Đã đến lúc phải cho mẫu đồng phục công ty bạn về hưu?

Sử dụng áo đồng phục công ty thì đã quá phổ biến, thậm chí tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của nó ra sao thì cũng là quá quen thuộc rồi. Thế nhưng nếu nói tới vấn đề là tuổi thọ của những mẫu đồng phục công ty thì gần như chẳng ai để ý đến? Thậm chí nhiều người còn hay nhầm tuổi thọ với độ bền của sản phẩm. Không nắm được như vậy thì sao có thể đúng đắn khi đưa ra quyết định thay đổi mẫu đồng phục công ty được cơ chứ?

>> Thứ kỳ cục nhất chi phối mẫu thiết kế đồng phục công ty

>> Áo đồng phục sự kiện công ty có đẹp có sang hay không?

>> Thời trang đồng phục doanh nghiệp, mốt hay lỗi mốt?

>> Có cần thiết phải có logo trên đồng phục nhân viên?

Dưới đây sẽ là những thông tin mà thời trang Hải Anh tin chắc rằng có nhiều độc giả chưa bao giờ nghĩ tới hay có thể hình dung rằng nó tồn tại. Ấy là chưa nói tới việc sự dụng những thông tin này vào trong quá trình kế hoạch hoá việc sử dụng mẫu áo đồng phục công ty.

mau-dong-phuc-cong-ty-dep
Khai thác năng lực và công dụng áo đồng phục công ty cần có sự nghiên cứu rõ ràng về độ cần thiết khi đổi mới để tránh lãng phí.

Tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty là gì?

Như đã nói phía trên thì có một khái niệm mà rất nhiều người, thậm chí là khách hàng đã thường xuyên đặt hàng và sử dụng sản phẩm áo đồng phục công ty chất lượng cao của Hải Anh vẫn còn đang nhầm lẫn. Đó là việc đánh đồng tuổi thọ và độ bền của những mẫu đồng phục công ty là một.

Cần quay ngược một chút về mặt khái niệm thì đối với trang phục nói chung thì tuổi thọ của chúng được xem là hạn sử dụng. Mà nó lại là một vấn đề được góp nhặt, tổ hợp từ nhiều yếu tố thành phần khác nhau. Trong đó có:

Khoảng thời gian mà chất lượng cơ bản của sản phẩm trang phục đạt các yêu cầu, mức độ nhất định. Đó là sự ổn định của phom dáng, sự chắc chắn về kết cấu, tạo hình, sự toàn vẹn về màu sắc hay các chi tiết được bố trí trên trang phục đó. Và người ta thường hoạch định nó trong 2 từ “độ bền”.

mau-dong-phuc-cong-ty-vj-it
Nắm bắt được tình hình thực tế và kế hoạch hoá được tuổi thọ của những mẫu thiết kế đồng phục làm tối đa hoá khả năng sử dụng đồng phục công ty.

Khoảng thời gian mà việc sử dụng trang phục này còn giữ được giá trị sử dụng. Đặc biệt là với những mẫu đồng phục công ty, thứ mà bản thân nó được sinh ra phục vụ mục đích, ý đồ của chính công ty, doanh nghiệp đó. Bằng chứng là việc là trên nhưng trang phục đồng phục luôn có sự hiện diện của logo, bộ nhận diện thương hiệu hay biểu ngữ, hình ảnh phục vụ nhu cầu truyền tải thông tin, thông điệp.

Nói một cách tóm lược thì tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty chính là khoảng thời gian tối đa mà nó có thể đảm bảo đầy đủ và hoạn thiện những tính chất và đặc điểm vốn có của một trang phục đại diện và xây dựng hình ảnh của một tập thể.

Tại sao cần chú ý tới tuổi thọ mẫu đồng phục công ty?

Chính từ yếu tố thành phần đã tạo nên khái niệm tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty mà mỗi doanh nghiệp lại phải thực sự lưu tâm, cân nhắc về vấn đề này. Bởi lẽ với đặc tính là một trang phục được sử dụng nhằm nhấn mạnh và nâng cao giá trị hình ảnh công ty hay sâu xa hơn là tác dụng tinh thần với tập thể nhân viên và toàn xã hội thì chiếc áo đồng phục công ty phải luôn có chất lượng tốt nhất. Thế nhưng đến giờ này, khoa học, kỹ thuật trong ngành dệt may vẫn chưa thể có giải pháp nào để tạo ta được những thứ trường tồn đến vậy.

mau-dong-phuc-cong-ty-ben
Một mẫu áo đồng phục công ty đẹp sẽ là một điểm nhấn đáng chú ý trong văn hoá doanh nghiệp đó.

Dù có được đầu tư mạnh tay đến đâu, dù được cẩn tắc khi sử dụng tới mức nào thì trước sau gì cũng tới ngày mà những mẫu đồng phục công ty cần phải được cho về hưu. Nếu có vô tình bạn đặt ra câu hỏi là tại sao lại là nghỉ hưu chứ không phải là vứt bỏ thì xin thưa là với một thứ mang đậm ý nghĩa, giá trị tinh thần như những mẫu đồng phục công ty thì thay vì ném nó đi thì bạn nên cho nó 1 vị trí xứng đáng. Bởi trong suốt quá trình sử dụng, bao buồn vui, vất vả hay quang vinh nó đều cùng bạn vượt qua. Chẳng phải quá ý nghĩa hay sao?

Quay trở lại với việc tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty sẽ có giới hạn thì rõ nét nhất chính là chất lượng của nó bị thuyên giảm. Do ảnh hưởng của quá trình sử dụng, việc giặt giũ hay tác động tự nhiên của ngoại cảnh thì sự thay đổi của những mẫu đồng phục công ty sẽ dần xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường. Nếu đã xuất hiện những biểu hiện như ngả màu, phai màu, bong hỏng hoạ tiết, tụt phom mất dáng hay xuống cấp của bề mặt thì có lẽ đã là hơi muộn để có sự thay đổi.

Mặt khác, vì gắn liền với hình ảnh công ty, doanh nghiệp nên dễ hiểu khi mà chỉ cần trong chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển…. của công ty thay đổi thì gần như những chiếc mẫu đồng phục công ty đã mất đi tính chất về mục đích sử dụng. Đặc biệt nếu chiếc áo đồng phục công ty ấy được thiết kế để phục vụ một sự kiện, chương trình hay chiến dịch nào đó.

mau-dong-phuc-cong-ty-chopp
Hình ảnh, đẳng cấp của thương hiệu được thể hiện trên chính những bộ đồng phục nhân viên. Vậy nên đừng cố gắng khai thác những mẫu đồng phục công ty đã quá xuống cấp.

Nắm bắt được tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty khiến cho việc kế hoạch hoá quá trình sử dụng áo đồng phục công ty được chính xác và hiệu quả hơn. Giảm thiểu các ấn tượng không tốt về thương hiệu bởi sự thiếu đẹp mắt hay xa hơn là cảm nhận về thương hiệu, doanh nghiệp.

>>> Bài viết liên quan: May áo đồng phục công ty giá rẻ

Những mẫu đồng phục công ty nên có tuổi thọ bao lâu?

Với những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, phát triển tập thể thì chu kỳ một mẫu đồng phục công ty chỉ nên kéo dài không quá 6 tháng. Bởi lẽ trong kinh doanh thương mại thì 6 tháng là khoảng thời gian đủ dài để có sự thay đổi. Ở đây việc thay đổi sẽ có thể theo 2 hướng là:

Giữ nguyên thiết kế của những mẫu đồng phục công ty. Việc này có thể hiểu là việc đổi mới về lứa áo để tăng chất lượng hình ảnh. Đơn giản thì áo mới bao giờ cũng đẹp hơn. Ngoài ra như đã nói ở trên thì 6 tháng là khoảng thời gian đủ dài để có những sự thay đổi về vị trí nhân sự. Mà thể hình của mỗi người là khác nhau, bộ áo đồng phục cũ có thể sẽ không tương thích với nhưng con người mới. Hoặc cũng có thể có sự thay đổi về quy mô, sơ đồ vận hành dẫn tới việc cần có thêm những chiếc áo đồng phục công ty mới.

mau-dong-phuc-cong-ty-vinamilk
Chu kỳ đổi mới mẫu thiết kế đồng phục công ty có thể dựa trên tình hình và nhu cầu sử dụng nhưng nó cũng không nên quá 6 tháng.

Thay đổi thiết kế mẫu đồng phục công ty: Chắc chắn rằng hành động này sẽ buộc công ty, doanh nghiệp đầu tư kinh phí và công sức nhiều hơn. Thế nhưng nếu xét về hiệu quả thì nó tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với hướng trên. Bởi lẽ với một thiết kế mới thì việc đẩy mạnh, tập trung thông tin sẽ có thể thích ứng hơn với mốc thời gian cụ thể. Trên thực tế thì có rất nhiều doanh nghiệp coi quy định sử dụng mẫu đồng phục công ty là cách quảng cáo. Vậy thì đổi mới thông tin, cách quảng cáo chẳng phải là điều hiển nhiên hay sao?

>> Xem Thêm: Câu chuyện văn hoá doanh nghiệp từ chiếc áo đồng phục

Cách tăng tuổi thọ mẫu đồng phục công ty

Sẽ có một chút ngược, khi mà cách tăng tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty sẽ được Thời trang Hải Anh trình bày hơi ngược đời. Ví như bắt đầu từ những chiếc lá, những chiếc chồi rồi mới dần xuống gốc. Cụ thể đó là:

Để tăng tuổi thọ của mẫu đồng phục công ty thì trong cách sử dụng cần thiết phải được tính toán và cân nhắc. Đó là thời lượng sử dụng những trang phục này như nào. Hiển nhiên là việc sử dụng những chiếc áo này hàng ngày sẽ không thể giúp nó có tuổi thọ bằng việc sử dụng xen kẽ hay đặc biệt hoá theo quy định nào đó. Nhưng cũng đừng vì vậy mà hà tiện quá, chẳng hạn dăm tuần vài tháng mới một lần sử dung, nếu vậy thì nên bỏ hẳn đi luôn nhé.

mau-dong-phuc-cong-ty-unilever
Muốn tăng tuổi thọ của những bộ đồng phục công ty thì cực quan trọng đó là có một cách sử dụng đúng đắn.

Bên cạnh đó, muôn tuổi thọ của những mẫu đồng phục công ty được dài lâu thì cực kỳ quan trọng là vấn đề vệ sinh, làm sạch hay giặt giũ, bảo quản. Dẫu biết rằng các loại hoá chất tẩy rửa sẽ giúp quần áo được sạch sẽ thế nhưng chúng lại chẳng phải một đôi bạn tốt. Bởi lẽ chính những chất tẩy rửa này sẽ khiến chất liệu của những mẫu đồng phục công ty bị tác động.

Cách giặt, cách phơi cũng đóng một vai trò không hề nhỏ, với những chất liệu như cotton, sợi tự nhiên thì việc bạn có cách giặt quá thô bạo sẽ phá vỡ cấu trúc sợi dệt, chính nó sẽ giết chết phom dáng của mẫu đồng phục công ty. Ngoài ra việc phơi phóng thiếu cẩn thận sẽ làm những chiếc áo này dễ gặp phải những vấn đề như bong chóc hình in, bạc màu hay xơ vỡ sợi vải.

mau-dong-phuc-cong-ty-mland
Tuy rằng hoá chất tẩy rửa sẽ giúp làm sạch quần áo, thế nhưng nó cũng là một trong như tác nhân hàng đầu khiến những mẫu đồng phục công ty nhanh xuống cấp.

Cuối cùng và quan trọng nhất nhưng lại có khởi nguồn đầu tiên. Đó là việc muốn một mẫu đồng phục công ty có tuổi thọ cao thì nó cần thiết được thiết kế, sản xuất bởi những địa chỉ, cơ sở có chuyên môn cao và sự nghiêm túc trong công việc. Lý do ở sự bắt buộc này chính là việc chỉ có những công ty, những xưởng may in áo đồng phục quy mô lớn thì những điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất sản phẩm chất lượng mới được đáp ứng rõ ràng nhất.

Nói về những điều kiện để chất lượng hoá sản phẩm là các mẫu đồng phục công ty thì đầu tiên cần kể đến việc đầu tư mạnh tay vào việc sở hữu hệ thống dây chuyền, phương tiện khoa học kỹ thuật đỉnh cao vào công việc sản xuất. Chỉ có ứng dụng những thành tựu hàng đầu của ngành công nghiệp dệt may thì sản phẩm áo đồng phục công ty mới có được một sức sống lâu bền qua đó tăng tuổi thọ, thời hạn sử dụng.

mau-dong-phuc-cong-ty-fpt
Quan trọng nhất trong việc đảm bảo tuổi thọ mẫu thiết kế đồng phục công ty chính là việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế, sản xuất áo đồng phục công ty uy tín, chuyên nghiệp.

Với một cơ sở sản xuất áo đồng phục công ty chất lượng cao thì có thể tự tin mà nói rằng hầu hết trong số đó cũng sở hữu một đội ngũ nhân sự xuất sắc, trải đều các khâu, các công đoạn. Từ những nhà thiết kế, tạo mẫu đẳng cấp tới những công nhân may với độ chính xác tuyệt hảo trong từng đường kim mũi chỉ.

Hãy cùng nhìn lại mẫu áo đồng phục công ty của bạn, phải chăng nó cũng đã tới lúc được trút bỏ gánh nặng thường nhật và trở thành một món đồ mang đầy kỷ niệm, cần được giữ gìn. Đừng quên nhé, Hải Anh luôn sẵn sàng để cùng bạn tạo ra những mẫu đồng phục công ty cực chất lượng để tiếp nối truyền thống đã có nhé.

>> Định Hướng Nghề Nghiệp,chọn Con Tim Hay Là Nghe Lý Trí

>> Nhân Viên Bán Hàng, Nghề Cơ Bản Nhưng Đòi Hỏi Siêu Hạng

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

40 thoughts on “Đã đến lúc phải cho mẫu đồng phục công ty bạn về hưu?

  1. Đinh Tiến Thành says:

    Các bác nói đúng đó, không nên quá cắm đầu chạy theo những ngành nghề nổi tiếng với cái hư danh cao quý hay lời đồn thổi về dễ kiếm tiền. Em luônn tâm niệm một điều là sẽ chẳng bao giờ có thành công nào mà không phải đánh đổi. Đấy còn chưa nói tới vấn đề là nếu một công việc thực sự hứa hẹn và “ngon lành cành đào” đến thế thì lập tực sẽ thành mồi ngoan cho bất cứ ai, từ đó việc cạnh tranh sẽ càng nặng nề hơn.

  2. Nguyễn Trường says:

    Tiếp viên hàng không là một công việc đáng mơ ước với biết bao người, không chỉ bởi mức luong lên tới hàng chục triệu và cuộc sống vi vu được trải nghiệm đó đây. Thế nhưng nó lại đòi hỏi hàng loạt những yêu cầu về chiều cao, cân nặng, cũng như trình độ Tiếng Anh, lý lịch minh bạch, không có dị tật, hình săm, sẹo trên cơ thể. Tiêu chuẩn làm tiếp viên hàng không là phải đạt chiều cao từ 1m65 – 1m82 đối với nam từ 18 – 30 tuổi, từ 1m58 – 1m75 đối với nữ từ 18 – 28 tuổi. Thực sự quá khó khăn.

  3. Mỹ Vân says:

    Cuộc sống luôn đầy rẫy những sai lầm, trong sự nghiệp cũng vậy, thất bại không phải là dấu chấm hết. Theo mình nó sẽ là dấu “:” bởi sau khi va vấp phải những sai lầm thì bạn có thể tự biến nó thành những bài học kinh nghiệm. Và chắc chắn thay vì đổ lỗi cho hết nguyên nhân này tới lý do kia thì hãy thành thực mà đối diện với thất bại. Hãy đừng quên đánh giá lại một cách khách quan và nghiêm túc về những thứ bạn đã làm xuyên suốt công việc, hãy xem bất cứ một điểm thiếu sót nào cũng là nguyên nhân. Bởi lần này nó không gây hoạ không có nghĩa lần sau nó không gây hoạ đâu.

  4. Thoan Nguyễn says:

    Động lực để bạn hành động xuất phát từ một hay nhiều trạng thái cảm xúc mà bạn đang trải qua. Những cảm xúc như chán nản, lười biếng, hoặc tương tự như thế sẽ lập tức vô hiệu hoá khả năng hành động của bạn. Ngược lại, những cảm xúc như hăng hái, phấn chấn, tự tin lại kích thích bạn hành động và hoàn thành công việc của mình. Do đó khi đã chọn lựa được một nghề nghiệp mà bạn có thể trao chọn niềm tin thì hãy kiên trì với nó, đừng chỉ vì chút ít khó khăn mà buôn xuôi.

  5. Hứa Văn Cường says:

    Trường học và trường đời là 2 môi trường hoàn toàn khác nhau, việc định hướng nghề nghiệp từ sớm là một điều rất nên làm. Nhưng như bác náo đó vừa nói phía trên ý ạ, hoàn toàn có thể mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Do đó xuyên suốt quá trình học tập, bạn có thể từ từ thích nghi, tìm ra những đặc điểm của nghề nghiệp mình. Từ đó có thể có cả những sự thay đổi nhằm phù hợp hoá lựa chọn của mình để đạt được những thành tựu mới.

  6. Trương Mỹ Linh says:

    Những lời tư vấn, giới thiệu về công việc, nghề nghiệp của bất cứ ai cũng đều cần phải được nghiên cứu, đánh giá độ chính xác. Chứ tuyệt đối không nên chạy theo xu hướng nghề nghiệp bởi bạn có thể hoàn toàn ăn phải chính những bong bóng thổi phồng do chính những người đó đặt ra. Hãy khôn ngoan tham khảo những ý kiến từ khắp mọi nguồn để có được sự chính xác trong việc đánh giá và đưa ra lựa chọn cuối cùng cho con đường mình sẽ đi.

  7. Đức Phúc says:

    Bác chẳng hiểu rồi, ở đây đang nói về vấn đề tư vấn định hướng nghề nghiệp đâu mà, cũng chẳng ai phê phán nghề nghiệp nào. Từ công an cho tới cửu vạn, từ bác sĩ cho tới xe ôm, nghề nghiệp nào cũng có vai trò của nó, không có nghề nghiệp nào mà không cao quý cả. Bạn chọn nghề nghiệp nào cũng được, chỉ sở thất nghiệp mà thôi. Chứ có việc làm để kiếm tiền chăm lo cho gia đình thì có cái gì mà phải ngại.

  8. Nghiêm Huyền Trang says:

    Gớm, cứ phê phán nhưng nếu bác có suất vào làm công an bác có vào hay không? Chẳng vào vội ấy chứ gì? Những nghề ấy đều là những nghề nghiệp mà một khi có vé chính thức thì cả đời chẳng còn phải lo toan gì nữa. Ấy là chưa kể tới việc nếu có cơ hội để thăng tiến hơn thì chắc chắn là kiếm bộn tiền. Chẳng qua là mình không có tiền để chạy chọt theo họ nên gen ăn tức ở ném đá mà thôi, chứ bìh thường thì làm gì có ai từ chối mấy cái đấy đâu mà.

  9. Phạm Gia Long says:

    Mặc định trong tư duy của phần đông dân số Việt Nam thì luôn tồn tại một vài ngành nghề được coi là hoàn hảo. Có thể dễ dàng liệt kê ra những cái tên như công an, hàng không, nhà giáo, bác sĩ… Không phủ nhận rằng những nghề nghiệp này luôn mang lại nguồn thu nhập khủng, cùng với đó là sự tôn trọng của toàn xã hội. Thậm chí để có thể theo đuổi cái ngành nghề này, không ít gia đình quyết định đầu tư tiền của để “nhở vả, xin xỏ” những suất trong ngành.

  10. Vương Anh Tài says:

    Không chỉ trong cách lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình mà có thể thấy rằng xuyên suốt cuộc đời của bất cứ ai thì cũng cần có được một sự xác định rõ ràng mục tiên cho mình. Nếu bạn không có mục tiêu, lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để bạn tập trung thời gian và sức lực. Không những thế, bạn cũng không thể xây dựng được một chiến lược thích hợp để đạt được nó. Sẽ là một thất bại có thể đoán trước cho những ai sống và làm việc vô định.

  11. Trần Đức Anh says:

    Có thể chắc chắn rằng định hướng nghề nghiệp là một việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Chọn cho mình một nghề nghiệp để phù hợp với năng lực của bản thân là một việc không hề dễ. Việc lựa chọn nghề nghiệp thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Nếu lựa chọn sai lầm một nghĩa tức là bạn đã đặt cho mình một tương lai đầy u tối, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn và bền vững. Chẳng sai khi cho rằng đây là một trong những quyết định khó khăn nhất của cuộc đời mỗi người.

  12. Phan Huyền Anh says:

    Định hướng nghề nghiệp có lẽ không phải là bạn sẽ có cơ hội để kiếm được bao nhiêu tiền, thăng tiến được đến đâu. Thay vào đó hãy tìm kiếm những công việc mà bạn có thể phát huy một cách toàn diện chính những khả năng của bản thân mình. Bởi khi bạn có đủ điều kiện để phát huy một cách tổng thể năng lực bản thân thì chắc chắn là không thể có bất cứ một điều gì có thể ngăn cản bạn tìm kiếm và đoạt lấy những nấc thang thành công trong cuộc đời mình.

  13. Trương Tú Anh says:

    Mình thấy cái ngu xuẩn nhất chính là lựa chọn nghề nghiệp theo sự xúi bẩy của bạn bè, người quen. Đặc biệt là nếu nó xảy ra ở ngay trên ghế nhà trường thì còn là một cái gì đó rất không tốt. Bởi cùng trang phải lứa sẽ khó có chuyện rằng sẽ có đủ sự hiểu biết, kinh nghiệm hay cả sự va vấp để có thể đưa ra những tư vấn thực sự có ích. Mà đúng hơn mình chỉ coi đấy là một sự a dua, ăn theo mà thôi. Bản thân cũng từng trải qua và thấy được rằng những sự gợi ý như thế thường không hiệu quả lắm.

  14. Đặng Minh Phương says:

    Xu hướng nghề nghiệp là một điều không còn quá xa lạ, thậm chí nó liên tục xuất hiện và biến chuyển trong xã hội này. Cách đây chục năm, nếu không bán bảo hiểm thì rất khó có thể giàu được. Ít lâu sau đó thì cả làng cả nước đi học kế toán mặc dù không nhiều người có đam mê thực sự với những con số. Mới đây thì người người nhà nhà học Marketing Online, thế nhưng chạy theo xu thế như vậy liệu có phải là điều chính xác, hay chỉ là tự làm khó cho bản thân mình mà thôi.

  15. Trà Sữa says:

    Ai cũng muốn tìm được một công việc tốt, có mức lương thưởng, đãi ngộ hậu hĩnh với sự nhàn hạ và cơ hội thăng tiến. Cũng không ít trong số đó hiểu được rằng cần có một sự hiểu biết về công việc, lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi. Thế nhưng người ta lại chỉ tìm hiểu về nó khi có nhu cầu tìm việc mà thôi. Điều này có thể coi là hơi trể, bởi việc nghiên cứu về đặc điểm của công việc là thứ cần được thực hiện từ sớm, từ khi bạn còn chưa thực sự lựa chọn được hướng đi cho mình.

  16. Nguyễn Thị Thu Hương says:

    Ngành nghề công việc nào cũng có những khó khăn của riêng nó, chẳng có cái nghề nghiệp nào mà lại ngồi mát ăn bát vàng đâu. Nếu bạn nghĩ rằng làm ở ngân hàng là sướng thì quên đi, áp lực ở đó không hề nhỏ, hở ra cái là bán nhà đi mà đền hay ngồi bóc lịch đó. Nếu bạn nghĩ công an là sướng thì hãy nhìn vào công việc của họ, xác định là gia đình chỉ ở ngôi thứ thôi, chuyện phải trực bỏ lễ, bỏ tết chẳng hiếm đâu. Còn với nghề bác sĩ thì để có được tấm bằng hành nghề thì cả chục năm đèn sách đó, bạn chịu nổi không?

  17. Đức Thằng says:

    Đúng rồi đó, mình cũng tin rằng bất cứ một thành công nào trong kinh doanh đều sẽ cần phải hội tụ cả 3 yếu tố là thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trong đó yếu tố về con người và môi trường là thứ có thể thay đổi và có tính nắm bắt cao. Chỉ duy nhất có yếu tố đến từ cái mà người ta gọi là cơ hội còn mình thì nghĩ nó là cả ý tưởng nữa. Hãy sẵn sàng để thành công đi, bởi nếu thành công ập đến nó sẽ bất ngờ lắm đó.

  18. Đinh Thế Cường says:

    Cách đây khoảng 20 năm, chẳng có một ai nghĩ tới việc mạng máy tính ngày đó có thể trở thành mũi nhọn của kinh tế, thậm chí còn lấn áp cả thị trường truyền thống. Cũng có thể một ý tưởng bị coi là ngu ngốc, điên rồ của bạn ngay lúc này sẽ thành sự thật của 20 năm sau. Hãy dũng cảm để tin tưởng vào những gì mình cho là đúng. Và đừng quên rằng bạn sẽ chẳng cần phải giải thích bất cứ một điều gì nếu bạn đã thành công.

  19. Lệ Quyên says:

    Có nhiều công việc có sự đòi hỏi riêng biệt liên quan tới tiêu chuẩn sức khoẻ hay đặc điểm cá nhân của người muốn theo đuổi nó. Chẳng hạn như những nghề liên quan tới hàng không đều có đòi hỏi về sức khoẻ của người muốn theo đuổi nó. Chắc chắn không chỉ có chiều cao tốt hay khuôn mặt ưa nhìn. Mà còn cần có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh dị tật ở cổ, vai, gáy hay tay chân. Cũng không có nhiều cơ hội cho những người bị cận thị, loạn thị.

  20. Đoàn Minh Hải says:

    Tuyển dụng nhân sự trong thời điểm này không hề dễ dàng, thậm chí là sẽ phải thực sự tính toán và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể có được những điểm có thể thu hút họ tới với công ty bạn. Hay đơn giản là xây dựng công ty, doanh nghiệp bạn trở thành một điểm sáng trong các lựa chọn việc làm của người lao động. Nghe có vẻ khó khăn nhưng trên thực tế nó lại là tập hợp của hàng loạt những điều vô cùng bình dị như văn hoá doanh nghiệp, cách đối đáp nhân tài, ….

  21. Lê Quang Hưng says:

    Đừng bao giờ sợ hãi sẽ dừng lại một thứ đang ở mức trung bình để theo đuổi một cơ hội siêu cấp. Hãy nhớ rằng đến vĩ nhân triết học Khổng Tử còn nói rằng “Tam thập nhi lập”, ý chỉ là nên lập nghiệp ở tuổi 30. Do đó chẳng bao giờ là muộn để khởi đầu. Cái quan trọng là bạn phải thực sự quyết đoán và có sự bền bỉ chứ đừng dở chứng giữa chừng, bởi đôi khi nhảy khỏi yên ngựa rồi sẽ chẳng bao giờ có thể leo lên lại nữa đâu.

  22. Thành Lương says:

    Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề mà không chỉ thế hệ trẻ, những người sát mép ghế nhà trường, chân mấp mé cánh cửa cuộc đời đâu. Nó còn là cả một hệ thống mà có thể liệt kê hàng loạt những nhân tố cần phải có. Ví dụ như sự định hướng tư vấn từ phía gia đình, sự hỗ trợ về kiến thức của nhà trường hay trực tiếp những công ty, doanh nghiệp vào cuộc với những chương trình tuyển dụng quy mô, chuyên nghiệp nhằm tìm ra những nhân tài và có định hướng đào tạo rõ ràng.

  23. Hằng Trần says:

    Dù là tuyển dụng mới hay đào tạo thì vẫn cần có một hệ thống quản trị nhân sự thực sự tốt và những chính sách về nhân sự có sự tương thích với điều kiện của công ty, doanh nghiệp. Ở trên tầm quy mô thế giới khi nhắc tới những vấn đề về nhân sự thì người ta có thể đề cập tới một công việc mang tên tiếng anh là headhunter – săn đầu người. Thực chất đây là những người chuyên về công việc tìm kiếm ứng viên hay đáp ứng nhu cầu nhân sự cho yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

  24. Anh Khánh says:

    Thế bác nghĩ sao khi trước đây Bill Gates đã bỏ học Havard để theo đuổi đam mê lập trình, kết quả là 20 năm sau ông là người giàu nhất thế giới. Hay ông trùm của Facebook đã bỏ ngang việc học tập của mình để theo đuổi giấc mơ kết nối mọi người. Cùng tình cảnh đó là Steve Jobs bộ não thiên tài của đế chế Apple. Ông có quá nhiều lần bỏ dở công việc đang làm để theo đuổi đam mê, điển hình như bỏ học cao đẳng vì thấy có điều khác thú vị hơn, hay cả rời bỏ Apple rồi lại quay lại đó để tiếp tục sứ mệnh thay đổi thế giới.

  25. Thái Tú says:

    Nhiều người thường cho rằng nên theo đuổi những công việc mà mình đam mê, yêu thích. Hay cái lời khuyên hãy theo đuổi đam mê của mình và thành công sẽ theo đuổi bạn Điều này không phải là không có lý, nhưng cũng chẳng ít những trường hợp mà việc theo đuổi sẽ cho những khoản nợ đuổi theo bạn. Bản thân mình là một người theo tư duy vật chất nên mình sẽ lựa chọn những thức thực tế hơn thay là đánh cược số phận với những thứ viển vông.

  26. Phương Hà says:

    Không hẳn là như vậy, việc người thân trong gia đình nêu ra những sự gợi ý về định hướng nghề nghiệp đâu phải hẳn là sự tiêu cực. Hơn ai hết chính những người ấy sẽ luôn muốn những điều tốt đẹp cho người thân của mình. Và công bằng mà nói thì việc có được sự hậu thuẫn, hỗ trợ thì cũng là một ưu thế mà không phải ai cũng có thể có được trên con đường lập danh, lập nghiệp của bản thân mình. Mặt khác đây cũng được coi như một cách để đa dạng hoá thêm lựa chọn mà thôi.

  27. Linh Anh says:

    Nói gì thì nói nhưng định hướng nghề nghiệp là một trong những vấn đề hệ trọng của đời người. Ấy vậy nhưng nó cũng phải chịu quá nhiều sự tác động đến từ những yếu tố khác nhau. Nói về những thứ có thể tác động trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người thì cần kể đến việc có không ít những lựa chọn nghề nghiệp được đưa ra bởi khi phải chịu quá nhiều áp lực từ môi trường xung quang, nổi bật nhất chính là việc áp đặt của người thân.

  28. Ngọc Trang says:

    Chế độ tốt, đãi ngộ cao thì sẽ có những áp lực, đòi hỏi nhất định trong công việc. Bạn có thể kêu ca rằng việc của mấy người môi giới bất động sản quá sướng. Bán được 1 cái nhà ăn cả năm chưa hết của, đôi khi là bán hết dự án cái là có cái nhà ở luôn. Đã thế còn ăn trắng mặc trơn ,mưa chẳng đến mặt nắng chẳng đến đầu. Thế nhưng cứ thử vào làm mà xem, cái số chi phí bạn bỏ ra để quan hệ khách hàng đã là không hề nhỏ, chưa kể tới việc phơi mặt ngoài dự án tìm khách hàng ấy vậy nhưng cũng có người cả năm vẫn móm, sống phụ thuộc phụ cấp.

  29. Toàn Thắng says:

    Mình thấy việc lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một phần mà thôi, sau khi lựa chọn được rồi thì còn phải lên kế hoạch để làm sao có thể có những bước đi chính xác nhất. Đặt ra những trọng tâm, những kỹ năng nổi trội mà bạn cần có để luôn có thể gây được tầm ảnh hưởng hay có một chỗ đứng trong tập thể bộ máy công ty, doanh nghiệp. Và đây mới là một quá trình dài hơi bởi công việc sẽ luôn có sự vận động và phát triển, bản thân bạn sẽ phải thích ứng cùng với nó thay vì an phận thủ thường.

  30. Vũ Hoà says:

    Có một câu hỏi mà hầu như ai cũng đã tự đặt ra cho bản thân mình nhưng lại không có nhiều người có thể trả lời nó một cách đích đáng. Đó là câu hỏi về cái đích trong cuộc đời mình. Nói về cái đích ấy có thể là địa vị, là danh vọng là sự giàu có và cũng có thể đơn giản chỉ là công việc mà mình sẽ lựa chọn mà thôi. Thậm chí có người đến khi về già vẫn chẳng tài nào tìm được câu trả lời thoả đáng cho đời hay cho chính mình.

  31. Phương Thái says:

    Đúng rồi đó bác ơi, em cũng có cùng quan điểm như bác, chẳng thể nói hay ho rằng mình có sự lựa chọn chính xác cho cuộc đời mình. Thay vào đó hãy bổ sung thêm năng lượng cho chính những công việc mà bạn đang theo đuổi. Từ đó nâng cao hiệu suất và gia tăng giá trị kết quả công việc của mình. Hãy tự tìm cho mình cảm hứng làm việc từ chính những điều nhỏ nhặt nhất mà bạn đang thực hiện nó mỗi ngày. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể biến lựa chọn từng là sai lầm của mình thành quyết định sáng giá nhất.

  32. Anh Dũng says:

    Nói thì nghe đơn giản thế thôi nhưng việc tự chất vấn bản thân để thấu hiểu chính tâm lý, khả năng và nguyện vọng bản thân là thứ gì đó chẳng hề dễ dàng. Bởi 99% câu trả lời sẽ là sự mông lung, thiếu chắc chắn, thiếu ổn định. Cho đến cuối cùng thì bản thân mình vẫn cảm nhận rằng lựa chọn nghề nghiệp nó vẫn là một cái gì đó vô cùng mơ hồ. Chẳng thể có một quy chuẩn nào cho tất cả, cái mà mình cho rằng đúng đắn đó là hãy trung thành với những gì mình đã lựa chọn.

  33. Lại Thanh Hương says:

    Trước khi đưa ra được quyết định về chọn lựa nghề nghiệp nào mà mình sẽ theo đuổi trong tương lai thì cần phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hướng cuộc sống của chính mình.

  34. Quỳnh Lê says:

    Có một sai lầm cố hữu mà gần như bất cứ một ai cùng đã từng mắc phải trong cuộc đời, sự nghiệp mình. Đó là việc nhầm lẫn từ việc chủ quan vào một công việc nào đó bạn đã từng hoàn thành tốt để tin rằng mình có khả năng thành công với một nghề nghiệp nào đó. Chẳng hạn bạn có khả năng vẽ tốt không có nghĩa bạn sẽ là một kiến trúc sư tài ba. Bạn biết gội đầu, mát xa mặt cũng không chắc bạn sẽ trở thành chủ một salon làm tóc mai sau này.

  35. Xiao Cà Phê says:

    Vội vàng là một điều rất nhiều người mắc phải khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, khi mà kinh nghiệm sống còn quá non trẻ, cùng với đó là sự hiểu biết về cuộc đời hay về chính mình còn hạn hẹp. Bổ sung vào đó là cảnh chứng kiến bạn bè xung quanh có câu trả lời về tương lại, gần như chắc chắn sẽ có sự ậm ừ cho qua hay lựa chọn bừa bãi trong cách tìm công việc cho bản thân mình trong tương lai.

  36. Tây Tiến says:

    Không chỉ ở trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà ngước đâu mà ngay cả với các doanh nghiệp tư nhân, luôn có kiểu tuyển dụng thân hữu. Cực khó có thể bon chen vào những vị trị tốt ngay cả khi bạn có khả năng. Bởi họ luôn dành những suất đó cho người thân quen, hay người mà họ có thể điều khiển hay hưởng lợi. Thế nên không phải người tài không đến với các công ty, doanh nghiệp mới dù có được chèo kéo. Bởi người làm tuyển dụng hay chủ công ty, doanh nghiệp có ý tốt nhưng người quản lý cấp trung thì không nghĩ thế.

  37. Nhật Cường says:

    Mong muốn vào sự thành công là điều hiển nhiên ai cũng có, thế nhưng đôi khi chỉ cần cân bằng thôi đã là quá khó rồi. Bởi đôi khi thành công trong một công việc mà bạn đam mê cũng không chắc sẽ cho bạn một cuộc sống viên mãn. Bởi đặc tính thu nhập của mỗi công việc, ngành nghề, lĩnh vực lại là khác nhau. Bạn đam mê làm thơ, thế nhưng có thể rằng nhuận bút thi ca mà bạn kiếm được chẳng thể đủ để mua bỉm sữa cho đứa con của mình.

  38. Hải Vân says:

    Trước khi có thể đưa ra một quyết định lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt thì bạn phải cởi bỏ được những xiếng xích do chính tự đặt ra. Hay cũng có thể là bước qua được những vùng an toàn mà chính mình và những người xung quanh đặt ra. Hãy lựa chọn với sự tĩnh tâm và sự đơn giản trong suy nghĩ. Cũng có thể tự cho mịnh một thử thách nào đó để tìm hiểu, khám phá về khả năng của bản thân. Biết đâu trong chính những thử thách đó bạn sẽ tìm ra được định hướng tương lai thì sao?

  39. Hồng Hà says:

    Không hẳn bạn ơi, đúng là trong cuộc đời sẽ có không ít những thời điểm mà bản thân mình phải đưa ra quyết định, lựa chọn có tầm ảnh hưởng đến tương lai mình. Và định hướng nghề nghiệp hay lựa chọn công việc là một trong số đó. Nhưng cuộc đời không chỉ là một trang giấy, tất nhiên bạn có thể mắc phải những sai lầm nhưng cuộc đời cũng vẫn có thể cho bạn cơ hội để sửa sai, cái quan trọng là bạn phải phát hiện ra nó đủ sớm, đủ quyết đoán để thay đổi mà thôi.

  40. Thư Nguyễn says:

    Trong cuộc đời mỗi người, sẽ có không ít những quyết định mang tính then chốt, có ảnh hưởng đến cả cuộc đời mình. Trong đó có quyết định cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Vì vậy sẽ chẳng thể có bất cứ một cơ hội nào cho sai lầm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *