Ngày nay, quan niệm về học sinh ngoan có còn giống như trước? Chúng ta có thể dựa vào trang phục đến trường để đánh giá một học sinh là ngoan hay không ngoan? Nhiều người đánh giá học sinh có đủ 6 dấu hiệu trang phục đến trường dưới đây là một học sinh ngoan. Bạn nghĩ sao?
Xem thêm:
1. Thế nào là một học sinh ngoan?
Học sinh ngoan theo định nghĩa của bạn là gì? Một người bạn luôn đi học đúng giờ, trang phục đến trường theo quy định, học giỏi, chăm chỉ là một học sinh ngoan trong mắt nhà trường. Một người bạn thường xuyên đi trễ, học không giỏi thậm chí là yếu kém nhưng lại cực kỳ tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè liệu có được gọi là học sinh ngoan hay học sinh hư?
Một học sinh không mặc áo đồng phục đến trường, trang phục đến trường không theo quy định, trên lớp cũng không học hành chăm chỉ, với bạn bè cũng ngại tiếp xúc, không thân thiện. Liệu chúng ta có nên đánh giá xấu về người đó, xa lánh người đó ngay lập tức chỉ bởi vì những biểu hiện bên ngoài này?
Mỗi quan điểm, mỗi nhận định chủ quan lại có một đánh giá khác nhau. Ranh giới giữa học sinh ngoan và học sinh hư được vạch ra rõ ràng trên tiêu chí nào? Nếu bạn xét trên phương diện hình thức, những dấu hiệu trang phục đến trường của học sinh ngoan sẽ là gì?
2. Trang phục đến trường học sinh học sinh ngoan
Trang phục đến trường của một học sinh ngoan với 6 dấu hiệu dưới đây được mọi người ngầm đồng ý và chấp nhận. Là vì đâu mọi người lại căn cứ như vậy? Có những học sinh mang cả 6 dấu hiệu này nhưng chưa chắc đã được đánh giá là học sinh ngoan. Tại sao lại thế? Trước hết cùng xem xét đến 6 dấu hiệu trang phục đến trường của học sinh được đánh giá là “học sinh ngoan”.
Đồng phục đến trường
Áo đồng phục học sinh là bắt buộc hay không bắt buộc phụ thuộc vào quy định của nhà trường. Đa phần các trường học sẽ có nội quy quy định việc mặc đồng phục là trang phục đến trường bắt buộc. Nếu học sinh không mặc đồng phục đến trường sẽ bị phạt và kiểm điểm. Với trường hợp theo quy định về áo đồng phục thì phần lớn học sinh sẽ mặc trang phục đến trường y như vậy. Những học sinh ngoan, trang phục đến trường là áo đồng phục.
Đối với những trường không quy định mặc áo đồng phục mà có thể tự do mặc trang phục đến trường mình thích. Trường học có thể vẫn may áo đồng phục cho trường và học sinh có thể lựa chọn mặc hay không mặc tùy thuộc vào sở thích và cá tính của học sinh.
Trang phục đến trường không phải là đồng phục thì điều gì làm thước đo chuẩn cho trang phục đến trường? Học sinh cần mặc trang phục đến trường như thế nào mới được đánh giá là ” học sinh ngoan”? Cơ bản trang phục trên người có thể khiến mọi người đánh giá về cả con người bạn. Nhất là học sinh thì càng cần chú ý tác phong.
Trang phục đến trường cần gọn gàng, ngay ngắn là điều đầu tiên. Nam sinh có thể mặc áo sơ mi với quần dài. Nữ sinh có thể mặc áo sơ mi với quần dài hay chân váy. Sự thanh lịch từ bộ trang phục cũng được đánh giá cao cho trang phục đến trường. Tiêu chí của trang phục đến trường của học sinh cần hợp thời trang và hợp với môi trường học đường.
Khăn quàng đỏ – Huy hiệu đoàn
Ngoài trang phục quần áo thì khăn quàng đỏ cũng là trang phục đến trường không thể thiếu. Với khăn quàng đỏ, các em học sinh cấp 1, cấp 2 thường rất quen thuộc khi vào đội thiếu niên Tiền phong. Khăn quàng đỏ tượng trưng cho một thế hệ thiếu niên, mầm non tương lai của đất nước.
Theo quy định của một số nhà trường, các em học sinh phải trải qua quá trình đào tạo và thông qua kiểm tra để được vào Đội. Những đội viên được đeo trên người khăn quàng đỏ đều là những học sinh ưu tú, học sinh ngoan. Có những trường lại yêu cầu toàn bộ học sinh đều phải đeo khăn quàng đỏ cho đến khi được kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Huy hiệu đoàn có được sau khi học sinh đã được kết nạp vào Đoàn. Khi đó, học sinh sẽ không phải đeo khăn quàng đỏ nữa mà thay bằng chiếc huy hiệu Đoàn. Mang ý nghĩa như chiếc khăn quàng đỏ, khi học sinh đã vượt qua thử thách của những người Đoàn viên ưu tú mới được kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Vậy khăn quàng đỏ hay huy hiệu đoàn có đo được “mức độ ngoan” của học sinh hay không?
Dép quai hậu
Dép quai hậu đối với học sinh tiểu học và học sinh trung học là quy định bắt buộc của trang phục đến trường. Các em cũng có thể sử dụng giày thể thao đến trường thay thế trong những giờ thể dục hay thời tiết mùa đông lạnh. Dép quai hậu có ý nghĩa gì đối với học sinh mà lại được đưa vào quy định bắt buộc của nhà trường? Ngày xưa, Bác Hồ luôn gắn liền với đôi dép quai cao su. Chính vì vậy, lấy Bác Hồ là tấm gương học tập các bạn học sinh cũng cần đi dép quai hậu (phát triển từ dép cao su Bác Hồ), đã trở thành quy định.
Trang phục đến trường này giúp học sinh thanh lịch và gọn gàng hơn. Khi nhắc đến dép quai hậu là nhắc đến một thời học sinh ngây ngô. Có thể nói dép quai hậu đã trở thành một biểu tượng trang phục đến trường.
Cặp sách đến trường
Học sinh đến trường không thể thiếu cặp sách để học tập. Hình ảnh cô cậu học sinh mang cặp sách là trang phục đến trường xuất hiện đầu tiên trong đầu mỗi người khi nhắc tới những cô cậu học trò.
Nhiệm vụ lớn nhất của học sinh khi đến trường là học tập. Cặp sách chứa đựng sách vở những vật dụng giúp học sinh trong quá trình học tập. Chính vì thế cặp sách là trang phục đến trường chẳng thể thiếu đối với học sinh.
Sách vở đồ dùng học tập
Cũng như cặp sách thì sách vở, đồ dùng học tập cũng là “trang phục đến trường” cần có của một “học sinh ngoan”. Nếu như cặp sách để chứa đựng những kiến thức học tập. Thì bản thân sách vở, đồ dùng học tập chính là kiến thức bạn cần phải tiếp thu.
Mang theo sách vở hay đồ dùng học tập đến trường chứng tỏ bạn có ý thức về học tập, có ý thức tiếp thu kiến thức. Thường thì những học sinh ngoan ngoãn học giỏi thì những trang bị này đều là không thể thiếu.
Một học sinh giỏi luôn dành được thiện cảm trong mắt bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Một học sinh chăm chỉ sẽ luôn được bạn bè, thầy cô, cha mẹ yêu mến. Một học sinh chăm chỉ, học giỏi sẽ luôn là “con ngoan”, là ” trò giỏi” trong mắt bố mẹ, thầy cô.
Đầu tóc cũng là trang phục đến trường?
Chính xác! “Đầu tóc cũng là một loại trang phục đến trường“. Tại sao lại như vậy? Không giống như trước đây, học sinh đều có màu tóc đen nhánh thuần sắc. Thì hiện nay, với sự du nhập của văn hóa nước ngoài thì những màu tóc xanh, đỏ, tím, vàng trắng,… được các bạn trẻ, các bạn học sinh ưa thích và nhuộm màu tóc rực rỡ.
Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông hầu như đều ngăn cấm nhuộm tóc trong trường học. Bởi vì không phù hợp với lứa tuổi và văn hóa học đường. Đối với một học sinh, “trang phục đến trường” yêu cầu về đầu tóc là không được nhuộm tóc khác màu đen. Một số trường còn quy định nam sinh phải để tóc ngắn, gọn gàng.
Về quan niệm trang phục đến trường của học sinh với màu tóc thì đúng là gây nhiều tranh cãi giữa nhà trường và học sinh. Mỗi bên đều có quan điểm riêng nhưng với mái tóc khác màu đen của học sinh thì đều không được chấp nhận trong trường học dù suy nghĩ gu thời trang của người dân Việt Nam đã dần thay đổi, hiện đại hơn.
3. Biện luận về trang phục của học sinh ngoan
Trang phục đến trường của một học sinh ngoan sẽ có 6 dấu hiệu trang phục như đã nêu trên? Một học sinh ngoan thì phải đảm bảo cả 6 dấu hiệu trên? Trang phục học đường có nhất định phải là áo đồng phục lớp? Có thể mặc trang phục tự do thay cho áo đồng phục lớp hay không? Ý nghĩa của áo đồng phục lớp là gì?
Đây chỉ là những dấu hiệu của thông thường thấy mà chúng ta có thể nhìn thấy được ở những học sinh ngoan trong mắt mọi người. Không thể khẳng định hoàn toàn rằng một học sinh có thể đảm bảo được cả 6 dấu hiệu trên là một học sinh ngoan hay học sinh không ngoan.
Bởi vì chúng ta không thể căn cứ vào bề ngoài để đoán biết tính cách hay bản tính của một con người. Sẽ có những yếu tố trái ngược làm sai lệch đi phán đoán chủ quan đối với một người. Đặc biệt đối tượng là con người lại càng có nhiều biến số.
Tất nhiên, qua ngoại hình, cách ăn mặc, phong thái của con người, của một học sinh sẽ chiếm tỉ lệ nhất định thể hiện tính cách của học sinh. Và đồng thời thông qua việc quy định trang phục đến trường cũng là một phương pháp để rèn luyện tác phong và tính cách cho một học sinh, nhất là khi lứa tuổi này dễ dàng học tập và tiếp thu rất nhanh.
Thế nhưng, đối với học sinh hay mỗi con người không thể xem xét mọi việc từ góc nhìn một phía mà phải xét toàn diện. Bởi lẽ, cái nhìn về ngoại hình đầu tiên sẽ mang theo một phần suy nghĩ cảm tính ảnh hưởng đến nhận định của cá nhân đến một người. Đừng nên kết luận đây là một học sinh không ngoan khi thấy em học sinh không mang sách vở hay đồng phục không có. Bạn chỉ có thể kết luận rằng học sinh đó không tuân thủ quy định của nhà trường.
Hãy tìm hiểu nguyên nhân, từ nhiều phía, nhiều nguồn để có thể đánh giá đúng nhất một học sinh trên toàn phương diện. Một học sinh với trang phục đến trường không có đồng phục, không mang sách vở chỉ vì nhà nghèo không có tiền mua sách vở đồng phục. Thế nhưng bạn ấy lại rất chăm chỉ và có thành tích học tập xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là 6 dấu hiệu trang phục đến trường của một học sinh ngoan. Là những dấu hiệu đầu tiên về vẻ ngoài của học sinh để nhận xét về mức độ ngoan của học sinh. Nhưng đây là chưa đủ để ra quyết định nhận xét về mức độ ngoan của một học sinh. Cần xem xét rất nhiều yếu tố để nhận xét một con người nhưng về tác phong của học sinh cũng cần được rèn luyện qua vẻ bề ngoại hình. Một học sinh ngoan thì luôn cần trau dồi và bồi dưỡng cả về khí chất, kiến thức và nội hàm ban đầu.
Nguồn: https://thoitranghaianh.com