Khám phá sự thật tiêu chí đánh giá chiếc áo đồng phục

Đến thời điểm này thì thời trang đồng phục đã là một trong những yếu tố được xem là cơ bản để xác định tầm vóc của một doanh nghiệp. Trong thời trang đồng phục thì thứ được quan tâm hàng đầu chính là những chiếc áo đồng phục công ty.

>> Mẫu thiết kế áo khoác đồng phục cực chất cho năm mới

>> Những tỷ phú USD Việt Nam đối xử với nhân viên như nào?

>> Liệu chiếc áo đồng phục công ty có thực sự đáng giá?

>> Cần thiết hay không việc mặc áo đồng phục nơi làm việc

Hiện trạng về chiếc áo đồng phục trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo một số liệu từng được công bố thì tính tới cuối năm 2017 thì đã có 85% số lượng công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam có sở hữu ít nhất 1 bộ trang phục đồng phục công ty. Như vậy là đủ để hiểu rằng áo đồng phục đang dần trở thành một nét văn hoá doanh nghiệp trong thời đại mới.

Vậy là còn 15% số doanh nghiệp nằm ngoài xu thế đó, có thể là họ cảm thấy nó không cần thiết hay khả dĩ hơn là họ chưa thực sự tìm được một mẫu thiết kế áo đồng phục nào thực sự ưng ý. Nó là phải thôi, bởi trong số 85% kia cũng có nhiều doanh nghiệp, công ty chưa thực sự có được một chiếc áo đồng phục chất lượng, giá trị nhất, hiệu quả nhất và cạnh tranh nhất.

chiec-ao-dong-phuc-vinaphone-min
Tập đoàn viễn thông VNPT quyết định cũng sở hữu riêng một mẫu áo phông đồng phục công ty để sử dụng trong các sự kiện ngoại khoá.

Chắc sẽ nhiều người sau câu văn trên sẽ mang một chút hoài nghi, một chút thắc mắc phải không? Áo đồng phục chất lượng thì là điều không khó hiểu, thế nhưng giá trị nhất và hiệu quả nhất, cạnh tranh nhất là gì?

Giá trị của chiếc áo đồng phục: Nó là một khái niệm tồn tại ở cả nghĩa đen và ẩn ý. Với nghĩa đen thì bạn có thể hiểu rằng nó là giá trị sản phẩm và giá trị sử dụng. Còn ẩn ý ở đây là giá trị thời trang, đẹp mắt mà một loại quần áo cần phải mang lại. Ngoài ra nó cần có giá trị ý nghĩa truyền tải các thông điệp, hình ảnh tới khách hàng, đối tác và với toàn xã hội.

Hiệu quả của chiếc áo đồng phục công ty nằm ở cảm nhận đôi bên. Đầu tiên, đồng phục là tài sản vật thể được khai thác bởi tất cả những thành viên công ty, doanh nghiệp khi sử dụng nó. Thực chất là nó xây dựng hình ảnh, tạo sự chuyên nghiệp, đồng đều về nhân sự trong mắt người nhìn. Mặt khác nó cần đảm bảo được sự thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần của người trực tiếp sử dụng. Vì chỉ có vậy mới có thể có cơ sở để hoàn thành một cách tuyệt vời nhất cho mọi công việc.

Ở đây, ý nghĩa về sự cạnh tranh là một trong những thứ mà nhiều người thường không để tâm, không chú ý. Song nếu bạn đã là một người đã từng có một thời gian dài kinh doanh, công tác hay nghiên cứu về kinh tế thì bạn sẽ hiểu rằng chiếc áo đồng phục cũng là một phương thức cạnh tranh. Thậm chí có cả việc làm nhái theo mẫu thiết kế áo đồng phục các công ty trong cũng lĩnh vực.

chiec-ao-dong-phuc-econtek-min
Triệt để khai thác hiệu quả của đồng phục đã thúc đẩy thương hiệu Econtek đầu tư thêm cả phần mũ bảo hiểm đồng phục cho nhân viên.

>>> Xem thêm: Mọi điều bắt buộc phải biết về màu sắc áo đồng phục

Tiêu chí đánh giá chiếc áo đồng phục

Có lẽ có sự vụ trên là do chưa xây dựng được một hệ thống những tiêu chí chuẩn chỉ nhất về việc đánh giá xem đâu là chiếc áo đồng phục công ty có chất lượng, có hiệu quả nhất. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ một thông tin nào về những tiêu chí này nhưng kết quả vẫn là hư vô mà thôi. Ngày hôm nay, Thời trang Hải Anh sẽ bật mí cho bạn những tiêu chí để đánh giá một chiếc áo đồng phục công ty.

Thay vì nó một chiếc áo đồng phục sẽ cần có đặc điểm gì, đạt được khoản này, điều kia. Trong bài viết này sẽ là những đánh giá, mong muốn và kỳ vọng của 3 phía là: Công ty (doanh nghiệp) – Nhân viên – Khách hàng

Công ty (doanh nghiệp)

Đối với công ty, doanh nghiệp thì một chiếc áo đồng phục sẽ cần đảm bảo những yếu tố như sau:

Yếu tố cơ bản của đồng phục: Với một công ty thì một chiếc áo đồng phục không cần phải quá nhiều điều bay bổng. Nó chỉ cần đáp ứng được yếu tố cơ bản của 2 chữ ĐỒNG PHỤC, đó là thứ quần áo được mặc chung bởi đội ngũ nhân viên. Nó để phân biệt giữa nhân viên với khách hàng, nhân viên các bộ phận với nhau hay vĩ mô hơn là cả công ty với toàn xã hội.

chiec-ao-dong-phuc-unilever-min
Tập đoàn Unilever trang bị cho những nhân viên giới thiệu sản phẩm của mình ở các siêu thị. Đó là loại áo phông polo có màu trắng và có Logo của thương hiệu trên ngực trái.

Rắn có đầu, tam quân có một tướng lĩnh, bất cứ một công việc tập thể nào mà muốn thành công thì chắc chắn cần có sự đồng lòng, đoàn kết. Và có một lối mòn trong suy nghĩ của bất cứ ai là một tập thể có sự đồng nhất là có kỷ luật, có chất lượng và chuyên nghiệp. Điều đó đúng cả trong kinh doanh, buôn bán, thử hỏi khi bạn vào một cửa hàng lớn mà nhân viên ăn mặc lung tung, như một đội quân ô hợp thì bạn có sẵn lòng móc ví trả tiền hay không?

Trong kinh doanh thì phần chi phí để quảng cáo, quảng bá là một trong những thứ tốn kém nhất. Vậy liệu có nhà kinh doanh hay người chủ doanh nghiệp nào lại có thể bỏ qua cơ hội quảng cáo, quảng bá hay không? Chắc chắn là không! Và đương nhiên, không thể bỏ lỡ việc đặt những nội dụng, thông điệp lên chính những chiếc áo đồng phục.

Nhìn mặt mà bắt hình dong, có người cho là đúng, kẻ nhận là sai. Thế nhưng phải thành thực mà nói thì trong kinh doanh thì câu ngạn ngữ này vẫn là một trong những điều thường được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở vật chất, văn phòng nhà xưởng thì sự hùng hậu của nhân sự cũng là một thứ đáng để khoe. Và đây là lúc mà những chiếc áo đồng phục công ty thể hiện được sức mạnh hình ảnh của mình.

Yếu tố cuối cùng là giá trị sử dụng, bởi không có nhiều công ty, doanh nghiệp thực sự mạnh và dư giả để có thể liên tục đổi mới đồng phục. Do đó trang phục đồng phục cần có sự bền bỉ về cả hiệu quả hình ảnh và hiệu quả sử dụng. Và trong đó thì tuổi thọ của màu sắc, phom dáng và các chi tiết trang trí in, thêu là quan trọng nhất.

chiec-ao-dong-phuc-fstudio-min
Siêu thị công nghệ F.Studio của FPT ưu tiên sử dụng màu đen cho các chiếc áo đồng phục công ty. Nó giống với những gì thể hiện trên bộ nhận diện thương hiệu.

>>> Xem thêm: Sai lầm tai hại trong cách ăn mặc tại nơi làm việc

Nhân viên

Là cá thể nhỏ bé đóng góp vào tập thể lớn, lại là người thực sự sử dụng những chiếc áo đồng phục doanh nghiệp trong ngày thường. Chắc chắn những tiêu chí của nhân viên dành để đánh giá chiếc áo đồng phục nói riêng và tổng thể bộ trang phục đồng phục nói chung sẽ là thứ không thể bỏ qua.

Nhắc lại câu chuyện về việc 85% số doanh nghiệp đang sở hữu đồng phục nhưng lại chưa thực sự ổn trong việc sử dụng nó thì nguyên nhân phần lớn đến từ phía nhân viên. Có đến cả tá những hạt sạn trong việc sử dụng chiếc áo đồng phục công ty, chẳng hạn như:

  • Mặc những trang phục cá nhân cùng thể loại, cùng màu sắc để thay thế những trang phục đồng phục công ty.
  • Mặc gượng ép, chiếu lệ mặc cho có nhưng thực sự không hề có chút hứng thú hay thoải mái nào. Chẳng hạn như mặc ở phía trong rồi phủ lấp bởi hàng loạt trang phục cá nhân khác.
  • Cố tình không mặc chiếc áo đồng phục công ty.
chiec-ao-dong-phuc-flc-min
Là một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất Việt Nam. FLC có chính sách quan tâm đặc biệt tới đãi ngộ nhân viên. Bằng chứng là rất nhiều hoạt động ngoại khoá, đoàn thể thường xuyên được diễn ra. Và ở đây thì người ta thường xuyên thấy sự xuất hiện của những chiếc áo đồng phục mang Logo FLC.

Đành rằng đó là sai, là phá luật nhưng nếu công bằng mà nhìn lại thì mấu chốt của vấn đề lại nằm ở việc những chiếc áo đồng phục công ty không đáp ứng được những tiêu chí mà đội ngũ nhân viên đặt ra, không thoả mãn được nhu cầu và mong muốn của họ.

Với nhân viên thì một chiếc áo đồng phục sẽ là hoàn hảo, tuyệt vời khi:

  • Có chất lượng tốt: Điều này là tổng hoà của các yếu tố cơ bản như chất liệu, phụ kiện, cách cắt may. Bất cứ một công việc nào, từ lao động chân tay, phổ thông cho tới lao động trí óc, sáng tạo thiết kế thì người làm luôn cần một sự chăm sóc về cả thể chất và tinh thần. Đó có thể là từ khả năng cơ bản của quần áo như thoáng mát, nhẹ nhàng hay cảm nhận sự thoải mái.
  • Đẹp mắt: Hiển nhiên là vậy rồi, trong thời buổi hiện nay thì có ai là không thích đẹp không thích trưng diện cơ chứ. Điều đó còn dần trở thành nhu cầu thiết yếu và xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, với bất cứ ai. Do đó những yêu cầu về màu sắc, sự tươi mới trong lối thiết kế cần được gia tăng ở mức tối đa.
  • Sự phù hợp: Đây là thứ khó mà đạt được nhất trong việc thiết kế áo đồng phục công ty. Bất kể  là công ty quy mô nhỏ với dăm ba con người, cho đến những công ty lớn có hàng ngàn hàng vạn nhân viên. Sự phù hợp ở đây không chỉ là màu sắc, kiểu dáng, thiết kế mà còn cả là nội dung của những thông điệp, hình ảnh được “ngự” trên những chiếc áo đồng phục công ty.
  • Khơi gợi được cảm hứng và động lực làm việc: Nói nghe trừu tượng nhưng thực tế nó lại là một điều vô cùng phổ biến. Chỉ có điều là bạn chưa thực sự nhận ra mà thôi, bởi theo 1 nghiên cứu được Hiệp hội thời trang Mỹ đưa ra thì 81% nhân viên sẽ cho năng suất lao động cao hơn nếu được một chiếc áo đồng phục mà họ thực sự thích.
chiec-ao-dong-phuc-lazada-min
Tập đoàn thương mại điện tử Lazada yêu cầu những nhân viên trên toàn bộ hệ thống chấp hành quy định mặc áo đồng phục tại nơi làm việc.

Khách hàng

Khi lên dự định, kế hoạch làm áo đồng phục công ty, việc lấy ý kiến của nhân viên, xin sự tư vấn của xưởng may in đồng phục là điều không lạ. Nhưng chắc chắn là chưa có một doanh nghiệp hay công ty nào quan tâm tới việc khách hàng mong muốn, chờ đợi gì vào bộ đồng phục của đơn vị phục vụ họ.

chiec-ao-dong-phuc-vietjetair-min
Để tạo sự đặc biệt, cá tính và nét độc đáo riêng cho mình. Hãng hàng không VietjetAir đã sử dụng màu đỏ là sắc màu chủ đạo trên toàn bộ những thiết kế áo đồng phục của mình.

Hãy thử đặt mình vào vị trí khách hàng, đối tác mà xem. Không phải họ không có những suy nghĩ về chiếc áo đồng phục của công ty bạn đâu mà. Dẫu là mỗi người mỗi ý nhưng có những ý sau là quan trọng và được chú ý nhất là:

  • Sự đặc biệt: Tại sao lại là đặc biệt? Nếu bạn tự đặt ra câu hỏi ý thì xem chừng bạn chưa bao giờ rơi vào tình cảnh nhầm lẫn một khách hàng khác với nhân viên. Điều này sẽ là sự khiếm nhã, kém sang cực độ luôn. Vì thế mà khách hàng sẽ thực sự muốn có sự tồn tại của những chiếc áo đồng phục, bởi nó giống như một đặc điểm nhận dạng, một gợi ý cho trải nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ được suôn sẻ hơn.
  • Không phản cảm: Chắc chắn là vậy rồi, đáng lý ra là sẽ không bao giờ có cái yêu cầu này đâu, nếu đội ngũ tư vấn thiết kế và sản xuất áo đồng phục công ty làm việc thực sự đúng với cái tầm và cái tâm cần có. Kèm theo đó là xin đừng xuất hiện thêm những công ty, doanh nghiệp cố tình sử dụng những trang phục đồng phục công ty phản cảm để gây sự chú ý nữa.

Đó là những sự thật mà có thể bạn chưa biết về tiêu chí đánh giá chiếc áo đồng phục công ty. Có điểm nào bất ngờ hay tạo sự thú vị cho bạn hay không? Đừng quên xem lại chiếc áo đồng phục mà mình đang có, nó đã thực sự chất, thực sự đẹp hay đạt đỉnh hay chưa?

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

42 thoughts on “Khám phá sự thật tiêu chí đánh giá chiếc áo đồng phục

  1. Lê Quỳnh Thư says:

    Các bác lão làng cứ doạ dẫm em nó làm em nó sợ là sao? Trên thực tế không có quy chuẩn nào về hàm lượng, khối lượng thông tin, thông điệp được sử dụng trong những thiết kế áo đồng phục đâu ạ. Chỉ cần nó đảm bảo rằng không quá phản cảm, không quá ngang mắt và không tham lam thôi ạ. Để cụ thể hơn thì mới bạn tham khảo những chiếc áo đồng phục công ty đã và đang tồn tại trên thương trường ạ, chính bạn tự cảm nhận và sẽ có câu trả lời đích đáng nhất.

  2. Nguyệt Ngọc says:

    Cần thiết hay không cần thiết là ở quyết định mỗi người, có những công ty, doanh nghiệp không cần áo đồng phục công ty vẫn có thể thành công, vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhưng cũng có những doanh nghiệp mà đến khi họ nhận ra vấn đề và sự cần thiết thì nó đã là quá trễ. Từ đây hi vọng bạn sẽ tự đưa ra được một câu trả lời và lựa chọn cho mình một phương án phù hợp và thiết thực nhất. Hãy nhớ rằng thương trường không có chỗ cho sự chần chừ hay thiếu quyết đoán đâu nhé.

  3. Mỹ Linh says:

    Đồng phục công ty thì sẽ chẳng có một quy định nào về số lượng đâu bạn ạ, bạn có thể tính toàn về số lượng mẫu áo đồng phục công ty dựa trên nhu cầu và đặc điểm của công ty, doanh nghiệp mình. Còn với việc đa dạng mẫu mã, thiết kế thì theo mình là nên làm như vậy, nếu khi tiềm lực kinh tế còn cho phép thì tội gì mà không đa dạng hoá để khai thác một cách triệt để ạ. Tuyệt vời nhất là có sự độc đáo trên từng mẫu đồng phục ứng với một nhu cầu hay tính chất sử dụng.

  4. Dung Hùng says:

    Công ty các bác có bao nhiêu mẫu đồng phục ạ? Nó sẽ cùng một kiểu cùng một thể loại, cùng phong cách hay là đa dạng hoá để tạo nhiều màu sắc cho hình ảnh công ty ạ. Em đang có dự định thực hiện đồng phục công ty ạ, em cũng muốn làm đồng bộ luôn một lần nên em muốn hỏi rằng cần bao nhiêu bộ luôn cho nó nhanh ạ. Các bác nhiều kiinh nghiệm thì cho em xin ít ý kiến đóng góp với ạ, chứ càng lúc càng hoang mang hơn ạ. Em xin chân thành cảm ơn các bác trước ạ.

  5. Hằng Tuấn says:

    Em cũng cùng thắc mắc như bác, tại bình thường một món đồng phục công ty chỉ có thời hạn sử dụng khoảng 6 tháng mà thôi, làm gì mà dài lâu được đến như mức bác nói. Trừ khi bác làm bằng sắt, ha ha. Mà đùa thôi ạ, cá nhân em thì chỉ dùng khoảng 6 tháng sẽ đổi mẫu mới. Bởi theo em cái gì nó cũ quá sẽ không còn tốt nữa. Đặc biệt với những thứ mang dấu ấn thời trang, phong cách ạ. Chưa kể với một số chiến dịch cần quy mô hay sự đặc trưng thì việc sở hữu một mẫu đồng phục công ty cũng là điều hoàn toàn cần thiết ạ.

  6. Hùng Ngọng says:

    Híc, 1 mẫu đồng phục công ty mà dùng nguyên năm á, chắc mà một mẫu nhưng nhiều sản phẩm chứ gì? Chứ e chưa bao giờ nghĩ rằng một sản phẩm áo đồng phục công ty lại có thể sử dụng lâu đến vậy. Bởi dù gì nó cũng là một trang phục, một vật phẩm gia dụng. Ắt sẽ có thời hạn sử dụng hay gọi là có tuổi thọ nhất định. Theo thời gian và quá trình sử dụng nó sẽ xuống cấp hay hỏng hóc các kiểu mà. Kể cả có sử dụng cẩn thận hay bảo quản kỹ lưỡng tới đâu. Bác làm cách nào mầ bền vậy ạ.

  7. Sơn Lưu says:

    Ủa thế bộ đồng phục cũ của công ty bạn là áo sơ mi hay áo phông vậy, quyết tâm đầu tư ha, đổi mới theo mùa luôn á. Chẳng bù công ty em, có một mẫu đồng phục công ty, mặc trọn 1 năm luôn. Chú thích là công ty em mặc áo polo đồng phục công ty nhé. Mùa nóng thì mặc đơn được, mùa lạnh thì mặc phía trong và cho phép khoác thêm áo khoác. Cũng khá là tiện, kể cả khi tham gia các chương trình ngoại khoá, bất kể phong cách hay mục đích thời trang nào cũng có thể được đáp ứng một cách trọn vẹn cả.

  8. Trường Cò says:

    Cách đó có vẻ hay đấy bác nhỉ, công ty em đang cũng đau đầu về vấn đề đồng phục ạ, quy định mặc full tuần thì bị cánh chị em phản đối gắt quá. Hay là em cũng học theo bác, chỉ quy định mặc 1 ngày trong tuần hoặc trong các chương trình, sự kiện có sự tham gia của đông đảo nhân viên công ty thôi nhỉ. Mà em cũng đang cần tư vấn một chút là nên lựa chọn áo đồng phục công ty là áo sơ mi hay áo phông trong thời gian sắp tới nhỉ? Tháng 3 rồi, vài bữa nữa là sang hè rồi ạ.

  9. Tùng Anh says:

    Khẳng định của bác trên là đúng rồi ạ, bản thân công ty em không quá đặt nặng vấn đề sử dụng đại trà đồng phục công ty. Vậy nên chỉ có quy định duy nhất là với ngày thứ 2 hoặc các dịp quan trọng, cần thể hiện được hình ảnh công ty thì bọn em phải mặc áo đồng phục công ty thôi. Vẫn đảm bảo rằng khai thác một cách đầy đủ và chính xác tác dụng, vai trò của những bộ đồng phục công ty, mà chẳng phải đầu tư quá nhiều hay tạo gánh nặng về sử dụng đồng phục của nhân viên công ty.

  10. Nguyễn Tú says:

    Hơn 30 ý kiến mà chỉ có duy nhất 1 bác là cho rằng mặc áo đồng phục công ty là một điều không cấn thiết. Dù thương bác đơn phương độc mã nhưng bản thân em cũng chẳng thể đồng tình với quan điểm của bác, bởi nói kiểu gì đi chăng nữa thì chiếc áo đồng phục công ty vẫn có những giá trị độc đáo, đặc trưng và không thể thay thế được. Có thể không có quá nhiều chiếc áo đồng phục khác nhau, hay sử dụng trọn vẹn cả tuần nhưng việc có thể chuẩn bị một mẫu đồng phục sự kiện là điều hết sức cần thiết.

  11. Ngọc Hà says:

    Việc bác gặp rắc rồi với đồng phục công ty như này cũng không phải là quá mới đâu ạ, nhiều người mắc phải lắm rồi, đặc biệt là những ai có thể hình không được đẹp lắm, đúng hơn là không chuẩn. Một phần nữa là chính tại việc bạn xuất hiện sau khi những bộ đồng phục này được sản xuất vậy nên không có size, không có cỡ của bạn. Cái này bạn nên trực tiếp liên hệ với bộ phận đảm nhiệm để đề xuất một giải pháp khác. Còn về màu sắc thì nó là màu của thương hiệu rồi, chấp nhận sống chung đi ạ.

  12. Lily says:

    Nhiều khi tủi thân quá các bác ạ, vốn trời sinh đã kém công bằng, chẳng cho một cái thể hình lý tưởng để ăn diện rồi. Mất bao nhiêu năm để tìm được phong cách ăn mặc tạm coi là có chút ít tác dụng chữa lỗi thể hình. Ấy vậy mà đến khi đi làm thì lại hoang mang tiếp. Ôi chao ơi, cái mẫu thiết kế đồng phục công ty mới kiểu như thù hằn với bản thân mình không đành. Thứ nhất là không đúng size, thứ 2 là thiết kế màu siêu nổi luôn, mặc vào mà như kiểu thành tâm điểm của thế giới. Chán lắm các bác ạ.

  13. Hải Yến says:

    Cái gì chẳng có nguyên do của nó, không có lửa làm sao có khói. Với trường hợp nhân viên không chịu mặc áo đồng phục hoặc mặc không chủ động, không tự nhiên thì có 99% đến từ việc họ không bằng lòng với mẫu thiết kế áo đồng phục công ty hiện tại. Do đó trong cách khắc phục thì việc đầu tiên là bạn phải nắm bắt được mấu chốt ở đây là tại sao họ không thích mặc đồng phục, tiếp theo đó mới có thể thay đổi được vấn đề này (thường sẽ là đổi mới mẫu đồng phục công ty).

  14. Hạnh says:

    Chẳng rõ rằng với những công ty khác thế nào chứ tình trạng đang xuất hiện ở công ty em là ngày càng nhiều trường hợp chông đối quy định mặc đồng phục công ty. Nào thì mặc không đúng quy cách, nào thì biện minh, kê lý do này nọ chỉ để không phải mặc, nhẹ hơn thì mặc chiếu lệ, không giám sát là bỏ qua luôn. Không biết phải làm sao nữa các bác ạ, phạt mãi thì không ổn, mất tình đồng nghiệp, mà không làm rắn thì các sếp cứ mắng vì không duy trì được nét văn hoá doanh nghiệp.

  15. Thúy Hằng says:

    Một chương trình quảng cáo được làm ra với mục đích gi? Có phải để người xem có được khái niêm, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ hay hình ảnh thương hiệu hay không? Và nếu mục đích như vậy thì Điện máy xanh và chiến dịch người xanh đã thực hiện một cách quá tốt, thậm chí là hoàn hảo. Độc lạ, ám ảnh và tạo ấn tượng sâu sắc cùng một mối liên kết mật thiết với nhận diện thương hiệu hay chính những bộ đồng phục nhân viên công ty. Nếu được đánh giá yếu tố tạo nên sự thành công của điện máy xanh thì có thể ngay lập tức chỉ ra đó là người xanh.

  16. Thu Trang says:

    Trong đánh giá chất lượng trang phục đồng phục công ty thì đối tượng nhân viên chính là những người có thể cho câu trả lời rõ ràng nhất. Bởi chính họ từng ngày, từng giờ sử dụng nó trong công việc, trong cuộc sống. Chính cảm nhận của họ thông qua từng phút từng giây chính là lời khẳng định về sự thoải mái, sự phù hợp hay tác dụng cơ bản của những trang phục này. Còn chính thái độ, tâm lý khách hàng sẽ là gía trị về mặt hình ảnh, sức truyền tải của thông điệp được có mặt trên những bộ trang phục của bạn.

  17. Minh Minh says:

    Muốn đồng phục công ty bền thì chấp nhận đầu tư ngay từ đầu, sử dụng những chất liệu tốt nhất, việc được tạo thành từ quá trình lao động với hàm lượng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao cũng sẽ thúc đẩy chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Muốn có được những điều đó thì đương nhiên bạn cần phải được hợp tác với những đơn vị sản xuất áo đồng phục công ty thực sự chuyên nghiệp và có chất lượng cao nhất. Cũng vì thế mà đừng quá ham rẻ, ham những lời quảng cáo có cánh.

  18. Dũng Cốm says:

    Đồng phục có bền, có đẹp hay có thể sử dụng lâu dài hay không thì cần sự tập trung, chú ý và thái độ coi trọng từ mọi phía. Bao gồm một sự chất lượng ngay từ việc thiết kế, sản xuất bằng cách sử dụng nguyên liệu chất lượng cao nhất. Cho đến một sự gìn giữ, cẩn trọng trong cách sử dụng hay bảo quản nữa, của bền tại người cơ mà. Cuối cùng là dù nó có làm bằng sắt thì cũng chẳng thể chống lại được tác động của thời gian, môi trường. Nói dễ hiểu là đồng phục công ty cũng là trang phục, cũng có hạn sử dụng nhất định.

  19. Nghĩa says:

    Đồng phục công ty của các bác dùng được bao lâu ạ, bên em nhanh hỏng quả mức, chỉ sau một mùa là nhìn nát tươm luôn. Haiz, không đầu tư, không sử dụng thì sợ không đảm bảo được tiêu chí để xây dựng hình ảnh của công ty, doanh nghiệp. Mà dùng thì như phá ấy, vèo vèo cái lại phải đổi một bộ áo mới. Các bác nhiều kinh nghiệm cho em xin một vài lời khuyên với ạ, chứ cứ đà này thì bán nhà đi mà mua áo đồng phục công ty mất thôi. Híc híc

  20. Quang says:

    Đúng chuẩn luôn, áo đồng phục của nhân viên bán hàng là một trong những thứ mà bất cứ một công ty, doanh nghiệp kinh doanh buôn bán thương mại nào cũng cần đặc biệt chú ý. Nó quan trọng không hề kém gì việc đầu tư cho cơ sở vật chất hay những chiến dịch quảng cáo, quảng bá. Thậm chí nó còn được coi là một lời chào dành cho khách hàng hay sự khẳng định về đẳng cấp hay tính chuyên nghiệp của tập thể nhân viên và toàn thể công ty, doanh nghiệp.

  21. Vinh says:

    Nhiều nơi em thấy họ thiết kế áo đồng phục công ty có vẻ rất thiếu trách nghiệm, kiểu nhìn không hề thể hiện được đẳng cấp và tinh chất của một loại trang phục đại diện cho tập thể gì cả. Đấy là chưa kể tới việc lạm dụng những thiết kế đồng phục công ty xưa cũ một cách khô cứng, thiếu sáng tạo. Và đương nhiên là chẳng thể có được một bộ đồng phục chất lượng với những giá trị không nhận được sự nghiêm túc và đầu tư đúng đắn như vậy.

  22. Martin Garix says:

    Các bác thấy sao? Em thấy bài viết này cũng tương đối đúng, từ trước tới nay, chúng ta toàn nghĩ tầm vĩ mô, nào là có lợi cho xây dựng thương hiệu, nào là có ích cho quảng bá, nhưng lại quân mất rằng áo đồng phục công ty cũng chỉ là một loại áo, một loại trang phục. Mà đối với một loại trang phục thì nó cần đảm bảo yếu tố che phủ cơ thể và tạo điều kiện tốt để giữ gìn, tăng cường sức khoẻ, kế đến mới là hiệu quả về tính đẹp mắt hay thời trang.

  23. Hard Well says:

    Chẳng có cái hi vọng vươn lên nào ở đây đâu các bác ạ, chính xác là nó là một cách để tận dụng ấn tượng về hìn hảnh, bản sắc của một tên tuổi lớn trong tâm trí khách hàng để tạo đà thăng tiến cho chính mình ấy. Các bác cứ ra phố lê thanh nghị – hà nội mà xem, 99% các cửa hàng, công ty bán, sửa chữa máy tính đều có mẫu thiết kế đồng phục công ty y hệt nhau. Chẳng phải thế là cố tình làm nhầm lẫn cho khách hàng thì là gì ạ, chẳng biết thành công ra sao nhưng em thấy thế đi ngược lại sự phát triển, thể hiện sự bất lức của công ty, thương hiệu đó.

  24. Ngọc Khán says:

    Đồng quan điểm với tác giả bài viết này, rằng trong thương trường, không chỉ có cạnh tranh về giá cả, chất lượng hay chế độ phục vụ. Nó còn tồn tại sự cạnh tranh về ấn tượng hình ảnh, thương hiệu, chính ở đây thì những bộ đồng phục công ty đóng một vai trò thiết yếu. Em cũng bắt gặp không ít trường hợp các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, cùng chuyên môn có bộ đồng phục na ná nhau. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ thường hay bắt chước những công ty, doanh nghiệp lớn. Chắc nó mang niềm tin về hi vọng vươn lên thì phải?

  25. Yến Đỗ says:

    Không hoàn toàn đúng nhưng có thể nói rất nhiều khách hàng sẽ có nhiều thiện cảm, nhiều niềm tin hơn khi tiếp xúc với những nhân viên bán hàng được trang bị một cách đầy đủ, chính quy những trang phục đồng phục công ty. Bản thân mình đi mua hàng cũng thế, cảm giác được một tập thể chính quy, chuyên nghiệp phục vụ bao giờ chả an tâm hơn. Trong cái cảm giác ấy thì có sự đóng góp không hề nhỏ của những bộ đồng phục công ty. Các bác có cùng quan điểm như em hay không?

  26. Thái says:

    Đúng rồi, mặc áo đồng phục công ty giúp ích nhiều cho công việc mà, cá nhân em làm về mảng tiếp thị. Hồi đầu mới đi làm, không mặc đồng phục công ty vì ngại, với tại thấy nó kỳ cục quá. Kết quả là gần 1 tuần không thể bán được một sản phẩm nào, đi tới đâu họ cũng cho là mình lừa đảo, bán hàng đa cấp. Tưởng chừng bỏ không làm nữa thì được một chị đi trước bày cho là phải mặc áo đồng phục công ty để khách hàng nhận biết và tin tưởng hơn. Thế là em làm theo, kết quả ngay lập tức luôn, chốt đơn ầm ầm luôn.

  27. Thịnh says:

    Ô, đọc phát tự thấy chính bản thân mình trong đây luôn, em cũng có 1 lần nhận nhầm khách hàng khác với nhân viên. Cơ mà cũng tại ông khách kia ấy, cũng mặc sơ mi trắng, cũng quần Tây đen như nhân viên phục vụ nhà hàng thế thì chả nhầm. May mà chữa cháy kịp chứ không thì ê mặt lắm luôn. Cũng chính là từ đó mà về sau này, em luôn đánh giá cao việc sử dụng áo đồng phục công ty trong công việc. Tin em đi, không có thì không nói, chứ một khi đã được đầu tư xây dựng hình ảnh bằng những bộ đồng phục nhân viên thì nên coi trọng nó ạ.

  28. Thái Trinh says:

    Các bác cứ doạ em nó, đồng phục công ty em này, thiết kế phát ăn ngay, cơ mà đúng là khi nhận sản phẩm thì cũng có chút gian nan, khó khăn tại nó không được hoàn mỹ như trên demo, cơ mà rồi dần cũng thành quen thôi bác ạ. Với lại mỗi mẫu thiết kế áo đồng phục công ty chỉ nên có tuổi thọ từ 4-6 tháng thôi mà bác, thậm chí ngắn hơn nếu sử dụng quá thường xuyên. Ấy vậy thì nếu có không được chất lượng lắm thì rút kinh nghiệm rồi lần sau làm lại thôi mà. Chứ nghĩ ngợi nhiều quá rồi stress thì khổ lắm bác ạ.

  29. Thục Anh says:

    Bác chẳng phải lo đâu, trừ khi trong lúc chọn lựa thương hiệu, đơn vị thiết kế, sản xuất áo đồng phục công ty bác làm sơ sài quá để rồi hợp tác với một công ty, xưởng may kém chất lượng. Mà lúc duyệt thiết kế, mẫu áo bác không thông qua lãnh đạo hay tập thể nhân viên à? Nếu đúng thế thì cũng hơi căng đó, tại đã là sản phẩm phục vụ số đông và có tính nhạy cảm như đồng phục chân viên thì có khó gì chuyện nó bị kỳ thị, bị ném đá đâu. Nhưng cũng đừng lo, chuyện gì đến cũng phải đến mà, thoát làm sao được.

  30. Tuyết says:

    Ui, các bác có nói quá làm em sợ hay không vậy, gì mà khó khăn đến thế ạ. Em mới duyệt thiết kế đồng phục công ty xong, đang chờ người ta sản xuất mà các bác nói làm em hoảng, có khi nào cũng có kết cục đoản hậu thế không ạ. Quả này mẫu áo đồng phục công ty mà không ổn chắc em cũng dọn đồ xin nghỉ việc quá, công ty gần 1000 nhân sự, mấy trăm triệu đổ vào mà không ra gì thì mặt mũi đâu em dám ở lại công ty cơ chứ. Em lo quá các bác ạ, mà mấy hôm nữa mới được nhận áo cơ.

  31. Trinh says:

    Bác mới thiết kế 3 lần, chưa đi vào sản xuất, sử dụng thì có gì mà phải lắng lo, buồn phiền cơ chứ. Như công ty của em này, chả nhớ rõ có bao nhiêu mẫu được đưa ra, sản xuất và sử dụng trong công việc hằng ngày. Ấy vậy mà đã tìm ra được mẫu thiết kế áo đồng phục công ty đâu. Mỗi lần lại thấy có một vấn đề, cơ mà chắc tại bên em làm về mảng công nghệ thông tin nên hơi khó tính trong việc này. Em cũng đang chờ mong nhận sản phẩm áo đồng phục công ty đây, hi vọng đây là mẫu chốt rồi, chứ tốn kém quá đi ạ.

  32. Chính says:

    Thật sự công bằng mà nói thì trang phục được thêu sẽ có tuổi thọ hơn hẳn so với những trang phục đồng phục công ty được trang trí bằng hoạ tiết in ấn. Nó hoàn toàn loại bỏ được những vấn đề về bong tróc, nổ cỡ nhưng không phải vì thế mà hoạ tiết thêu là hoàn mỹ. Bằng chứng là nó vẫn cần kootj yếu tố khác, đó là chất lượng của loại chỉ thêu. Nếu sử dụng loại chỉ thêu không tốt thì khả năng bị đứt gãy, phai màu là hoàn toàn có thể xảy ra. Và khi ấy thì nó nghiêm trọng không hề kém so với chi tiết được in ấn.

  33. Chí says:

    Giá trị của áo đồng phục công ty đến từ nhiều phía là điều không hề sai, cũng từ đó mà có thể dễ hiểu rằng trong thiết kế áo đồng phục công ty cũng nên chú ý đến ý kiến của nhiều phía khác nhau. Và nó sẽ đòi hỏi người thực hiện nhiệm vụ đặt may in áo đồng phục công ty phải là một người có nhiều kinh nghiệm, tầm hiểu biết cũng như khả năng nắm bắt được vấn đề. Từ đó mới có những lựa chọn vừa đảm bảo được chất lượng sử dụng và hiệu quả mục đích đã được xác định ngay từ đầu. Cùng vớiddos là sự kết hợp cùng những đơn vị thiết kế áo đồng phục công ty có chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm.

  34. Chung says:

    Đối với mình thì giá trị thực tế từ đơn giá vải sợi, phụ kiện thì khó lòng đoán định được. Thế nhưng giá trị hiện hữu của phụ kiện thì có thể thấy một cách rõ ràng ngay từ ngày đầu tiên. Và với mình, chất lượng của phụ kiện cũng rất đang quan tâm, bởi với bất cứ ai thì việc gặp rắc rối với những chi tiết phụ này cũng là điều vô cùng phiền toái, như hỏng hóc về khoá kéo, khuy cài chẳng hẳn, không quá to nhưng thực sự không thể chấp nhận được.

  35. Chu Thúy Hằng says:

    Hử, bác phía trên đặt một chiếc áo đồng phục công ty là khoảng bao nhiêu mà bác nhận xét là loại trang phục rẻ tiền ạ, em đặt với mức giá khoảng 170 nghìn đồng mà em thấy khá là tương xứng. Cũng có thể coi là hời vì không mất tiền thiết kế riêng, tiền giao nhận. Cũng có thể do mức sống và điều kiện kinh tế là khác nhau nên em cảm thấy hơi khác so với bác. Ha ha. Tại bình thường em toàn mua đồ chợ hay đồ sale off thôi.

  36. Hiền Anh says:

    Đầu tư áo khoác đồng phục công ty em nghĩ là không hiệu quả lắm, hay còn có thể nói là hơi lãng phí, bởi sử dụng nó có đa dạng và thường xuyên được đâu. Cả năm đc 1 vài tháng, trong khi đó nếu sản xuất áo phông đồng phục công ty thì dùng quanh năm được, mùa lạnh thì thêm áo khoác hoặc độn áo giữ nhiệt cũng được mà. Chứ cái áo khoác gió to lù xù, cá nhân em thấy là hơi xấu cơ, chả hiểu lấy đâu ra cái năng động, cái nhẹ nhàng mà các bác cứ ngợi ca cả.

  37. Huyền Trần says:

    Em chẳng yêu cũng chẳng gét những chiếc áo đồng phục của công ty mình, chỉ rằng nó là quy định thì mình tuân theo mà thôi, nhưng cũng không khó khăn khi sử dụng như bác nói. Bên em có mẫu áo đồng phục công ty là áo polo, được may bằng cotton chuẩn 100% nên mặc khá thoải mái, thoát nhiệt tốt, thấm hút tốt, áo cũng có độ co dãn nhất định để mọi vận động được thoải mái, khoẻ khoắn hơn. Chỉ có điều là hay phải đổi áo mới thôi, chắc tại là sợi tự nhiên nên chỉ mặc được một thời gian là nó bị lão hoá, nhìn kém sang hơn.

  38. Thủy Top says:

    Chắc hẳn mẫu áo đồng phục công ty của mợ không được đẹp, không được chất thôi, chứ em 10 năm nay đi làm luôn mặc áo đồng phục công ty đây. Mặc từ nhà đến công ty, từ công ty về nhà, đôi khi rảnh rảnh lại làm vòng lượn phố phường đây. Em thấy có sao đâu, mẫu áo polo thì cổ điển là cái chắc nhưng cổ điển cũng có nét đẹp của cổ điển chứ ạ, nhất là khi nó được mang theo dấu ấn của thương hiệu mình, tự hào lắm chứ mợ, kiểu được khoe với thiên hạ ý ạ. Em còn mong có thêm nhiều mẫu hơn để mặc quay vòng ý ạ.

  39. Thủy Tinh says:

    Đúng là người mong chả được, người bỏ không xong, em vốn chẳng ưa những bộ đồng phục công ty chút nào, các bác cứ nói là đẹp, cứ nói là thoải mái. Em chẳng thấy vậy, em thấy nhạt nhẽo và cổ lỗ sĩ lắm ạ, kiểu như mặc đồ của các cụ từ tám thủa ý ạ. Chính vì thế mà em chọn giải pháp là chỉ mặc áo đồng phục công ty khi đến chỗ làm thôi. Kiểu mang áo đông phục theo, tới công ty thì thay vàom lúc nào về thì lại thay ra ý ạ. Thế nhưng lắm lúc như thế cũng đâm ra rắc rối, phiền toái.

  40. Thủy Béo says:

    Ha ha, đọc bài viết này mà chột dạ quá, cả mấy công ty mà mình đã đi qua đều thuộc 15% doanh nghiệp không có sử dụng áo đồng phục công ty. Ha ha, có khi nào mình không có phúc phận được sử dụng chiếc áo đồng phục công ty hay không nhỉ? Hì hì, em thấy sử dụng áo đồng phục công ty cũng khá là thú vị, thế nhưng mỗi lần kiến nghị đầu tư áo đồng phục công ty thì lại nhận được cái lắc đầu ngao ngán của những thành viên khác trong công ty, buồn lắm các bác ạ.

  41. Tuấn Tú says:

    Ui trời, có gì mà lạ đâu bác ơi, Việt Nam vốn là thế mà, gần như chẳng có một sự nghiêm túc nào trong việc điều tra hay nắm bắt tình hình nói chung. Do đó em cũng chẳng thấy bất ngờ khi mà số liệu đó không có sự chính xác đâu. Thực tế là có không ít doanh nghiệp, công ty có sử dụng áo đồng phục công ty trong công việc hay trong các sự kiện. Thế nhưng 85% thì theo em cũng là hơi quá, hơi nhiều hơn so với dự kiến của em, em chỉ nghĩ nó nhỉnh hơn 50% một chút thôi.

  42. Tuấn Ngọc says:

    85% công ty, doanh nghiệp có sở hữu đồng phục công ty cơ á, con số này có phải nhiều quá hay không? Bởi bình thường những công ty, doanh nghiệp quy mô nhỏ, với nhân sự khoảng >10 người thì em thấy hiếm có nơi nào có xây dựng hình ảnh công ty bằng đồng phục công ty, do họ còn nhiều khó khăn về tài chính, còn nhiều thứ phải lo hơn. Các bác có như em, có thấy hơi thắc mắc về sự đúng đắn, chính xác của những số hiệu này hay không? Em thấy ảo ảo hay sao ý?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *