In Chuyển Nhiệt – Công Nghệ In Áo Thun Rẻ, Đẹp Và Bền Màu

Đánh Giá Khách Hàng

In chuyển nhiệt là kỹ thuật in ấn được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là may mặc. Nguyên lý của công nghệ in này đó là sử dụng nhiệt độ cao để nóng chảy bề mặt của bản in trên giấy và chuyển hóa sang bề mặt vải. In chuyển nhiệt đảm bảo hình ảnh, hình in có độ sắc nét, màu sắc đa dạng, bền màu, ít bong tróc và tạo nên mọi họa tiết, hoa văn theo yêu cầu.

In chuyển nhiệt là phương pháp in ấn được ứng dụng rộng rãi
In chuyển nhiệt là phương pháp in ấn được ứng dụng rộng rãi

1. Giới thiệu về công nghệ in chuyển nhiệt

1.1. Định nghĩa in chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là gì? Công nghệ in chuyển nhiệt là phương pháp in được hoạt động dựa trên nguyên lý làm nóng lớp phủ ribbon và dính lên các chất liệu cần in như vải, nhựa, kim loại, sứ,… Kỹ thuật in chuyển nhiệt được đánh giá cao bởi hình ảnh có màu sắc đa dạng, chân thực, bền màu và ít bị bong tróc. 

Quy trình in chuyển nhiệt lên vật liệu sẽ diễn ra hai công đoạn. Đầu tiên là in hình ảnh lên trên giấy nhiệt và bước tiếp theo là sử dụng nhiệt độ cao từ máy ép nhiệt để đưa hình ảnh lên trên bề mặt chất liệu cần in. 

Áo chạy in chuyển nhiệt
Áo chạy in chuyển nhiệt

1.2. Nguồn gốc của in chuyển nhiệt

Hiện nay, phương pháp in chuyển nhiệt được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ những ưu điểm vượt trội nó mang đến. Thế nhưng ít ai biết rằng công nghệ in chuyển nhiệt được sở hữu trí tuệ của tập đoàn SATO – Doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong ngành nhận diện tự động, chuyên cung cấp các sản phẩm máy in, máy dán nhãn, phần mềm và tiện ích,… 

Và đặc biệt, thương hiệu này nổi tiếng với sản phẩm máy in nhãn chuyển nhiệt SATO M-2311 được cho ra mắt lần đầu vào năm 1981. Đây được xem như một dấu mốc nổi bật, khởi đầu cho sự thành công nghệ ngành công nghiệp in ấn sau này. 

Phương pháp in chuyển nhiệt được sở hữu trí tuệ bởi tập đoàn SATO
Phương pháp in chuyển nhiệt được sở hữu trí tuệ bởi tập đoàn SATO

2. Phân loại các phương pháp in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay

Sau khi đã có đáp án cho thắc mắc “in chuyển nhiệt trên vải là gì”, thì trong nội dung tiếp theo, bạn đọc hãy cùng Hải Anh khám phá về các phương pháp in chuyển nhiệt được ứng dụng phổ biến hiện nay: 

2.1. In chuyển nhiệt gián tiếp (sublimation)

In chuyển nhiệt gián tiếp là phương pháp in sử dụng giấy in chuyển nhiệt để in lên trên bề mặt vải polyester hoặc vật liệu đã được phủ polyester. Nguyên lý của phương pháp in này đó là nóng các hoạt mức rắn và chuyển hóa thành thể khí.

Đồng thời, vải polyester giãn nở và cho phép hạt mực thăng hoa vào trong, từ đó tạo nên những hình ảnh màu sắc trên các sợi vải. Nhờ việc thẩm thấu trực tiếp hạt mực vào sợi vải, do đó in chuyển nhiệt gián tiếp giúp đảm bảo màu sắc hình in rực rỡ, sinh động và ít bị phai màu. 

Kỹ thuật in chuyển nhiệt gián tiếp in trên chất vải polyester
Kỹ thuật in chuyển nhiệt gián tiếp in trên chất vải polyester

2.2. In chuyển nhiệt trực tiếp (direct-to-garment- DTG)

Đây là kỹ thuật in trực tiếp hình ảnh lên trên bề mặt vải bằng máy in phun đặc biệt sử dụng loại mực in chuyển nhiệt. Phương pháp in ấn này cho phép in mọi hình ảnh, thiết kế và màu sắc đa dạng lên trên vải một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Với việc ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại, in chuyển nhiệt trực tiếp còn giúp tối ưu thời gian nhờ tốc độ in nhanh chóng, giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình in. 

2.3. In chuyển nhiệt Vinyl (Decal)

Với phương pháp in chuyển nhiệt Vinyl, người ta sẽ không in mực trực tiếp lên trên bề mặt vật liệu cần in, thay vào đó là sử dụng các tấm decal vinyl/truyền nhiệt để thực hiện công đoạn thiết kế và in ấn. Dưới tác động của máy ép nhiệt, decal sẽ bám chặt trên bề mặt của vải và tạo nên những hình ảnh theo yêu cầu.

Ưu điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt Vinyl đó là phù hợp với nhiều loại vải, bao gồm cả vải cotton và polyester. Đồng thời, phương pháp này có thể in được những hình ảnh đơn giản, đồng nhất, hình in có khả năng bám màu tốt, không bị bong tróc sau thời gian dài sử dụng. 

Kỹ thuật in chuyển nhiệt Vinyl cho hình ảnh đẹp, bắt mắt
Kỹ thuật in chuyển nhiệt Vinyl cho hình ảnh đẹp, bắt mắt

2.4. In chuyển nhiệt bằng máy ép nhiệt phẳng

Đây là phương pháp in chuyển nhiệt sử dụng các loại máy ép nhiệt phẳng chuyên dụng. Máy ép nhiệt phẳng có khả năng ép hình ảnh chuyển nhiệt lên nhiều bề mặt phẳng như vải, áo thun, gõ, gạch men hay cốc,… 

2.5. In chuyển nhiệt bằng máy ép nhiệt 3D

So với các loại máy ép nhiệt phẳng thông thường, máy ép nhiệt 3D sẽ phù hợp để in chuyển nhiệt lên những sản phẩm có hình dạng phức tạp hơn như ly, ốp lưng điện thoại,… Phương pháp in chuyển nhiệt bằng máy ép nhiệt 3D giúp đảm bảo hình in có độ chân thực, màu sắc rực rỡ, nổi bật và độ bám màu tốt. 

>> Có thể bạn quan tâm:

3. Quy trình in chuyển nhiệt mới nhất hiện nay

Quy trình in chuyển nhiệt lên trên bề mặt vải, áo thun đồng phục sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như sau: 

Bước 1- Thiết kế hình ảnh trên máy tính: Đầu tiên, khách hàng sẽ cần lên ý tưởng về hình in và thiết kế trên các phần mềm hỗ trợ. Chú ý lưu hình ảnh thiết kế ở định dạng phù hợp với từng loại máy in khác nhau để tránh sai sót xảy ra trong quá trình in ấn. 

Bước 2 – In hình ảnh lên giấy chuyển nhiệt: Hình in sau khi thiết kế được in lên trên bề mặt của giấy chuyển nhiệt chuyên dụng. Lưu ý với một số ứng dụng đặc biệt như in trên ly, cốc thì cần in ngược file hình ảnh.

Bước 3 –  Xử lý hình ảnh trên giấy chuyển nhiệt: Hình ảnh sau khi đã in lên giấy chuyển nhiệt sẽ được cắt bỏ những phần thừa xung quanh. Đây cũng là bước không thể thiếu nếu áp dụng kỹ thuật in decal.

Bước 4 –  Chuẩn bị phôi: Bước tiếp theo trong cách in chuyển nhiệt đó chính là chuẩn bị vật liệu cần in, nếu là áo thun đồng phục cần được gấp phẳng.

Bước 5 –  Chuẩn bị in: Đặt giấy in chuyển nhiệt lên trên bề mặt vật liệu cần in sao cho mặt có hình ảnh tiếp với vật liệu. Có thể sử dụng băng keo nhiệt để cố định giấy trên một số vật liệu như cốc, ly,… 

Bước 6 – Cài đặt máy ép nhiệt: Cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp trên máy ép nhiệt, chờ nhiệt độ ổn định. Nhiệt độ thường dao động từ 150 đến 200 độ C, thời gian từ 10 đến 30s tùy vào từng lại vật liệu.

Bước 7 –  Ép nhiệt: Sử dụng máy ép nhiệt (máy ép phẳng, máy ép cốc, máy ép cuộn, máy ép đa năng) để ép nhiệt giấy in lên vật liệu với áp suất phù hợp. Ép chặt mâm ép để tránh làm nhăn áo.

Bước 8 –  Sau khi in: Sau khi ép xong, máy ép nhiệt sẽ phát tín hiệu (nếu có) và lấy sản phẩm ra. 

Bước 9 – Tháo giấy in: Lấy giấy in chuyển nhiệt ra khỏi bề mặt vật liệu và để nguộn.

Bước 10 –  Kiểm tra và hoàn thiện: Thực hiện bước kiểm tra, đánh giá chất lượng của hình in và hoàn thiện sản phẩm in ấn. 

Quy trình in chuyển nhiệt trên áo đồng phục vải polyester 
Quy trình in chuyển nhiệt trên áo đồng phục vải polyester

4. Ứng dụng của công nghệ in chuyển nhiệt

Với những ưu điểm nổi trội, công nghệ in chuyển nhiệt được ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như: 

4.1. In chuyển nhiệt lên vải

Công nghệ in chuyển nhiệt vải được ứng dụng để in trên vải, tạo nên nhiều sản phẩm khác nhau như áo thun, túi vải, balo, mũ, banner, cờ,… In chuyển nhiệt phù hợp để tin trên các dòng vải màu sáng, đặc biệt là vải màu trắng. Phương pháp có thể in được hình ảnh 3D sống động, chân thực, không làm cộm vải và bám màu tốt, không bị bong tróc. 

Phương pháp in chuyển nhiệt trên vải cho hình in sắc nét, bền màu
Phương pháp in chuyển nhiệt trên vải cho hình in sắc nét, bền màu

4.2. In chuyển nhiệt lên gốm sứ

Kỹ thuật in chuyển nhiệt lên bề mặt gốm sứ có ưu điểm đó là độ bền cao, dễ in ấn và làm nổi bật màu sắc của hình in. Phôi đồ gốm sứ trước khi in thường được tráng một lớp phủ đặc biệt giúp bắt mực in và an toàn hơn khi sử dụng. Tuy nhiên, in chuyển nhiệt lên gốm sứ sẽ có thời gian thực hiện khá lâu nên chỉ phù hợp để in số lượng ít. 

Cốc gốm sứ in chuyển nhiệt ứng dụng phổ biến hiện nay
Cốc gốm sứ in chuyển nhiệt ứng dụng phổ biến hiện nay

4.3. In chuyển nhiệt lên kim loại

Với khả năng in được trên bề mặt kim loại, phương pháp in chuyển nhiệt được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm móc khóa, huy hiệu, bình giữ nhiệt,… Công nghệ in chuyển nhiệt lên bề mặt kim loại đảm bảo hình in sắc nét, không phai màu, màu sắc hình in trung thực và có thể in được từ số lượng ít đến số lượng lớn. 

Phương pháp in chuyển nhiệt ứng dụng để in kim loại
Phương pháp in chuyển nhiệt ứng dụng để in kim loại

4.4. In chuyển nhiệt lên nhựa

Công nghệ in chuyển nhiệt lên nhựa sản xuất các loại ốp lưng điện thoại, bút, mũ bảo hiểm hoặc quà lưu niệm,… Phương pháp in chuyển nhiệt lên nhựa có thể linh hoạt trong việc thiết kế và màu sắc hình in, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. 

5. Phân tích ưu – nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt

Bất cứ phương pháp, công nghệ in ấn nào cũng đều tồn tại những ưu – nhược điểm khác nhau và in chuyển nhiệt cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là một vài phân tích về các ưu điểm và nhược điểm của in chuyển nhiệt:

5.1. Ưu điểm

Kỹ thuật in chuyển nhiệt vải được đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Có thể in được đa dạng hình in, hoa văn và họa tiết có độ phức tạp khác nhau cùng nhiều màu sắc, đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế hình in của khách hàng.
  • Hình in có độ bền màu cao, không bị bong tróc hay phai màu sau thời gian dài sử dụng.
  • Hình ảnh in trên áo đồng phục có độ sắc nét và chi tiết cao, tăng tính thẩm mỹ cho mỗi sản phẩm in ấn.
  • Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in trên nhiệt vật liệu khác nhau như vải, nhựa, sứ, kim loại,… 
  • In chuyển nhiệt trên vải có chi phí rẻ, có thể in được số lượng lớn trong thời gian ngắn nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất. 
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ in chuyển nhiệt 
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ in chuyển nhiệt

5.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội kể trên, thì kỹ thuật in chuyển nhiệt áo vẫn có một số nhược điểm, chẳng hạn như:

  • Chỉ thích hợp in trên các loại vải có chứa thành phần sợi polyester cao và sáng màu.
  • Đòi hỏi nhiều loại máy móc chuyên dụng như máy in, máy ép nhiệt và mực in chuyển nhiệt đặc biệt. Do đó, chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao hơn nhiều so với phương pháp in truyền thống.
  • Để đảm bảo được chất lượng của hình in chuyển nhiệt đòi hỏi thợ in cần nắm rõ kỹ thuật và thời gian khi in. 

6. Các thiết bị, vật liệu và máy in chuyển nhiệt lên vải phổ biến

6.1. Thiết bị và vật liệu in chuyển nhiệt

Trong quá trình in chuyển nhiệt lên vải, áo thun đồng phục có sự tham gia của nhiều loại máy in nhiệt áo thun, máy in áo chuyển nhiệt và vật liệu khác nhau. Bao gồm:

  • Máy in: Đây là loại máy in phun sử dụng mực in chuyển nhiệt chuyên dụng.
  • Mực in: Đây là loại mực in đặc biệt, thường ở dạng nước hoặc dạng bột. Khi ở nhiệt độ thường, mực in chuyển nhiệt sẽ không có màu và chỉ màu khi áp qua nhiệt độ cao. 
  • Giấy in: Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy có bề mặt được tẩm một loại hóa chất nhạy nhiệt. Khi bề mặt giấy được làm nóng thuốc nhuộm trên giấy bắt đầu phản ứng làm thăng hoa hạt mực và chuyển hóa sang vật liệu in. 
  • Máy ép nhiệt: Nhiệm vụ của máy ép nhiệt đó là ép nhiệt, chuyển hóa mực in từ giấy lên bề mặt cần in. Máy ép nhiệt bao gồm nhiều loại, phù hợp với từng bề mặt vật liệu in khác nhau như máy ép phẳng, máy ép 3D, máy ép đa năng,… 
  • Vật liệu in: Cuối cùng là các vật liệu in như vải polyester, gốm sứ, kim loại, nhựa,… 
Tổng hợp các thiết bị và vật liệu tham gia vào quy trình in chuyển nhiệt
Tổng hợp các thiết bị và vật liệu tham gia vào quy trình in chuyển nhiệt

6.2. Các hãng máy in chuyển nhiệt phổ biến

Tổng hợp một số hãng máy in chuyển nhiệt đang được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến hiện nay:

  • Saitu: Saitu được biết đến là thương hiệu uy tín lâu năm trong lĩnh vực sản xuất máy in chuyển nhiệt. Với sứ mệnh nâng cao chất lượng và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng, Saitu luôn không ngừng cải tiến sản phẩm. Một số dòng máy in chuyển nhiệt nổi bật của thương hiệu Saitu có thể kể đến như: máy in chuyển nhiệt Saitu ST2008, máy in chuyển nhiệt Saitu 1m 16 đầu Epson i3200,… 
  • Taimes: Thương hiệu máy in Taimes đến từ Trung Quốc chuyên cung cấp các dòng máy in với nhiều khổ in, đáp ứng được tối đa nhu cầu từ khách hàng. Máy in chuyển nhiệt Taimes có độ ổn định cao, chất lượng in tốt và giá cả phải chăng. Các dòng máy in chuyển nhiệt Taimes được ưa chuộng như Taimes T5S, T1081 đầu Epson i3200,… 
  • Epson: Hãng máy in chuyển nhiệt uy tín này đến từ Nhật Bản, luôn nhận về những đánh giá tốt về chất lượng. Không chỉ có tuổi thọ cao, các sản phẩm máy in chuyển nhiệt Epson còn có khả năng vận hành trơn chu, chất lượng bản in tốt, ít xảy ra sự cố không mong muốn. 
Các dòng máy in chuyển nhiệt trên vải phổ biến
Các dòng máy in chuyển nhiệt trên vải phổ biến

7. So sánh in chuyển nhiệt với các phương pháp in ấn khác

Để bạn đọc có được những đánh giá chi tiết về công nghệ in chuyển nhiệt, dưới đây Hải Anh đã tiến hành so sánh phương pháp in này với hai kỹ thuật in phổ biến khác là in lụa và in kỹ thuật số: 

Tiêu chíIn Chuyển NhiệtIn LụaIn Kỹ Thuật Số (Digital)
Chi phí10.000 đ7000 – 10.000 đ10.000 – 15.000 đ
Độ bền màuBền màu cao, không bong tróc nếu ép chuẩnBền màu nếu dùng mực tốt, dễ phai nếu dùng mực rẻ, vỡ hìnhBền màu khá tốt nhưng phụ thuộc loại mực và chất liệu
Thời gian thực hiệnNhanh, nhưng cần thời gian ép nhiệtChậm hơn, cần làm khung, pha mực, in từng lớpRất nhanh, chỉ cần in từ máy
Số lượng in phù hợpTốt với số lượng ít đến trung bìnhTốt với số lượng lớn (>100 sản phẩm)Phù hợp với số lượng nhỏ đến trung bình
Chất lượng hình ảnhHình ảnh sắc nét, màu sắc sống độngKhông thể hiện chi tiết cao, khó in ảnh nhiều màuRất sắc nét, phù hợp in ảnh, chi tiết phức tạp
Khả năng in trên chất liệuPhụ thuộc vào loại mực và giấy in (tốt nhất là vải polyester, gốm, kim loại được phủ lớp poly)Giới hạn chủ yếu trên vải cotton, giấy, nhựaIn được trên nhiều loại vật liệu (vải, giấy, nhựa, kim loại,…) tùy loại máy in

>> Có thể bạn quan tâm:

8. Xưởng in chuyển nhiệt lên vải, đồng phục theo yêu cầu chất lượng, giá rẻ: Thời trang Hải Anh

Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm một địa chỉ xưởng in may áo đồng phục in chuyển nhiệt theo yêu cầu uy tín, giá tốt, thì chắc chắn không thể bỏ qua thương hiệu Thời trang Hải Anh. Có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc, Hải Anh đã trở thành sự lựa chọn số 1 của nhiều khách hàng, doanh nghiệp.

Những lợi thế và điểm mạnh giúp Thời trang Hải Anh ghi ấn tượng với khách hàng có thể kể đến như:

  • Hải Anh sở hữu hai xưởng sản xuất có quy mô trên 10.000m2, được trang bị về công nghệ, máy in chuyển nhiệt tân tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại.
  • Đội ngũ thợ may được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản. Đội ngũ nhân viên thiết kế giàu kinh nghiệm, sáng tạo, đủ năng lực để đưa đến tay khách hàng những thiết kế hình in ưng ý nhất.
  • Cung cấp đa dạng các sản phẩm đồng phục, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như áo thun, áo sơ mi, đồng phục team building, áo lớp, đồng phục bảo hộ lao động,…
  • Cung cấp đa dạng các công nghệ in ấn khác nhau như in chuyển nhiệt, in kỹ thuật số, thêu vi tính,… 
  • Giá in – may áo đồng phục tại Thời trang Hải Anh vô cùng cạnh tranh nhờ quy trình sản xuất khép kín và không thông qua trung gian.
  • Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chu đáo, chính sách bảo hành – hậu mãi rõ ràng.
Thời trang Hải Anh - Thương hiệu in - may áo đồng phục uy tín
Thời trang Hải Anh – Thương hiệu in – may áo đồng phục uy tín

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến công nghệ in chuyển nhiệt đang được ứng dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp in ấn này cho phép in trên nhiệt vật liệu, hình ảnh đẹp mắt, màu sắc chân thực và có thể in kích thước lớn, tạo nên các mẫu áo đồng phục hoàn hảo, thể hiện được nét đặc trưng về thương hiệu. Quý khách hàng khi có nhu cầu đặt in may áo đồng phục, vui lòng nhấc máy và liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0965 013 894.

zalo_uf
hotline-thoi-trang-hai-anh
hotline-thoi-trang-hai-anh