phải hứng chịu những tác động đó hay đúng hơn là bị xuống cấp, thì giá trị sử dụng và hiệu quả thời trang của bộ đồng phục sẽ chẳng còn nữa. Thậm chí với một vài trường hợp cá biệt thì việc sử dụng những món đồ thời trang đồng phục đã quá cũ, quá lỗi sẽ còn gây phản cảm hay tạo ấn tượng xấu hơn.
Kết luận cuối cùng là số lượng bộ đồng phục phải ít nhất là 2, để có thể thay đổi luân phiên trong đời sống hằng ngày. Nó không cần phải là mẫu khác nhau, mà chỉ cần là có số lượng nhiều hơn 1 mà thôi.
Thời tiết và bài toàn số bộ đồng phục công ty
Có thể với những công ty, doanh nghiệp hoạt động tại miền Nam thì vấn đề này có thể được xử lý một cách linh hoạt hơn khi mà thời tiết quanh năm là có sự tương đồng, nhất quán. Thế nhưng với những đơn vị ở miền Bắc, nơi có sự phân hoá thời tiết mùa rõ ràng thì số lượng bộ đồng phục doanh nghiệp lại là một vấn đề thực sự.
Với mùa hè nóng bức, khắc nghiệt thì chắc chắn các mẫu thiết kế như áo phông, áo sơ-mi hay áo thun đồng phục công ty sẽ là phương án khả thi nhất. Thế nhưng khi thời tiết trở Đông thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Và lúc này là thời điểm mà những chiếc áo khoác đồng phục công ty thực sự phát huy được giá trị của mình.
Điều này thì ai cũng biết, nhưng thực hiện nó lại là câu chuyện khác. Nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí và kinh tế, nhiều doanh nghiệp, công ty đã chấp nhận hi sinh những chiếc áo khoác đồng phục. Và hệ quả là sẽ phát sinh ra 2 cách mà nhân viên thường sử dụng để vừa đối phó được với quy định mặc đồng phục, vừa giữ ấm được cơ thể, đó là:
Sử dụng áo phông, áo sơ mi, áo thun đồng phục công ty một cách bình thường nhưng kết hợp khoác thêm những chiếc áo, khăn cá nhân ở phía bên ngoài. Thành thật mà nói thì nếu sử dụng những bộ đồng phục công ty như này thì chẳng thà không mặc. Bởi lẽ bình thường thì phần lưng áo, ngực áo hay vai áo là vị trí được tận dụng để đặt những chi tiết điểm nhấn như Logo, Slogan, và nó đã bị che lấp bởi những trang phục khác. Chưa kể nhìn tổng thể thì tập thể nhân viên lúc này chả khác gì đội quân ô hợp, hoàn toàn không có sự chuyên nghiệp, đẳng cấp hay sự lịch sự nào cả.
Cách 2 là vẫn sử dụng những bộ đồng phục, nhưng mặc độn phía trong thêm nhiều lớp áo khác để giữ ấm. Nếu biết cách phối hợp và ăn mặc thì cách này cũng không quá phản cảm. Thế nhưng với điều kiện thời tiết lạnh giá hơn thì cần phải mặc thêm nhiều lớp áo, điều đó đồng nghĩa với việc hạn chế sự thoải mái, năng động và còn có thể nhìn khá kỳ cục.
Dù là cách nào trong 2 cách trên thì vẫn có chung một điểm, đó là nó làm giảm, thậm chí xoá bỏ hoàn toàn những giá trị mà việc mặc bộ đồng phục công ty mang lại. Và chẳng có một người chủ hay người quản lý doanh nghiệp nào mong muốn. Vì thế hay cân nhắc thật kỹ việc đầu tư thiết kế và sở hữu những loại trang phục trong bộ đồng phục có thể đáp ứng được điều kiện về thời tiết ở nơi công ty, doanh nghiệp hoạt động nhé.
Phân biệt bộ đồng phục thường nhật và đồng phục sự kiện
Trên thực chất thì vấn đề này đáng ra sẽ không tồn tại, nếu ngay từ đầu, trong việc lên kế hoạch thiết kế và đặt may in áo đồng phục công ty đã có những tính toán toàn diện nhất. Mà ở đây chính là việc phân biệt rõ ràng giữa đồng phục công ty thường nhật và đồng phục sự kiện.
Đông phục công ty thường nhật là những trang phục được sử dụng trong khi làm việc, tại nơi làm việc bởi những nhân viên. Trong đó giá trị về sự lịch sự, trang trọng và thoải mái thường được cân nhắc và tính toán phù hợp với điều kiện, đặc tính và yêu cầu sẵn có.
Đồng phục sự kiện là bộ đồng phục được sử dụng trong một vài trường hợp cụ thể, tần xuất sử dụng sẽ không lớn, với thông điệp và ý nghĩa có thể được cá biệt hoá. Do đó từ thiết kế, màu sắc hay giá trị của những trang phục đồng phục này sẽ có sự khác với đồng phục thường nhật.
Thực tế thì có nhiều công ty sử dụng giải pháp hoàn để đảm bảo cả đôi hướng. Đó là việc đầu tư thiết kế và đặt may đồng phục công ty là áo thun, áo phông hay áo khoác gió. Bởi lẽ đây là những mẫu thiết kế quần áo, trang phục có sự thích ứng cao có thể phù hợp với nhiều điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau.
Thế nhưng không phải công ty, doang nghiệp hay rộng hơn là lĩnh vực nào cũng có thể sử dụng áo phông, áo thun hay áo gió trong công việc hằng ngày được. Ví dụ như các công ty, doanh nghiệp kinh doanh mảng ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản…. nơi mà những bộ đồng phục cần sự lịch sự, chuyên nghiệp và sang trọng hơn. Do đó việc có thêm ít nhất một chiếc áo đồng phục công ty mang thiết kế năng động là điều hoàn toàn cần thiết.
Một mặt khác là đối với những sự kiện có tính đặc biệt, cần tạo điểm nhấn lớn thì việc tạo dấu ấn riêng bằng cách sử dụng thêm một chiếc áo đặc biệt, có nội dung và ý nghĩa phục vụ sự kiện đó cũng rất xứng đáng. Nó chuẩn nhất với những thương hiệu thương mại bán lẻ, bởi đặc tính thường xuyên tổ chức các chương trình, sự kiện.
Tổng kết lại, sẽ chẳng có một con số nào là chính xác, là bắt buộc về số lượng bộ đồng phục mà một công ty cần phải có. Hãy lưu ý những nội dung phía trên, nó sẽ giúp bạn tự đưa ra được câu trả lời cho chính mình. Còn nếu vẫn là quá khó thì hãy liên hệ với Hải Anh nhé, sẽ luôn có một đội ngũ tư vấn viên dày dạn kinh nghiệm sẽ sẵn sàng giúp đỡ mọi thắc mắc, giải quyết dứt điểm mọi phân vân của bạn một cách chính xác và hiệu quả nhất nhé.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com