Câu chuyện văn hoá doanh nghiệp từ chiếc áo đồng phục

Văn hoá doanh nghiệp đang ngày càng trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự phát triển, tầm vóc và sự chuyên nghiệp của các công ty, doanh nghiệp. Nó cũng là một trong những thành phần đóng góp vào việc định vị và quảng bá hình ảnh thương hiểu tới khách hàng, đối tác hay toàn thể xã hội. Có nhiều điều trực tiếp và gián tiếp cấu thành lên nó, trong đó không thể không kể tới những chiếc áo đồng phục công ty.

>> Thời trang đồng phục doanh nghiệp, mốt hay lỗi mốt?

>> Những món đồ không nên xuất hiên ở môi trường công sở

>> Bắt lỗi những thiết kế áo đồng phục nhân viên

>> Mở đường quan lộ bằng cách trang điểm nơi công sở

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Tuy là một trong những khái niệm thường xuyên được nhắc tới và thậm chí là áp dụng hằng ngày nhưng có khi được hỏi rằng văn hoá doanh nghiệp là gì thì cũng có không ít người hoang mang không có câu trả lời. Kể cả là những nhân viên giữ các chức vụ liên quan tới nó như công đoàn, hành chính nhân sự… Chính bạn thì sao? Bạn có thể đưa ra câu trả lời cho nó hay không?

Văn hoá và phát triển là 2 khái niệm luôn song hành cùng với nhau, và trong bản thân những doanh nghiệp thì cũng có sự tồn tại của yếu tố này. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau cho vấn đề này, thế nhưng có thể tóm gọn lại rằng: Văn hoá doanh nghiệp là một thứ văn hoá của một tổ chức, nó bao gồm văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử, cách làm việc và cả đạo đức trong kinh doanh.

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi
Văn hoá doanh nghiệp được sử dụng một cách thường xuyên nhưng không phải ai cũng có thể nắm bắt định nghĩa rằng nó là gì?

Đã là một tập thể thì chắc chắn sẽ là sự quy tụ của những con người khác nhau với phong cách và nét văn hoá mang dấu ấn riêng. Thế nhưng bất cứ một doanh nghiệp, công ty nào muốn thành công thì phải thực sự tổng hợp và phát triển được tất cả những gì tinh tuý nhất của tập thể nhân viên. Từ đó đòi hỏi phải có được một thứ gọi là văn hoá doanh nghiệp để làm khuôn phép, định hướng cho số đông. Ngoài ra nó cũng có tác dụng trong các mối quan hệ đối ngoại như với khách hàng, với đối tác, đối thủ hay với toàn xã hội.

Chính từ sự rộng lớn và bao quát đó mà văn hoá doanh nghiệp sẽ có cả những biểu hiện hữu hình và vô hình. Và tiêu biểu nhất trong những biểu hiện hữu hình chính là sự tồn tại và sử dụng áo đồng phục công ty trong công việc, trong cuộc sống thường nhật hay trong các sự kiện.

Đặc điểm nào của văn hoá doanh nghiệp sẽ thể hiện trên chiếc áo đồng phục

Như đã nói thì áo đồng phục chính là biểu hiện hữu hình của văn hoá doanh nghiệp, do đó sẽ chẳng lạ lùng khi mà những đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp sẽ được in dấu trên chiếc áo đó. Và dưới đây sẽ là những thứ nổi bật nhất mà kể cả có nhắm mắt mà bạn vẫn sẽ nhận ra điều đó.

Sự chuyên nghiệp

Một trong những những đặc điểm chung của các công ty hay doanh nghiệp thành công đó là việc họ luôn duy trì tác phong chuyên nghiệp trong mọi công việc, du là lớn hay nhỏ. Với khách hàng thì đây là một trong những sự đòi hỏi, kỳ vọng lớn nhất. Và nó cũng là một trong những nét tiêu biểu về văn hoá doanh nghiệp.

Để thể hiện được sự chuyên nghiệp trong văn hoá doanh nghiệp thì có nhiều cách khác nhau, có những cách vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư và là quá trình lâu dài. Cũng có những cách lại vô cùng dễ dàng mà hiệu quả lại không hề nhỏ. Đó là việc đầu tư sở hữu và sử dụng hiệu quả các bộ trang phục đồng phục

van-hoa-doanh-nghiep-vest
Tính chuyên nghiệp chưa bao giờ là thừa trong doanh nghiệp, bất kể lĩnh vực, quy mô thế nào.

Nói thì đơn giản vậy thôi, thế nhưng không phải bất cứ món đồ thời trang đồng phục nào cũng có thể tạo ra ấn tượng về sự chuyên nghiệp. Đây cũng là sai lầm mà không ít những doanh nghiệp mắc phải, khi mà việc đầu tư vào đồng phục chẳng hề mang lại giá trị gì về phần văn hoá doanh nghiệp.

Muốn thể hiện được sự chuyên nghiệp thì những chiếc áo đồng phục công ty của bạn sẽ cần phải thực sự phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực và đặc điểm công việc. Thậm chí rằng có nhiều công việc mà tính đặc thù được đề cao tới mức nó có những bộ đồng phục chuyên dụng riêng.

Sự năng động và nhiệt huyết công việc

Dẫu không hoàn toàn là chính xác, không phải bất cứ một sự năng động và nhiệt huyết nào cũng đem lại hiệu quả công việc, thế nhưng với khách hàng hay đối tác thì nó vẫn là một ấn tượng tốt. Bởi lẽ sự năng động nhiệt huyết là nét văn hoá doanh nghiệp thể hiện cho sự trẻ trung, tươi mới.

Ngoài ra nó cũng cung cấp một niềm tin về sự cố gắng, nỗ lực trong công việc, tiền đề cho sự phát triển năng lực và nâng cao giá trị, hiệu suất công việc. Đặc biệt là với những công ty, doanh nghiệp công tác trong mảng ăn uống hay kỹ thuật. Thì điều này sẽ càng được đánh giá cao hơn.

van-hoa-doanh-nghiep-nang-dong
Sự năng động là một trong những đòi hỏi cấp thiết mà bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần đạt được nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường hiện nay.

Để có được nét văn hoá doanh nghiệp mang màu sắc của sự năng động và nhiệt huyết thì vai trò của những chiếc áo đồng phục sẽ là vô cùng lớn. Không những cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động, làm việc hay sự thoải mái khi sử dụng của người dùng. Để có được điều đó thì không gì khác ngoài việc những chiếc áo đồng phục phải có được những thiết kế tinh tế, thanh thoát nhất.

Cùng với đó là việc hiện thực hoá những thiết kế ấy bằng những chất liệu có chất lượng cao nhất, phù hợp nhất với những điệu kiện khác nhau. Không thể thiếu tới việc đầu tư cho nó những màu sắc thể hiện sự năng động, mạnh mẽ và trẻ trung như: Đỏ, cam, xanh lá…

Sự đoàn kết

Với bất cứ một tập thể nào thì muốn có được sự thành công hay duy trì nó chắc chắn sẽ không phải là một câu chuyện của riêng bất cứ ai. Mà nó sẽ đến từ sự đóng góp của tất cả những người có mặt trong tập thể đó. Theo lý thuyết hoàn hảo thì đã xuất hiện ở cùng một nơi, có cùng một mục tiêu và hưởng cùng một lợi ích thì điều đó là thứ dễ dàng.

Thế nhưng thực tế lại không phải vậy, thậm chí với nhiều công ty, doanh nghiệp mà không có sự đoàn kết trong nét văn hoá doanh nghiệp thì hiện tượng chia bè, kết cánh, hình thành lợi ích nhóm sẽ xuất hiện. Và chính điều đó sẽ cản bước thành công, thậm chí là phá hỏng nội bộ doanh nghiệp.

van-hoa-doanh-nghiep-2018
Việc sử dụng áo đồng phục mỗi ngày giúp tập thể nhân viên biết được vị trí mình ở đâu? Qua đó khơi gợi những hứng khởi trong công việc. (Ảnh: Samsung)

Nói đến đây thì lại cần phải nhắc đến một trong những công dụng của chiếc áo đồng phục, đó là xây dựng nét chung về mặt hình thức cho tập thể nhân viên. Không những vậy nó còn là một trong những sự khẳng định về sự đoàn kết trong nội bộ.

Nói một cách công bằng thì nét văn hoá doanh nghiệp này không chỉ có tác dụng hình ảnh đối ngoại mà nó còn mặc định có hiệu quả với chính những con người mặc nó. Chiếc áo đồng phục ấy sẽ giúp những người nhân viên này ý thức được rằng họ đang là ai, đang ở đâu và sẽ cần phải làm những gì.

Tính kỷ luật

Một trong những tập thể tiêu biểu nhất về sức mạnh và tầm vóc là quân đội. Và bạn đã từng nghe tới câu này hay chưa? Rằng kỷ luật là sắc mạng của quân đội. Không hề có sự cao siêu hay khó hiểu gì ở đây cả, bởi lẽ một tập thể càng lớn, càng quy mô hơn thì việc điều hành lại càng khó khăn hơn. Thậm chí không cần phải là một tập thể quá lớn như vậy, ngay cả những tổ chức nhỏ hơn cũng chẳng thể thiếu vai trò của kỷ luật trong nội bộ và trong cả những mối quan hệ đối ngoại.

van-hoa-doanh-nghiep-bkav
Việc sử dụng áo đồng phục trong quá trình làm việc, công tác chính là cách để thể hiện tính kỷ luật và sự nghiêm túc trong công viêc.

Quy định có thể là những giá trị vô hình như quy định, nội quy hay điều luật điều lệ, thế nhưng nó cũng có thể tồn tại ở giá trị hữu hình như những bộ đồng phục công ty. Và ở đây nó không chỉ là những quy định về cách ăn mặc, mà hơn thế nữa, thông qua chính cách ăn mặc mà nó còn là sự phân cấp, cá biệt hoá công việc, vị trí.

Dù là một điều hết sức bình dị và gỉan đơn thế thôi nhưng nó là quá đủ để khách hàng, đối tác hay toàn xã hội có thể có được một niềm tin vào chất lượng, sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp, công ty ấy. Mà trong quá trình hoạt động của bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào thì điều này cũng đâu thể thiếu được.

Cách thiết kế áo đồng phục chuẩn văn hoá doanh nghiệp

Không phải là bất cứ một thiết kế áo đồng phục công ty nào cũng có thể góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Bởi như đã nói ở trên, một chiếc áo đồng phục sẽ cần phải thể hiện và nhấn mạnh được những giá trị nổi bật trong văn hoá doanh nghiệp.

Điều này là càng khó khăn hơn, bởi thiết kế một chiếc áo đồng phục đẹp thôi đã là chẳng dễ dàng, đằng này còn phải tích hợp vào đó hàng loạt ý nghĩa, thông điệp. Do đó chính bạn, người chịu trách nghiệm đặt may áo đồng phục công ty cần phải nắm bắt được tất cả những ý nghĩa, giá trị của văn hoá doanh nghiệp của ông ty bạn.

Kế sau đó là một sự tìm kiếm và chọn lọc kỹ lưỡng để tìm ra đơn vị nhận thiết kế áo đồng phục công ty chuyên nghiệp. Đó là một trong nhưng yêu cầu mang tính bắt buộc bởi với sự đầu tư nghiêm túc vào đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và sự nghiêm túc trong công việc thì những đơn vị này sẽ có thể đáp ứng những yêu cầu dù khắt khe nhất về giá trị chiếc áo thành phẩm.

van-hoa-doanh-nghiep-jotun
Cách ăn mặc thể hiện tính chất cá nhân mà còn thể hiện được tổng thể nét văn hoá doanh nghiệp.

Để có thể hoàn thành việc tìm kiếm một chiếc áo đồng phục công ty phù hợp với văn hoá doanh nghiệp thì trong khi trao đổi cùng với nhân viên tư vấn thiết kế thì một trong những thông tin không thể thiếu chính là những thứ liên quan tới công ty, đặc điểm kinh doanh hay thậm chí cả là thú vui của tập thể.

Đấy là những cơ sở để đội ngũ thiết kế có thể sử dụng kinh nghiệm dày dạn trong công việc mà sáng tạo hay phát triển ra những mẫu áo vừa đẹp mắt vừa thể hiện rõ được giá trị ảnh hưởng trong văn hoá doanh nghiệp. Một lưu ý nhỏ là khi đặt may những chiếc áo đồng phục công ty thì việc sử dụng chất liệu như nào cũng vô cùng quan trọng vì nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng có bền lâu hay không?

Văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề mà việc xây dựng và hoàn thiện nó sẽ là cả một quá trình lâu dài. Và chiếc áo đồng phục công ty cũng chỉ là một trong số những cá thể góp phần nên nó mà thôi. Nhưng tuyệt đói đừng bỏ qua nhé! Chúc bạn sẽ sớm xây dựng được một nét văn hoá doanh nghiệp chuẩn xác và chất lượng nhất nhé!

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

46 thoughts on “Câu chuyện văn hoá doanh nghiệp từ chiếc áo đồng phục

  1. Diễn Viên Hài says:

    Từ những thứ nhỏ bé nhất, cho đến những thứ đắt giá, phức tạp nhất, không có gì là không thể đóng góp cho những khái niệm về văn hoá doanh nghiệp. Và cá nhân em luôn ủng hộ việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp bằng những thứ căn bản với sự tự nhiên tuyệt đối. Chính đó sẽ là sẽ là thứ thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp được đến gần hơn với tập thể nhân viên, không những vâỵ nó còn có sức lan toả rộng rãi và sức lưu trữ bền lâu trong cộng đồng nhân viên từ thế hệ này sang thé hệ khác.

  2. Hoa Hậu says:

    Văn hoá doanh nghiệp được coi là vốn tài sản có tính kế thừa của tập thể công nhân viên trong công ty từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng sẽ không là sai lầm khi cho rằng văn hoá doanh nghiệp sẽ là một trong những yếu tố để làm rõ nét, nổi bật lên nét riêng, sự độc đáo riêng của công ty doanh nghiệp. Cũng như những chiếc áo đồng phục công ty vậy, sẽ chẳng thể bị phai nhoà hay ảnh hưởng bởi bất cứ một yếu tố nào, hoàn cảnh nào. Phải không các bác ơi?

  3. Khởi Nghiệp says:

    Thích ứng với văn hoá doanh nghiệp chẳng thể nói là một chuyện đơn giản. Bởi gần như đối với bất cứ một ai thì sự thích nghi, bắt nhịp cùng một quy tắc ứng xử, cách giao tiếp, thói quen hành vi mới cũng là điều chẳng dễ dàng. Và khi không thể tìm được tiếng nói chung thì việc sử dụng một cách tuyệt đối văn hoá doanh nghiệp sẽ mang lại cảm giác về sự khó khăn, mệt mỏi hay tệ hơn là thay đổi hoàn toàn thái độ cũng như nhiệt huyết trong công việc, giảm năng suất và chất lượng đạt được.

  4. Quần Áo Quảng Châu says:

    Chẳng có bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào có thể tự vỗ ngực xưng oai rằng mình có một hệ văn hoá doanh nghiệp đủ dày, đủ mạnh và thực sự hợp lý cho sự phát triển của công ty mình nói chung và cá nhân những nhân viên và sự phát triển trong tương lai của chính bản thân họ. Và cũng chẳng có thể có một ai dám đủ tự tin rằng mìn hcos khả năng thích ứng hoàn toàn với tất cả những hệ văn hoá doanh nghiệp có thể tồn tại trong công ty bất kỳ. Đó là chẳng dễ dàng, chẳng thú vị tẹo nào.

  5. Bán Sim Phong Thuỷ says:

    Bản thân mình thì coi văn hoá doanh nghiệp giống như một một thứ tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố có liên quan tới mảng điều kiện làm việc. Bởi chính những mối quan hệ trong công ty, doanh nghiệp hay sự cộng tác, hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận hay cả cách tiếp xúc, làm việc với khách hàng sẽ là thứ quyết định tới khả năng hoàn thành công việc của không chỉ cá nhân người lao động mà còn là cho toàn bộ tập thể, toàn bộ công ty, doanh nghiệp.

  6. Não Phẳng says:

    Quan điểm của bạn khá là giống mình, trong việc lựa chọn công việc, lĩnh vực hay cụ thể hơn là các công ty, doanh nghiệp khi ứng tuyển thì ngoài các câu hỏi về lương, về chế độ hay về công việc, trách nhiệm phải làm thì mình đặt cực nhiều sự quan tâm vào mảng văn hoá doanh nghiệp hay những giá trị văn hoá, tinh thần của tập thể công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp ấy. Bởi nếu xác định cùng nhau đi một chặng đường dài thì sẽ có nhiều thứ quan trọng hơn là thu nhập hay điều kiện làm việc.

  7. Quýt Thái says:

    Đi đến bất cứ công ty, doanh nghiệp nào thì mình cũng rất chú ý đến phần văn hoá doanh nghiệp hay đúng hơn là giá trị tinh thần mà những thành viên trong tập thể công ty ấy sở hữu và phát huy trong công việc và trong cuộc sống. Bởi lẽ dù là sự đoàn kết, lòng nhiệt huyết hay cả sự chuyên nghiệp để sẽ qua đó mà được thể hiện một cách chính xác, đầy đủ thông qua từng cử chỉ, hành động dù là nhỏ bé, đơn giản nhất. Thậm chí đối với cả việc chọn lựa công ty, doanh nghiệp để phát triển mình cũng giữ nguyên quan điểm đó.

  8. Cam Đường says:

    Đâu cứ phải màu mè hoa mỹ mới là cách hay để xây dựng văn hoá doanh nghiệp đâu. Trên thực tế thì bạn hoà toàn có thể gom nhặt những giá trị cơ bản nhất của văn hoá doanh nghiệp từ những điều nhỏ bé như đồng phục công ty, cách chào hỏi, lễ nghĩa hay kể cả phong tục tập quán của các các nhân, tập thể trong công ty, doanh nghiệp. Thế nhưng để nó đạt được những hiểu quả như mong muốn thì bạn còn cần tới sự tinh tế, thông minh trong lựa chọn sẽ giúp mọi thứ trở nên chuẩn xác và hiệu quả hơn.

  9. Một Mét Sáu Năm says:

    Khi nói đến văn hoá doanh nghiệp người ta còn nhớ tới những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả.

  10. Tuyết Mùa Hè says:

    Có nhiều bác cứ nói văn hoá doanh nghiệp chỉ đơn thuần là giá trị tinh thần, em lại không cho là như vậy, nó vẫn cần thiết tồn tại những giá trị hữu hình, vật chất như những bộ đồng phục công ty, thiết kế văn phòng, nhà xưởng hay cả là cơ cấu bộ máy tổ chức. Vì thế xây dựng văn hoá doanh nghiệp không đơn giản là đầu tư giá trị tinh thần mà còn là sự chuẩn bị về vật chất nữa. Không cần quá lớn lao, quá màu mè nhưng chắc chắn là sẽ không thể nào có chuyện “tay không bắt giặt được”.

  11. Vịt Trời says:

    Có thể nói là nó hoàn toàn khả thi, nhưng không phải trong thời điểm hiện tại. Bởi lẽ muốn có một hệ văn hoá tinh thần được biết đến và sử dụng một cách rộng rãi trong xã hội, thị trường kinh doanh như vậy thì sẽ cần có được sự hoàn chỉnh tới mức hoàn hảo. Ngoài ra thì nó cần có nền móng là mối quan hệ vững chắc, bền chặt giữa các công ty, doanh nghiệp với nhau. Chỉ khi đó thì việc đồng bộ hoá mới có thể được diễn ra một cách chính xác.

  12. Bạch Mã says:

    Màu đỏ trên chiếc áo đồng phục công ty của Vietjet Air thì dễ hiểu rồi, nó là biểu trưng của dân tộc, là màu sắc thể hiện sự nhiệt huyết, năng động và trẻ trung rồi. Thế nhưng còn phần hoạ tiết kẻ ca-rô thì em không hiểu lắm ạ, nó đại diện cho cái gì, tại sao lại là hoạt tiết kẻ ca rô chứ không phải là màu đơn sắc hay hoạ tiết nào khác cả. Cực khó hiểu đoạn này, bởi em nghĩ rằng với một công ty lớn cả tỷ đô thì bất cứ lựa chọn nào cũng mang mục đích cả.

  13. Khó Hiểu says:

    Văn hoá doanh nghiệp được coi là giá trị cốt lõi quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi công ty, doanh nghiệp. Bởi xét trên một phương diện khách quan thì chính văn hoá doanh nghiệp sẽ tạo tiền đề để khai thác một cách toàn diện giá trị năng suất lao động của mỗi cá nhân trong tập thể ấy. Ngoài ra chính bản chất của văn hoá doanh nghiệp sẽ là thứ đóng góp không nhỏ vào phương diện tổ chức nhân sự của công ty, doanh nghiệp. Chừng đó là đủ thuyết phục về văn hoá doanh nghiệp rồi chứ ạ?

  14. Nước Tinh Khiết says:

    Mỗi thành viên trong công ty, doanh nghiệp phải có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc của mình như đã được giao phó hoặc cam kết ngay từ đầu. Để đáp lại, mỗi thành viên sẽ có thể có quyền sử dụng các nguồn tài nguyên, các công cụ và được tham gia các buổi huấn luyện cần thiết để có thể thành công trong công việc. Chỉ cần những hành động nhỏ bé như vậy thôi cũng đủ để ghi nhận rằng đây là nét văn hoá doanh nghiệp cao quý cần được coi trọng và phát huy.

  15. Xám Xịt says:

    Suy cho cùng thì văn hoá doanh nghiệp là chuyện không của riêng ai, dù là sếp hay nhân viên thì đều cần thiết phải xem nó như là một điều vô cùng cần thiết và có sự ảnh hưởng cực lớn đến chính bản thân mình. Vởi tập thể nhân viên thì dù có đi bất công ty nào thì bạn sẽ vấn phải đối mặt với văn hoá doanh nghiệp dù ở bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào. Còn với doanh nghiệp thì đã là một hình ảnh công ty kỷ luật, đoàn kết và chuyên nghiệp có lẽ không bao giờ là thừa cả.

  16. Tất Da Chân says:

    Sức mạnh của tập thể đến từ chính những cá nhân, cá thể trong nội bộ tập thể ấy. Đối với một công ty, doanh nghiệp thì sức mạnh được thể hiện ở chính sự đoàn kết đồng lòng dựa trên giá trị năng lực mà những cá nhân riêng biệt trong tập thể ấy có. Do đó, bất cứ là một doanh nghiệp với bề dày quy mô trong văn hoá doanh nghiệp hay chưa hề có chút khái niệm nào thì vẫn cần chú ý đến sự đồng điệu trong suy nghĩ và cách thực hiện của không chỉ lãnh đạo mà còn của chính những nhân viên với nhau.

  17. Viêm Họng says:

    Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày nhưng cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tục hành chính… Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không. Đảm bảo cả 2 cấp độ này thì mới có thể được gọi là một nét văn hoá doanh nghiệp chuẩn được.

  18. Chia Tay says:

    Văn hoá doanh nghiệp có vai trò và tác dụng lớn đến vậy cũng có nghĩa nó sẽ trở nên càng phức tạp, khó khăn hơn trong quá trình hình thành, phát triển hay sử dụng nó sau này. Với nhiều trường hợp thì việc chọn lựa sai lầm trong văn hoá doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chính những giá trị đúng ra nó phải có. Không hoàn toàn là tiêu cực nhưng khàch hàng có thể cảm thấy không chấp nhận hay có cảm giác tiêu cực về văn hoá doanh nghiệp, qua đó tẩy chay hoặc kỳ thị chính doanh nghiệp ấy.

  19. Ngày Nào Đó says:

    Về bản chất thì văn hoá doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận, đón nhận và đánh giá cao. Đầu tư vào xây dựng văn hoá doanh nghiệp giống như đầu tưa vào áo đồng phục công ty vậy, không khi nào là muộn hay lãng phí cả. Thành lập văn hoá doanh nghiệp càng sớm bao nhiêu thì càng tốt cho doanh nghiệp bấy nhiêu.

  20. Nhẫn Vàng 14K says:

    Chuẩn luôn, có rất nhiều trường hợp mà người làm chủ doanh nghiệp đã mải miết xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nhưng lại bỏ quên việc giáo dục, phân tích một cách sâu sắc cho những nhân viên của mình về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tồn tại những nét văn hoá doanh nghiệp. Cũng chính lý do này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thứ văn hoá tinh thần này trong hiện thực, thậm chí tệ hại hơn thì nó sẽ khiến những nhân viên cảm thấy bị gò bó, khó chịu trong suốt quá trình làm việc, công tác.

  21. Tóc Xoăn says:

    Em thấy quan trọng không kém trong việc hình thành và phát triển những nét văn hoá doanh nghiệp chính là việc phân tích, giảng giải một cách tường tận, chính xác cho tập thể nhân viên về ý nghĩa và vai trò của từng thành phần trong văn hoá doanh nghiệp. Giúp họ có thể hình dung một cách rõ ràng và tổng quát nhất về vai trò và tác dụng của những nét văn hoá doanh nghiệp này. Bởi chỉ có như vậy thì họ mới sẵn lòng sử dụng nó trong công việc hàng ngày một cách tự nhiên và nhiệt tình nhất.

  22. Siro Dâu says:

    Văn hoá doanh nghiệp không phải lúc nào cũng là những thứ to tát và mang tầm vĩ mô như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại là nó được sinh ra từ chính những thứ bình dị và giản đơn nhất, đó có thể chỉ là những thứ như việc đeo thẻ tên hàng ngày, hay sử dụng áo đồng phục công ty trong công việc hay là thói quen chào hỏi trong công sở. Vì vậy mà việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần xuất phát từ chính những người sẽ sử dụng nó sau này, bởi chỉ có làm như vậy thì những người này mới có thể tiếp nhận và sử dụng chính nó trong công việc, cuộc sống thường nhật

  23. Thứ Hai says:

    Văn hoá doanh nghiệp được xem là giá trị văn hoá của tập thể nhân viên trong công ty, doanh nghiệp ấy. Từ chính giá trị văn hoá, tinh thần ấy mà sẽ quyết định cực lớn tới cục diện cách làm việc, các quan hệ và thói quen của tập thể nhân viên dành cho nhau và thể hiện cả trong những mối quan hệ xã hội với đối tác hay khác hàng. Tất cả nó tạo nên sự tinh tế, đẳng cấp trong cách nhìn nhận của khác hàng với công ty, doanh nghiệp. Mặt khác nó còn là sự đảm bảo về tính đoàn kết, gắn bó của các bộ phận, các vị trí trong công ty.

  24. Toán Học says:

    Đến bây giờ, sau gần 5 năm hoạt động rồi mà em cũng chả biết chắc chắn được có phải công ty mình đã có hệ văn hoá doanh nghiệp đúng đắn hay chưa? Các bác cho em hỏi xem cách nhận biết và xác định văn hoá doanh nghiệp sẽ là như nào? Biểu hiện của nó với các nhân hay tập thể sẽ là như nào? Em đang rất quan tâm tới vấn đề này bởi vì nó đang là một xu hướng thực sự hot trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay. Em xin được cảm ơn và sẽ có hâu jtaj với những ý kiến đúng đắn và chính xác ạ.

  25. Sữa Chua Không Đường says:

    Cũng chưa hẳn là thế mà bác ơi, nếu bác ý biết cách chọn lựa ra một mô hình công ty, doanh nghiệp có những đặc điểm giống với công ty bác ý thì sao ạ, em thấy như vậy là ổn. Bởi thay vì tốn thời gian, công sức để suy nghĩ hay sáng tạo ra những thứ mơ hồ như văn hoá doanh nghiệp thì có thể chưa kịp đạt được mục đích thì bạn đã bị nhấn chìm bởi những rắc rối, những khó khăn của việc duy trì nó trong công việc và cuộc sống hàng ngày đâu, và nếu không nhận ra điều đó sớm thì sẽ là một sự tốn kém và vô ích.

  26. Đường Biên Hoà says:

    Việc bác mang văn hoá doanh nghiệp của công ty khác về công ty mình thì em nghĩ là không nên ạ, bởi văn hoá doanh nghiệp là một nét đặc trưng dành cho toàn thể doanh nghiệp và được hình thành từ chính những con người có mặt trong tập thể ấy. Đó còn chưa kể đến việc những công ty, doanh nghiệp ấy có sự khác biệt về đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh so với chính công ty, doanh nghiệp của bạn. Do đó việc áp dụng đôi khi sẽ thực sự quá khó khăn do tính tương thích không hề có.

  27. Đầu Gà Cắm Tăm says:

    Theo các bác thì nên làm như nào bây giờ ạ. Em nghe rất nhiều ý kiến về xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong công ty, doanh nghiệp. Trong đó nổi lên 2 ý kiến là xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ chính những đóng góp của tập thể nhân viên trong công ty, doanh nghiệp. Một cách khác là áo dụng một cách triệt để từ việc áp dụng những hệ văn hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp khác vào công ty mình. Sau đó cải cách, tiến bộ dần dần cho thích hợp với tình hình cụ thể ạ?

  28. Bánh Chưng Đất says:

    Thế giới thời trang đang ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, cùng với đó là việc nhanh chóng gây được ấn tượng và nhận được sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình từ phía công chúng. Vì vậy muốn một mẫu thiết kế áo đồng phục công ty được đánh giá là đẹp mắt, ấn tượng hay chất lượng thì rất quan trọng việc bắt nhịp cùng với những nhịp đập và xu hướng thời trang. Bởi muốn thể hiện được giá trị, vai trò thì trước hết những bộ đồng phục công ty phải đẹp mắt trước đã.

  29. Gang Thép Thái Nguyên says:

    Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. Nó xuất phát từ chính những con người của tập thể ấy và được nuôi dưỡng cũng bởi chính họ, và với tác dụng của nó thì phần lớn vẫn là dành cho chính những con người trong tập thể ấy. Vì vậy trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp thì cần sự kết nối, cộng hưởng từ những ngườii quản lý và cho tới tập thể nhân viên.

  30. Mắm Cá Cơm says:

    Văn hoá doanh nghiệp không chỉ là cách để những công ty, doanh nghiệp có thể quản lý, phát triển hay khai thác hết khả năng của những con người trong tập thể ấy, mà xa hơn thì nó được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của những công ty, doanh nghiệp ấy. Để chính từ đây có thể xây dựng và phát triển hình ảnh về một sự chuyên nghiệp, năng động cũng như tính kỷ luật trong nội bộ doanh nghiệp. Và sẽ cần có một quá trình dài lâu hình thành, đổi mới hay phát triển.

  31. Đoàn Hát Rong says:

    Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp

  32. Rửa Xe Vá Xăm says:

    Văn hoá doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Đương nhiên là thứ tài sản này không thể nào bị mua bán nhưng nó vấn hoàn toàn có thể được hình thành từ quá trình học hỏi từ chính những công ty, doanh nghiệp đi trước và đã thành công với nó. Việc bạn cần phải làm chỉ là tìm cách áp dụng, phát huy nó đúng với hiện trạng của công ty, doanh nghiệp mình.

  33. Máy Xay Sinh Tố says:

    Biết rằng văn hoá doanh nghiệp là một điều thực sự vô cùng cần thiết trong nội bộ doanh nghiệp, nó ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề khác nhau, Thế nhưng cũng có thể nói rằng có được nó lại là một điều vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp, công ty mãi chẳng thể nào tìm được một hướng đi, sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình. Thay vào đó là vấn nạn thực sự về sự lộn xộn trong quản lý cũng như sự vất vả để tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề củ thể của công ty, doanh nghiệp.

  34. Phim Bộ says:

    Đến chịu với cái vấn đề văn hoá doanh nghiệp, tưởng khó mà dễ, nghĩ dễ mà khó. Có những công ty, doanh nghiệp loay hoay suốt từ năm này tháng nọ vẫn chẳng có thể được một nét văn hoá doanh nghiệp đúng nghĩa. Ấy vậy cũng có những tập thể kinh doanh khác thì chẳng cần bận tâm quá nhiều bởi văn hoá doanh nghiệp được hình thành và phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên nhưng vẫn vô cùng đúng đắn và được đánh giá cực cao trong môi trường kinh doanh. Ấy là điểm thú vị mà chẳng phải nơi đâu cũng có.

  35. Tuổi Trẻ Tài Cao says:

    Đúng rồi ạ, công sở là một trong những môi trường phức tạp nhất, bởi lẽ chính nơi đây là nơi mà những giá trị về văn hoá tinh thần có thể bị che mờ bởi yếu tố tiền bạc, danh vọng hay kể cả những ưu ái trong công việc, cuộc sống. Chính những chênh lệch có hiệu quả sát sườn này mà rất rất có thể nảy sinh các vấn đề liên quan tới sự tranh dành, tỵ nạnh hay đố kỵ xảy ra trong môi trường công sở. Và khi hiện trạng này xảy ra, thì sẽ để lại hậu quả cực phức tạp và khó lòng giải quyết được.

  36. Đầu Bổ Luống says:

    Em phản đối cái cách nghĩ của bác, chẳng hề có một sự vụ gì có thể tồn tại và phát triển trong thời đại này mà không cần có sự điều hướng, sự quản lý cả. Thậm chí chính sự quản lý, định hướng sẽ giúp cho việc hình thành và phát triển nhận được những hỗ trợ đắc lực để có thể vươn tới thành công nhanh hơn, mạnh hơn. Đối với tập thể cũng vậy, nếu không có sự chuẩn bị thì có thể chắc chắn tới 99% là thay vì xây dựng văn hoá doanh nghiệp, ta chỉ nhận được hiện trạng hỗn tạp, bè cánh chia rẽ mà thôi.

  37. Diễn Viên Điện Ảnh says:

    Các bác cứ nói kiểu thần thánh hoá chứ em thấy khoản văn hoá doanh nghiệp là một cái gì đó cần sự tự nhiên, đúng hơn là không được nài ép ý ạ. Bởi lẽ chính sự tự nhiên ấy sẽ giúp cho nó có được khả năng tiếp cận gần hơn, nhanh hơn nhưng cũng tồn tại lâu bền hơn trong tâm trí tập thể nhân viên. Do đó hay để cho văn hoá doanh nghiệp được phát triển theo một cách tự nhiên, tự nó sẽ được chính những người áp dụng nó thường xuyên trau dồi, phát triển và biến đổi sao cho phù hợp nhất.

  38. Bán Hàng Rong says:

    Hình thành và tạo dựng được văn hoá doanh nghiệp đã là khó khăn rồi, thế nhưng nếu để nói về thử thách và trở ngại thì nó còn đơn giản hơn gấp bội so với việc gìn giữ và phát huy nét văn hoá doanh nghiệp ấy. Cụ thể là văn hoá doanh nghiệp dù nói như nào vẫn là hệ ứng xử của cá nhân trong tập thể. Và khởi đầu của nó sẽ chẳng bao giờ là dễ dàng hay suôn sẻ cả. Thế nhưng cũng không thể vì gặp chút trở ngại, vướng chút khó khăn lại buông xuôi được, bởi trong quá trình tồn tại và phát triển của công ty, doanh nghiệp sẽ buộc cần có nó đồng hành.

  39. Xích Lô says:

    Đúng rồi đó, văn hoá doanh nghiệp là một tài sản vô hình nhưng cũng vô giá mà không phải cứ bỏ tiền hay bỏ công ra là có thể xây dựng được, thậm chí cũng có thể nói rằng nó còn cần có chút duyên nữa. Ví dụ như có những công ty chỉ vô tình vướng vào một vấn đề nào đó, rồi chính rắc rối đó đã hình thành một cách ứng xử, và sau khi cách ứng xử ấy nhận được sự ủng hộ từ phía khách hàng thì hoàn toàn có thể là nó sẽ trở thành một trong những nét đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp chính công ty ấy.

  40. Gà Tre says:

    Văn hoá doanh nghiệp chẳng đơn giản chút nào cả, không phải cứ đầu tư tiền bạc vật chất là có thể có cơ hội xây dựng nên một hệ văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ và thực sự mang nhiều giá trị tinh thần sâu sắc. Ngược lại là nếu chỉ có đầu tư sự cố gắng, nỗ lực cá nhân mà không chịu chi, chịu bỏ tiền thì tác dụng cũng chẳng đươc là bao. Rất rất nhiều công ty, doanh nghiệp dù đã hoạt động cả hàng chục năm nhưng nếu nói đến văn hoá doanh nghiệp thì vẫn chỉ dừng lại ở con số 0 tròn trĩnh.

  41. Thanh Huyền says:

    Cùng quan điểm như trên, kiểu làm ăn quan liêu, không khách quan không có tính dân chủ, không công bằng, có khi còn không có tâm huyết, không nhiệt tình quá là phổ biến. Đúng kiểu tiền chung của chung, dùng chung, cha chung không ai khóc. Công ty mình có đến 3 lần đổi mẫu áo đồng phục rồi mầ vẫn chưa thể tìm được một thiết kế đồng phục nào thực sự chất lượng cả. Đấy là chưa nói tới chất liệu, cách gia công nhé. Nói chung là phức tạp lắm.

  42. Thanh Hương says:

    Chuẩn rồi, mấy ông bà đảm nhiệm vai trò phụ trách về đầu tư đồng phục công ty đều như vậy cả. Cứ nhất nhất làm theo ý mình chứ quan tâm ai nghĩ gì đâu mà. Rồi sản phẩm được hình thành rồi thì đương nhiên phải mặc, kiểu gượng ép như thế hỏi sao người ta lại khó chịu, lại phản đối cơ chứ. Chả hiểu có ăn gian bán dối, có được dăm ba đồng hay không chứ thực sự thấy nhiều trường hợp cái áo đồng phục công ty hoàn toàn không xứng đáng với phi phí bỏ ra.

  43. Thanh Thịnh says:

    Đúng là lý thuyết chỉ là lý thuyết, chỉ có trong lý thuyết mới tồn tại việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp hay ý tưởng sáng tạo trong khi thiết kế áo đồng phục công ty. Đến công ty em bé xíu, chỉ hơn chục nhân viên mà nào ai được lên tiếng đâu, oạch cái xong luôn, chả cho phép mình lên tiếng. Tự dưng rước về một mẫu áo đồng phục công ty rồi thế là phải dùng thôi. Ừ thì ngày nào cũng dùng nhưng thực sự chả thể yêu thương nổi, xấu dã man con ngan, đậm chất 2 lúa ấy nữa, mà rõ công ty làm về công nghệ chứ.

  44. Thủy says:

    Thiết kế đồng phục công ty cũng như thiết kế kiến trúc vậy, nó có rất nhiều kỹ thuật nhiều điều kiện cần phải đạt được nếu muốn có một thành quả như ý. Và càng giống hơn khi những người bình thường sẽ chẳng bao giờ đủ kinh nghiệm và kiến thức để nắm bắt nó. Do đó mà tìm kiếm được một đơn vị sản xuất áo đồng phục công ty chất lượng và uy tín là điều bắt buộc nếu muốn không phải mất tiền rồi ôm cục tức vào lòng. Cụ thể hơn thì chỉ nhưng đơn vị lớn mới có đội ngũ thiết kế hùng hậu, chất lượng và khả năng làm việc nghiêm túc nhất.

  45. Thái Anh says:

    Phần đầu của bài viết này mà mình được đọc sớm hơn thì có phải tốt không. Đợt vừa rồi thực hiện kế hoạch làm mới hình ảnh của công ty, bên mình cũng có nhu cầu về mảng đồng phục công ty. Ấy vậy mà vội vàng quá, tự dưng đi thuê một đơn vị sản xuất áo đồng phục công ty chỉ thông qua việc tham khảo trên mạng. Cũng là lần đầu tiên thực hiện công việc này nên chẳng có kinh nghiệm, kết quả là mang sản phẩm về thì cả công ty đả đảo, chẳng ai thèm mặc, đương dưng mất cả mớ tiền.

  46. Tú Anh says:

    Đầu tiên vừa đọc cái tiêu đề cách mặc áo đồng phục doanh nghiệp mình cũng tý sặc, bởi một điều tưởng như quá đơn giản ấy mà cũng cần phải phân tích. Thế nhưng đúng là có rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề này. Nhìn lại chiếc áo đồng phục công ty của công ty mình mà buồn ghê gớm. Ngày đó vội vàng quá nên giờ nhìn lại thấy xấu quá đáng luôn. Chắc phải lên kế hoạch thiết kế mẫu áo đồng phục công ty mới thôi, chứ cứ như này thì mất mặt quá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *