Áo đồng phục được sử dụng phổ biến tại các công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, trường học… Do nhu cầu sử dụng cũng như tiêu chuẩn khách hàng đặt ra cho mẫu đồng phục ngày càng cao nên kiểu dáng, mẫu mã của đồng phục nhà hàng khách sạn hay đồng phục của công ty, tập thể… ngày nay đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, như thế nào là chiếc áo đồng phục có giá trị? Nó cần đáp ứng được những tiêu chí nào? Vấn đề sẽ được phân tích ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tham khảo:
1. Tiêu chí về chất lượng của chiếc áo đồng phục
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố cốt lõi mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần quan tâm. Và khi đánh giá giá trị sử dụng thì chất lượng sản phẩm cũng chính là tiêu chí được liệt kê đầu tiên. Chất lượng áo đồng phục không chỉ là yếu tố cần mà còn rất quan trọng bởi đây chính là yếu tố quyết định tới giá trị sử dụng của sản phẩm.
Vậy, dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng của một sản phẩm áo thun đồng phục?
Về chất lượng, khách hàng có thể căn cứ vào những yếu tố như: loại vải may (kéo nhẹ để kiểm tra mức độ co giãn, kiểm tra bề mặt vải xem độ bóng/trơn của vải, khả năng thấm hút mồ hôi…), về kiểu dáng và form áo, size áo. Một sản phẩm áo đồng phục có giá trị khi tất cả các yếu tố trên được đảm bảo, mang đến sự thoải mái, dễ chịu để người dùng có thể tự tin trong mọi hoạt động của cơ thể, đáp ứng được tối đa nhu cầu và tính chất công việc.
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có tính chất công việc riêng, do vậy mẫu đồng phục đảm bảo về chất lượng cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí để phục vụ tốt công việc.
2. Tiêu chí về tính thẩm mỹ của chiếc áo đồng phục
Sau chất lượng thì tính thẩm mỹ luôn được khách hàng quan tâm. Về tiêu chí này khó đánh hơn vì một phần nó phụ thuộc vào yêu cầu và năng khiếu thẩm mỹ của mỗi người. Tuy nhiên, các bạn có thể dựa trên những quy chuẩn chung dưới đây để nhận định về mẫu áo đồng phục của mình:
Bố cục của chiếc áo, sự tập trung của họa tiết:
Logo đặt ở vị trí nào trên chiếc áo đồng phục, hình ảnh và slogan đặt ở đâu để hướng sự tập trung cao nhất của người nhìn?… Bố cục trong mẫu thiết kế chính là nguyên nhân tạo nên sự thành công hay thất bại trong chiến dịch xây dựng thương hiệu.
Hai vị trí được xem là “đắc lợi” nhất trên chiếc áo đó chính là trung tâm mặt trước và mặt sau áo. Tham khảo một số mẫu áo đồng phục đang thịnh hành trên thị trường, chúng ta dễ dàng nhận thấy logo thường được đặt tại vị trí ngực trái, thông điệp thương hiệu hoặc thông tin công ty được in tại trung tâm mặt sau áo. Và một vị trí nữa có thể tận dụng để in thêm thông tin quảng bá thương hiệu đó chính là phần cánh tay của áo.
Tuy nhiên, để không giảm sự tập trung của người nhìn, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều hình ảnh, họa tiết lên áo cũng như sắp xếp chúng tập trung, không dàn trãi trên tổng thể bố cục.
Tính đơn giản hay phức tạp của mẫu thiết kế:
Nếu muốn sở hữu được một mẫu áo đồng phục đẹp, trước hết bạn phải đảm bảo được tiêu chí đơn giản. Điều này có nghĩa là bạn không nên tham lam trong việc lựa chọn, nhồi nhét quá nhiều hình ảnh, hoạ tiết cũng như thông tin lên mẫu áo đồng phục bởi nó sẽ gây rối mắt người nhìn, phân tán sự tập trung, không truyền tải được thông điệp chính tới khách hàng.
Bạn lưu ý rằng, một mẫu đồng phục đẹp khi nó giữ nguyên được tính thanh lịch vốn có và có giá trị khi khách hàng ghi nhớ được hình ảnh, slogan thương hiệu hoặc thấy được kết quả hiệu ứng của chiến dịch truyền thông, quảng cáo mà công ty, doanh nghiệp hay nhà hàng muốn truyền tải qua mẫu áo đồng phục.
Sự kết hợp hài hòa giữa các màu sắc:
Màu sắc trên chiếc áo đồng phục sẽ là ấn tượng đầu tiên mà mọi người cảm nhận được. Một mẫu thiết kế đẹp phải đảm bảo được sự hài hòa giữa các màu sắc in trên áo.
Màu sắc áo đồng phục chính là màu vải (hay còn gọi là tông nền chính), màu của hình ảnh, của họa tiết và của slogan… Tất cả cần theo một nguyên tắc phối màu nhất định, tạo ra sự hài hòa và hiệu ứng đẹp để gây thiện cảm với con mắt của người nhìn.
Tính độc quyền của mẫu thiết kế:
Mẫu áo đồng phục đẹp và có giá trị nhất khi nó thể hiện được đặt trưng thương hiệu và khách hàng có thể ghi nhớ, cũng như nhận diện được thương hiệu của bạn. Điều này có nghĩa là mẫu sản phẩm cần có tính độc quyền, không “na ná” bất kỳ mẫu đồng phục nào trên thị trường.
Nó cần thể hiện được sự đặc trưng của sản phẩm, ngành nghề đang kinh doanh để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ thông tin và hình ảnh thương hiệu trong vài ba giây tiếp xúc.
3. Tiêu chí về tính ứng dụng của áo đồng phục
Giá trị của một chiếc áo đồng phục được nhìn nhận qua tính ứng dụng. Tức là, loại áo đồng phục có thể sử dụng được trong trường hợp nào, có linh hoạt và tiện lợi đối với người dùng hay không? Phân tích được điều này, các nhà quản lý sẽ dễ dàng lựa chọn được loại áo đồng phục phù hợp với ngành nghề, tính chất công việc đang thực hiện.
Ví dụ, với 2 loại áo đồng phục phổ biến là: áo phông và áo sơ mi. Nếu như chiếc áo sơ mi mang đến phong cách thanh lịch, sang trọng thì những chiếc áo phông lại mang đến phong cách trẻ trung, năng động. Và so về chất liệu vải thun chắc chắn thoải mái, dễ chịu và phù hợp với những công việc có tính chất di chuyển thường xuyên, cần đến sự vận động cơ thể nhiều. Trong khi đó, mẫu áo sơ mi phù hợp với những công việc không cần nhiều tới sự vận động, phù hợp với môi trường công sở, nhân viên văn phòng…
Tuy nhiên, do mỗi loại áo đồng phục mang tính chất khác nhau nên không thể đưa ra so sánh một cách “khập khiểng” như vậy. Giá trị theo tính ứng dụng được áp dụng với những chiếc áo cùng loại, áo thun, áo gió hay áo sơ mi.
Cụ thể, với chiếc áo thun đồng phục nhà hàng, bạn có thể mặc trong những trường hợp nào? trong ca làm việc? khi đi học? ở nhà?… mặc áo đồng phục nhà hàng trong những môi trường khác nhau khiến tâm trạng bạn ra sao? tự tin hay ngại ngùng? tự hào hay mặc chỉ vì chưa kịp thay đổi trang phục?… Những yếu tố cảm xúc sẽ chi phối rất nhiều đến quyết định thích mặc hay không thích chiếc áo đồng phục đó.
Tính ứng dụng phụ thuộc vào thời gian sử dụng áo đồng phục thường xuyên hay không? và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng phục.
4. Giá trị mà chiếc áo đồng phục mang lại
Giá trị của chiếc áo đồng phục được thể hiện trên nhiều khía cạnh của vấn đề như:
Đối với nhà quản lý: Chiếc áo đồng phục giúp giải quyết vấn đề trang phục đi làm cho nhân viên, thể hiện sự đồng bộ, có hệ thống. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và là giải pháp quảng bá thương hiệu hiệu quả, có giá trị lâu dài.
Đồi với người nhân viên: Đồng phục giúp giải quyết vấn đề về tâm lý, giúp tất cả mọi nhân viên trở nên bình đẳng hơn trong một môi trường làm việc. Có đồng phục, sự tự tin sẽ được nhân lên và đạt hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra, mặc đồng phục sẽ giúp mọi người tiết kiệm chi phí sinh hoạt cũng như thời gian trong cuộc sống bởi không phải sắm sửa trang phục đi làm cũng như không phải bận tâm suy nghĩ tới việc ngày mai mặc gì.
Chiếc áo đồng phục không chỉ có vai trò quan trọng đối với người quản lý mà nó còn mang nhiều giá trị to lớn bởi tính ứng dụng trong cuộc sống thường ngày.
5. Giá trị của chiếc áo đồng phục thể hiện qua hiệu ứng truyền thông
Áo đồng phục mang nhiều ý nghĩa và giá trị to lớn về tất cả mọi mặt và điều quan trọng nhất mà người quản lý muốn hướng tới đấy là thông qua mẫu đồng phục để tạo quảng bá, xây dựng thương hiệu. Đây là một biện pháp truyền thông có tính lâu dài và giá trị được thể hiện qua tỷ lệ hiệu ứng mà nó mang lại.
Mẫu áo đồng phục của công ty, nhà hàng bạn có giá trị hay không sẽ được đo bằng tỷ lệ nhận diện thương hiệu của khách hàng đến đâu. Nếu thông qua chiếc áo đồng phục, khách hàng có thể nhận biết được thương hiệu công ty, nhà hàng hoặc hiểu được giá trị đang muốn truyền tải qua chương trình, sự kiện thì đấy chính là sự thành công.
Ngược lại, trường hợp nhân viên mặc áo đồng phục mà khách hàng không nhớ nỗi đấy là công ty, nhà hàng nào hay của tổ chức nào thì đồng nghĩa với việc mẫu áo đồng phục của bạn chưa có giá trị cao, không thể hiện được thông điệp cũng như chưa làm rõ nên sự khác biệt của thương hiệu. Giải pháp đặt ra đó là nhà quản lý cần phải xem lại mẫu đồng phục xem thiết kế như vậy có phù hợp hay không, logo và slogan đặt tại vị trí nào, có lỗi gì trong mẫu thiết kế để từ đó điều chỉnh, thay đổi mẫu đồng phục để phù hợp và tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng.
Trên đây là 5 tiêu chí khẳng định giá trị của chiếc áo đồng phục. Ban đầu, các nhà quản lý có thể đánh giá dựa trên chất lượng và tính thẩm mỹ, các yếu tố khác có tính chất lâu dài nên chỉ có thể đo lường sau một thời gian. Tuy nhiên, việc đo lường và đánh giá là rất cần thiết trong một chiến dịch truyền thông; rất cần thực hiện để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp, xây dựng thương hiệu lên tầm cao mới.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com/