Muốn trở thành một CEO thành công thì cần yếu tố nào?

CEO là một trong những chức vụ cao nhất trong một tập thể doanh nghiệp. Không sai khi nói rằng vận mệnh, sự phát triển hay khả năng thành công của cả một tập thể cùng chung một màu áo đồng phục công ty đều nằm trên đôi vai của người đảm nhiệm chức vụ CEO của doanh nghiệp đó. Với vai trò, trọng trách lớn như vậy thì đương nhiên cũng sẽ chẳng dễ dàng để thành công. Vậy một CEO muốn thành công thì cần những yếu tố nào?

>> Phẩm Chất Nào Để Lọt Vào Danh Sách Nhân Viên Xuất Sắc?

>> 1000 Bài Học Kinh Doanh Đắt Giá Nhất Giúp Các Bạn Thành Công

CEO là gì?

Trong Tiếng Anh thì CEO là viết tắt của Chief Executive Officer. Theo định nghĩa kinh doanh thì CEO là người đứng đầu công ty, doanh nghiệp, nắm trọng trách và nhiệm vụ quan trọng là thực hiện toàn bộ công việc điều hành mọi hoạt động mang tính chiến lược, chính sách của hội đồng quản trị.

ceo
CEO – Chief Executive Officer là chức danh cao cấp hàng đầu trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, tập đoàn.

Với nhiều công ty, doanh nghiệp thì thì CEO hay vị trí Giám đốc điều hành (hay Tổng giám đốc điều hành) thường đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp, tập đoàn ấy. Cũng có những trường hợp mà 2 chức vụ này là riêng biệt và được đảm nhiệm bởi 2 người khác nhau. Thế nhưng dẫu vậy nó vẫn có một mối liên quan mật thiết với nhau nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành các công việc, trách nghiệm trong hoạt động thường nhật của doanh nghiệp, tập đoàn.

Những phẩm chất cần có của CEO

Từ những vai trò, trọng trách lớn lao mà CEO đảm nhận thì có thể chắc chắn không phải ai cũng có thể đảm đương chức vụ này. Thậm chí khi đã có được chiếc ghế danh giá này thì cũng chẳng thể vỗ ngực xưng danh rằng mình đã là một vị Giám đốc điều hành thành công.

Từ bài học về quá trình lập nghiệp, đi lên của những CEO danh tiếng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì có một số phẩm chất mà một vị CEO cần phải có, phải tôi luyện nếu muốn thực sự thành công. Mặt khác, đây cũng là những yếu tố then chốt để có thể trở thành một vị lãnh đạo của công ty, tập đoàn.

Sự quyết đoán

Theo nghiên cứu của Đại học Princeton – Hoa Kỳ thì 99% những con người thành công đều cực thông minh trong cách quản lý quỹ thời gian cá nhân. Bởi lẽ dù có là ai, có làm công việc gì thì bạn vẫn chỉ có 24 giờ một ngày. Và nếu không có có một sự quản lý thời gian khôn ngoan thì sẽ chẳng bao giờ đủ thời gian để làm việc chứu chưa nói tới hoàn thiện xuất sắc công việc đó.

ceo-steve
Vị CEO huyền thoại của Apple – Steve Jobs còn tiết kiệm thời gian tới mức chỉ sử dụng một chiếc ôtô tối đa 6 tháng rồi đổi cái mới để đỡ lãng phí thời gian đi đăng ký, đăng kiểm.

Nói tới quản lý thời gian thì ai cũng biết kẻ cắp thời gian chính là sự chần chừ, thiết quyết đoán. Trung bình một người thường sẽ mất tới hơn 800h mỗi năm cho việc đắn đo, phân vân trong cuộc sống. Do đó vô tình họ đã đánh mất hơn 1 tháng trong 1 năm chỉ để nghĩ ngợi, và nào ai có thể chắc chắn rằng sau khoảng đợi chờ ấy thì quyết định có còn đúng đắn, cơ hội có còn khả năng nắm bắt hay không?

Đặc biệt khi bạn là một người lãnh đạo, thì việc chậm trễ trong quyết định của bạn không chỉ gây tổn thất cho chính bạn mà còn kéo theo liên luỵ đến cả một tập thể. Hãy thử đặt ra một giả thuyết, nếu một CEO chậm trễ trong quyết định kinh doanh, và nó làm trôi qua cơ hội phát triển của công ty, doanh nghiệp thì biết bao nhân viên phải điêu đứng. Thậm chí sự tồn vong của những chiếc áo đồng phục công ty hay dấu ấn thương hiệu có thể rơi vào báo động đỏ.

ceo-elon-musk
Elon Musk không chỉ nổi tiếng với những sáng tạo điên rồ. Vị CEO này còn có những quyết định thần tốc, quyết đoán đến khó ngờ.

Kết quả nghiên cứu trên đã đưa ra một kết quả rằng trung bình các CEO đưa ra quyết định nhanh hơn gấp 5 lần một người thường trong cùng một tình huống. Một khẩu quyết truyền miệng trong giới kinh doanh là: “Thà đưa ra một quyết định có khả năng sẽ tồi tệ còn tốt hơn là không đưa ra bất cứ một quyết định nào”. Trong một thế giới năng động, vội vã như hiện nay thì chậm chân có thể đồng nghĩa với chết đói. Xin đừng quên!

Sự cân bằng

Như đã nói phần đầu bài, công việc của CEO không đơn giản là đưa ra những chiến lược, xây dựng hướng phát triển cho công ty, doanh nghiệp mà trên thực tế thì CEO còn phải thực sự đảm đương vai trò nội chính. Ở đây thì nội chính có thể hiểu là việc điều hướng văn hoá doanh nghiệp, quản lý nhân sự hay cả đảm bảo giá trị tinh thần cho cả tập thể.

Thế nhưng lại có một vấn đề nảy sinh, đó là việc xung đột giữa việc nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên với việc đảm bảo giá trị tinh thần cho chính tập thể đó. Trong đó việc nâng cao hiệu suất công việc, khiến nhân viên tập trung vào công việc nhiều hơn có thể bằng các giải pháp như tích hợp công nghệ, kỹ thuật mới vào trong cách làm việc. Tạo ra các khung giá trị cần đạt được, cùng với việc đặt ra các hình thức khen thưởng, động viên để tạo động lực.

ceo-nghi-ngoi
Chăm lo vào các hoạt động giải trí, tinh thần của nhân viên cũng là một trong những yếu tố tạo lên thành công cho những vị CEO danh giá.

Còn với phần gia tăng giá trị tinh thần thì nó có thể được hiểu là thực hiện những công việc, hoạt động nhằm động viên, tạo khoảng nghỉ cần thiết cho tập thể nhân viên sau thời gian dài lao động. Bằng chính những công việc nhỏ bé đó mà tạo sức lan toả về cảm hứng làm việc, khơi gợi động lực phấn đấu hay xây dựng tình yêu, lòng tự hào với chính công ty, doanh nghiệp.

Steve Jobs, người sáng lập và từng là CEO của tập đoàn Apple là một ví dụ điển hình về một người lãnh đạo đã thực sự cân bằng được cán cân công việc và giá trị tinh thần. Những người đã từng làm việc với huyền thoại này đều có chung một nhận xét rằng ông có thể rất khiếm nhã trong công việc, nhưng cũng vô cùng tâm lý trong cách đối xử với nhân viên. Đỉnh cao của việc đó là ông luôn sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp, ý tưởng sáng tạo dù bạn là bất cứ ai. Điều đó là một phần tạo nên sự thành công cho chính Apple cho tới ngày nay.

>>> Bài viết liên quan: Đồng phục công ty đẹp

Sự tin cậy

Một nhà lãnh đạo ở bất cứ quy mô, vị trí nào cũng thực sự cần có được sự đồng thuận của tập thể dưới quyền. Với một CEO thì để thành công, người đó cần có được lòng tin của tất thảy những ai đang cùng khoác lên mình chiếc áo đồng phục công ty. Bởi chỉ khi lòng tin đong đầy thì những con người ấy mới sẵn sàng làm việc, cống hiến thậm chí hi sinh cho mục đích chung.

Không phủ nhận là dù có là bất cứ ai thì việc chính xác hoàn toàn là điều gần như không thể, bởi đã là con người thì việc mắc lỗi là điều khó mà tránh khỏi. Cái quan trọng ở đây là việc nhanh chóng nắm bắt được những sai lầm đó, và có cách giải quyết triệt để hay không tái phạm những vấn đề đó về sau.

ceo-donald-trump
Trước khi trở thành tổng thống Mỹ, Donald Trump là một doanh nhân thành đạt với nhiều câu nói ấn tượng. Một trong số đó là: “Go big or go home”. Và quả thực, ông ấy là một người dám nghĩ, dám nói và dám làm.

Một người CEO sẽ phải đưa ra hàng trăm, hàng nghìn quyết định, chỉ đạo chính thống hoặc không chính thống. Và điểm khác biệt mang lại thành công chính là một CEO phải có trách nhiệm với những gì mình đã khẳng định. Cũng có thể nếu điều đó không được thực hiện thì chính sự thành thật thừa nhận trách nhiệm của mình chính là các để tạo sự tin tưởng trong cộng đồng nhân viên.

Xem thêm: TOP 3 doanh nghiệp có bộ sưu tập đồng phục đẹp mắt nhất

Khả năng thích nghi

Để đạt tới đỉnh cao của sự thành công trên cương vị CEO của một công ty, doanh nghiệp thì chắc chắn rằng cần có một khả năng thích nghi cực tốt. Bởi trong một xã hội mà nhịp vận động đong đếm từng giây, từng phút thì việc cổ hủ, cứng ngắc sẽ đồng nghĩa với thụt lùi.

Không chỉ với những Startup non trẻ mới tham gia thương trường mà ngay cả những ông lớn của nền kinh tế cũng luôn cần sẵn sàng thích nghi với bất cứ biến chuyển nào. Ai đó khi đạt tới vị trí CEO cũng cần phải thấu hiểu rằng học hỏi và sự thay đổi, thích nghi là hành trang để đến với thành công. Thậm chí có thể chắc chắn rằng cần phải buông bỏ quá khứ, hướng tới tương lai nếu muốn thành công. Và đó cũng chính là cách nghĩ đã mang lại thành công cho người giàu nhất hành tinh hiện nay, Jeff Bezos – CEO tập đoàn Amazon.

ceo-jeff-bezos
Sau 24 năm tồn tại Amazon đã từ một cửa hàng sách nhỏ trở thành thị trường thương mại lớn nhất trên thế giới. Và trong 24 năm đã qua, không ít lần vị CEO Jeff Bezos thể hiện được tầm nhìn chiến lược và khả năng thích nghi cực tốt với thời cuộc.

Vào năm 1994, Amazon được thành lập và Jeff Bezos giới thiệu nó như một hiệu sách trực tuyến. Vài năm sau, thương hiệu này tiếp tục tham gia vào lĩnh vực công nghệ di động với sự xuất hiện của Kindle. Và hiện nay, Amazon đã trở thành sàn giao dịch điện tử hùng mạnh nhất thế giới. Trên trang web này, bạn có thể có được bất cứ thứ gì bạn muốn. Tất nhiên là không dưng lại có sự chuyển dịch mạnh mẽ ấy.

Hơn tất thảy, nó chứng tỏ tầm nhìn vĩ nhân của vị CEO cùng khả năng thích ứng tuyệt vời với sự phát triển của thị trường và tâm lý, nhu cầu của xã hội. Và đó là bài học mà bất cứ một vị lãnh đạo nào cũng cần phải khắc ghi nếu vẫn nung nấu hi vọng thành danh lập trạng trong nền kinh tế đã quá chật chội này.

Sự mạo hiểm

Trong kinh doanh, bất cứ một cơ hội nào cũng đi kèm hàng tá thách thức, trong số đó cũng có không ít nguy cơ có thể phá hỏng nỗ lực, thành quả bao năm dựng xây. Đó là lúc mà phẩm chất về sự liều lĩnh, sự mạo hiểm cần được thể hiện một cách rõ nét. Chấp nhận mạo hiểm là cách thử thách bản thân, và chính từ những thử thách này mà CEO của một tập đoàn, doanh nghiệp có thể khám phá hết tiềm lực bản thân và kiểm chứng khả năng của cả tập thể.

ceo-lieu-linh
Bill Gate và Warren Buffett là đôi bạn thân, họ cùng nhau có những chiến lược kinh doanh đại tài, và cùng có một sự mạo hiểm, liều lĩnh trong kinh doanh.

Có nhiều người đã đổi vận, đổi đời bằng những quyết định mang tính cách mạng, lịch sử. Thế nhưng cũng chẳng ít những doanh nhân đã trắng tay khi vận đen gọi tên. Không ai có thể dám chắc được thành bại, việc dám liều lĩnh hay không là do suy nghĩ của mỗi người. Và một khi đã quyết định thì xin đừng mất niềm tin vào nó.

Kết lại, xin được ví von CEO như một môn nghệ thuật mà ở đó kỹ thuật trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ. Cần thiết hơn là chính sự tôi luyện bản thân, sự phát triển và cả yếu tố may mắn. Con đường có thể ngắn dài, chông gai hay bằng phẳng khác nhau, nhưng hãy đừng bao giờ mất niềm tin và hi vọng vào chính bản thân mình nhé, những CEO tương lai ạ!

>> Những Thứ Cũ Kỹ Nhưng Cần Phải Xuất Hiện Tại Văn Phòng Công Ty

>> Vạch Mặt Bệnh Công Sở – Kẻ Thù Của Thành Công

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

Bài viết liên quan

40 thoughts on “Muốn trở thành một CEO thành công thì cần yếu tố nào?

  1. Quốc Duy says:

    Chắc chắn rằng một người lãnh đạo công ty sẽ luôn cần có tinh thần trách nhiệm bởi bất cứ quyết định nào của họ cũng có thể sai lầm. Và một người lãnh đạo có chất lượng sẽ luôn biết tự kiểm điểm bản thân thay vì đổ lỗi cho người khác hay đổ lỗi cho một yếu tố nào khác. Nếu bạn nghĩ rằng việc một nhà lãnh đạo không nền cúi người xin lỗi thì bạn đã nhầm, việc thừa nhận thất bại không phải là bạn yếu đuối mà thực ra nó thể hiện bạn là một người mạnh mẽ, dám làm dám chịu.

  2. Khánh Nam says:

    Ở cương vị là một nhà lãnh đạo bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng hướng thẳng về tương lai, mục tiêu của những nhà lãnh đạo là lãnh đạo tập thể của mình đi lên nhưng không phải lúc nào cũng đi theo lối mòn từ trước tới giờ,nó đã quá lạc hậu và không phải là giải pháp tốt. Nó bắt buộc một nhà lãnh đạo như bạn cần phải biết nhìn về tương lai và cần phải có chút mạo hiểm hay chấp nhận đương đầu với những khó khăn có thể xuất hiện.

  3. Người Âm Phủ says:

    Khi đã là một vị CEO thì chắc chắn rằng bạn sẽ cần phải có được một thuật dùng người thực sự đúng đắn. Trong đó có việc tìm kiếm đánh giá những nhân tài sao cho có thể có được sự phù hợp một cách chính xác với đặc điểm và nhu cầu của mình. Sau đó là việc bố trí, sử dụng nhân viên sao cho có thể khai thác một cách tuyệt đối giá trị năng lực của người đó. Cuối cùng là đánh giá về thành quả chất lượng mà người đó có hay những giá trị lao động mà người đó mang lại cho doanh nghiệp.

  4. Vũ Như Thành says:

    Chẳng sai khi ví von vị tri CEO với một vị nguyên soái. Đầu tiên là mọi quyết định của người đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ một mình họ mà còn là tới tập thể nhân viên hay những người nằm trong tập thể đó. Tiếp đến là mọi lời nói, mọi ý kiến của họ sẽ cần phải được thực hiện một cách chính xác. Bởi chỉ khi lòng tin đong đầy thì những con người ấy mới sẵn sàng làm việc, cống hiến thậm chí hi sinh cho mục đích chung.

  5. Đào Duy says:

    Trong công việc thì ở vị trí càng cao thì khối lượng công việc sẽ càng nhiều hơn, cùng với đó là thời lượng để nghĩ suy về những về những về nhỏ bé thường bị bỏ qua. Song đây cũng có thể là một vấn đề thực sự với doanh nghiệp bởi không chỉ có công việc, trong doanh nghiệp thì việc đảm bảo đời sống tinh thần của nhân viên cũng là một điều cần được quan tâm một cách thấu đáo bởi chắc chắn nó ảnh hưởng cực lớn tới thái độ làm việc của chính họ tới công ty, doanh nghiệp.

  6. Minh Huy says:

    Đành rằng việc đưa ra những quyết định trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất chứa đựng hàng loạt nguy cơ biến tướng thành sự vội vàng, hấp tấp. Thế nhưng trong một xã hội của công nghệ thông tin và kết nối mạng thì sự chậm trễ có thể đồng nghĩa với sự thất bại. Và khi ở vị trí của một vị CEO quyền lực thì thất bại của bạn sẽ là thất bại của cả đế chế, ảnh hưởng đế hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người khác. Do đó có thể sai lầm nhưng cũng đừng chần chừ, bạn sẽ chẳng biết rằng nó đúng hay sai cho tới khi bạn thực hiện nó.

  7. Trần Thanh Hương says:

    Sự quyết đoán là thứ rất khó để có thể học hỏi nhưng lại vô cùng dễ biến tướng thành sai lầm. Bởi nó là một thứ có 2 mặt và lợi hại vô cùng rõ rệt. Sự quyết đoán cho phép con người ta giảm tối thiểu lượng thời gian bị phung phí, qua đó nâng cao hiệu quả của công việc để cho sản lượng và năng suất cao hơn. Nhưng song hành với nó lại là nguy cơ mắc phải nhưng sai lầm do sự vội vàng, hay thiếu cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

  8. Nguyễn Hữu Trí says:

    Chẳng ai có thể đoán định trước được những khó khăn hay rủi ro trong kinh doanh, thậm chí ngay cả những gạo cội của thế giới đầu tư như Warren Buffet cũng chưa bao giờ dấm nhận rằng mình chắc chắn về bất cứ một quyết định kinh doanh nào. Thay vào đó có một phẩm chất mà những CEO buộc phải thấm thuần, đó là việc họ luôn sẵn sàng đón nhận thất bại, thậm chí là có thể sợ hãi nó nhưng sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

  9. Hà Minh Tuấn says:

    Khi đã là một CEO thì bạn có thể có cơ hội để trải nghiệm càng nhiều thứ, nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường, nhiều hoàn cảnh khác nhau càng tốt. Vì là nghề “dụng nhân”, tiếp xúc, quản lý nhiều con người thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong bộ máy công ty mình, nên nhà điều hành không chỉ cần kinh nghiệm về chuyên môn, mà còn cần cả vốn sống, thông hiểu về con người, về đối nhân xử thế

  10. Lê Anh Quang says:

    Cách nhìn, cách xử lý của bạn cho thấy bạn không phải là người chủ doanh nghiệp, cũng không phải một người thực sự thành đạt. Bởi lẽ nếu đã là người có kinh nghiệm trong thương trường, đã từng lăn lộn, kiếm góp từng đồng cho mưu đồ làm chủ thì bạn sẽ hiểu là chẳng có một cái gì gọi là vô dụng cả. Mọi thứ, kể cả nhưng thủ thuật quảng cáo giá rẻ, nếu được thực hiện đúng cách sẽ có thể mang lại hiệu quả vượt trội đến mức bạn chẳng thể nào hình dung ra được đâu.

  11. Nguyễn Minh Triết says:

    Chắc chắn rằng khi đã đạt tới vị trí CEO thì chắc chắn bạn đã là một người thành công rồi, thậm chí có thể tự tin mà nói rằng bạn đã hơn ối người khác rồi. Thế những cững không thể vì vậy mà có thể dừng lại hay ngủ quên trên chiếc ghế đó. Đương nhiên rằng phía trên là không có chức danh nào lớn hơn rồi. Nhưng đó cũng chính là cơ hội để bạn tiếp tục phát triển hơn nữa bởi đã không còn bất cứ một giới hạn tối đa nào nữa.

  12. Nguyễn Văn Thanh says:

    Một CEO sẽ cần đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về sự thông minh, nhạy cảm với cơ hội, sự bền bỉ trong công việc, óc tư duy chiến lược, sự nhanh nhạy trong những quyết định kinh doanh của bản thân mình. Bên cạnh đó thì cũng cần có cả những nền tảng kiến thức về quản trị nhân sự. Bởi lẽ xuyên suốt trong công việc của một người CEO thì rất cần thiết việc nhìn nhận, đánh giá hay bố trí nhân sự sao cho hợp lý nhất. Bởi chỉ có thế mới mang lại thành công bền vững.

  13. Trần Anh Dũng says:

    Mình đã từng đọc được ở đâu đó rằng hầu như tất cả những vị CEO đều sẽ mất khoảng 16 năm để có thể leo lên vị trí độc tôn kể từ khi mới bước chân vào công ty, doanh nghiệp. Đó là cả một quá trình dài lâu với rất nhiều sự cố gắng, phấn đấu không biết mệt mỏi. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng có thể đạt được nó. Bởi nó cần có những điều kiện thuận lợi về thời cơ hay cả yếu tố may mắn nữa.

  14. Trường Hải says:

    Một nhà lãnh đạo tốt là người luôn sẵn sàng khiêm tốn lắng nghe và học hỏi từ những người khác. Họ sẵn sàng ngồi lại phía sau khi một ai đó có khả năng hơn họ để giải quyết một vấn đề. Họ không thể hiện sự ngạo mạn khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Họ liên tục đặt ra câu hỏi về quan điểm và động cơ của riêng mình để đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Tất cả các giá trị này là cần thiết cho một tổ chức có hiệu quả cao.

  15. Định Trọng Phúc says:

    Với bất cứ một nhà lãnh đạo nào, không chỉ riêng ở vị trí CEO thì luôn cần thiết sự minh bạch và khiêm nhường. Ở đây sự khiêm nhường không có nghĩa là ba phải là thiếu chính kiến mà nó là khả năng sẵn sàng lùi lại một bước để nắm bắt những chuyển động hay tiếp thu những ý tưởng mới hơn, có khả năng thành công hơn. Do đó những nhà lãnh đạo cao cấp và thành công luôn giữ đức tính khiêm tốn và luôn sẵn sàng học hỏi.

  16. Phạm Quang Du says:

    Chuẩn luôn, có rất nhiều trường hợp mà người làm chủ doanh nghiệp đã mải miết xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nhưng lại bỏ quên việc giáo dục, phân tích một cách sâu sắc cho những nhân viên của mình về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tồn tại những nét văn hoá doanh nghiệp. Cũng chính lý do này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thứ văn hoá tinh thần này trong hiện thực, thậm chí tệ hại hơn thì nó sẽ khiến những nhân viên cảm thấy bị gò bó, khó chịu trong suốt quá trình làm việc, công tác.

  17. Bùi Minh Đức says:

    Chắc chắn rồi, dù là một nhà điều hành dày dạn kinh nghiệm thì vẫn cần những người đồng hành có thể đưa ra hướng dẫn, đặc biệt đối với các lĩnh vực nằm ngoài chuyên môn của họ. Đối với các nhà lãnh đạo trẻ, tránh những sai lầm nghiêm trọng là điều cần thiết. Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến những hậu quả đau thương, thậm chí là tác nhân chủ đạo dẫn tới sự phá sản hay sụp đổ của cả một đế chế.

  18. Trương Mỹ Linh says:

    Hầu như hiện nay thì những công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn lớn thì vị chủ tịch thường kiêm nhiệm luôn chức vụ CEO. Song cũng có những trường hợp CEO chỉ là một chức danh chỉ người tổng giám đốc điều hành, và người này làm việc theo những chỉ thị từ hội đồng quản trị hay trực tiếp từ vị chủ tịch HĐQT. Đó là chưa kể tới hình thức khác đó là sẽ có cả thêm ban giám sát, ban định hướng hay ban lãnh đạo nữa cơ.

  19. Vũ Nguyệt Anh says:

    Đam mê chính là thứ để hình thành những ý tưởng khởi nghiệp, và chính nó cũng là kim chỉ nam định hướng cho từng đường đi, nước bước của người chủ doanh nghiệp. Thế nhưng vấn đề cần đặc biệt quan tâm ở đây chính là làm cách nào để truyền lửa đam mê cho những con người cùng đồng hành với mình trên suốt chặng đường lập nghiệp. Bởi lẽ đam mê hay hoài bão thành công chính là động lực hàng đầu để thúc đẩy con người ta không ngừng cố gắng, nỗ lực để cống hiến từng ngày từng giờ.

  20. Phạm Thị Thanh Tâm says:

    Giải đáp cho bạn nhé, tất cả những gì bạn nhắc tới đều là những từ ngữ viết tắt để chỉ những chức danh trong nội bộ doanh nghiệp. Trong đó CEO là giám đốc điều hành, CFO là giám đốc tài chính. CPO là giám đốc sản xuất, CCO là giám đốc kinh doanh, CHRO là giám đốc nhân sự, CMO là giám đốc Martketing nhé. Trong doanh nghiệp thì CEO chưa chắc đã là người có tầm ảnh hưởng nhất bởi trên họ còn có hội đồng quản trị nữa cơ.

  21. Nguyễn Chí Cường says:

    Trên truyền thông hay cả những ấn phẩm báo chí thì người ta thường hay nhắc tới chức danh CEO kèm theo danh xưng chủ tịch tập đoàn, doanh nghiệp. Nhưng ngoài ra còn rất nhiều những chức danh khác trong doanh nghiệp, tập đoàn. Mà có thể tóm gọn là CxO. Vậy tronng nội bộ doanh nghiệp thì sẽ có những chức danh nào. Và có cái nào quan trọng hơn CEO không ạ? Em hơi dốt tiếng Anh nên hi vọng mọi người không ném đá ạ.

  22. Chu Nguyệt Ánh says:

    Trong kinh doanh, người ta thường đề cập tới vấn đề rằng sự đổi mới sẽ là mấu chốt của thành công, thậm chí việc thay đổi để bắt nhịp và thích ứng còn được coi là một điều kiện tiên quyết để có thể tồn tại trong chốn thương trường. Nhưng đối với việc quản lý, điều hành nội bộ thì không hẳn là sự thay đổi lại có tác dụng mỹ mãn. Ở đây cần một sự tính toán, chú ý, cẩn trọng từ nhiều phía đặc biệt là trước khi đưa ra bất cứ một quyết đinh nào liên quan tới việc thay đổi, làm mới đồng phục công ty.

  23. Đỗ Bá Long says:

    Mình từng thắc mắc rằng các vị CEO danh tiếng có thực sự có hiểu biết về luật pháp hay không? Câu trả lời là không, hầu hết những vị lãnh đạo của tập đoàn lớn đều không có bất cứ một bằng cấp hay chuyên môn Luật nào cả. Thay vào đó là họ sẽ uỷ nhiệm công việc, trách nhiệm ấy cho một cá nhân hay tập thể khác. Đó là minh chứng rõ nhất cho việc một CEO sẽ không cần phải là một thiên tài, nhưng chắc chắn sẽ là một người biết sử dụng nhân tài.

  24. Hữu Nghị says:

    Trong thực tế thì có nhiều người chủ doanh nghiệp hay người làm chủ ý tưởng khởi nghiệp do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp. Nặng thì startup mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Phần nào đó làm hạn chế bớt khả năng phát triểnn của doanh nghiệp đó.

  25. Lê Bảo Quyên says:

    Ngay cả với những vị CEO tỷ phú hàng đầu trên thế giới thì họ cũng đều không hề đơn độc. Người ta thường thấy Mark Zuckerberg xuất hiện như ông trùm của để chế Facebook. Thế nhưng với những người có hiểu biết thì sẽ thấy rằng Mark chỉ là chủ tịch kiêm việc phát triển sản phẩm mà thôi. Trong khi đó người thực sự đem lại những khoản lợi nhuận kếch xù lại là một cái tên xa lạ – Sheryl Sandberg. Do đó cần thực sự biết cách phân quyền hay uỷ quyền để có thể tối ưu hoá hiệu quả công việc.

  26. Vũ Minh Tuấn says:

    Có thể khẳng định rằng trong số các đòn bẩy phát triển doanh nghiệp, nguồn nhân lực được xem là đòn bẩy quan trọng nhất. Tầm nhìn dù xa rộng đến đâu, mục tiêu dù khả thi đến mấy nhưng nếu thiếu đội ngũ triển khai thì cũng chỉ nằm trong đầu và bất khả thi. Vì vậy, chiêu mộ và thu hút nhân tài luôn là khâu tiên quyết mà mọi doanh nghiệp đều cần phải quan tâm đầu tư đúng mức. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp nên lưu ý rằng thu hút và chiêu mộ nhân tài để xây dựng đội ngũ là công việc không dành cho những người thiếu kiên trì.

  27. Sơn Tùng says:

    Chắc chắn là chẳng có một vị CEO nào có thể tự tin rằng trong chuyên môn thì mình tài năng hơn bất cứ một nhân viên nào. Thậm chí có một sự thật rằng để có thể có thành công thì bắt buộc bạn phải có một chiến lược xây dựng đội ngũ nhân sự các cấp phù hợp để có thể bù đắp cho những sự thiếu sót của bản thân mình. Bởi không chỉ là sau này mà ngay từ bây giờ thì những người xung quanh sẽ đồng hành cùng bạn vượt qua sóng gió để chèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng.

  28. Bình Minh says:

    Trong hoạt động điều hành công ty, doanh nghiệp thì bất cứ một người quản lý, người chủ nào cũng hiểu được rằng sẽ luôn tồn tại một bài toán cần giải đáp. Nó liên quan tới mức chi phí nhân công và kết quả làm việc. Tất nhiên là người quản lý, người làm chủ luôn muốn cán cân này có chút nghiêng về hướng có lợi cho họ. Tức là luôn muốn khai thác được nhiều hơn, đạt được nhiều kết qủa hơn với cùng một mức chi phí đầu tư cho nhân công, việc làm.

  29. Huyền Ngân says:

    Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc học hỏi bất cứ khi ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Hãy nhớ rằng Warrren Buffet còn luôn sẵn sàng học hỏi ngay trên bàn Poker thì chẳng có nơi đâu là không có thứ để học hay có ai để noi theo cả. Ví dụ bạn là một người đảm nhiệm việc đổi mới cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, trong đó có việc đổi mới về máy móc. Ấy vậy nhưng nếu bạn chẳng có một chút kiến thức nào về nó thì hay chuẩn bị tinh thần cho sự thật rằng bạn có thể bị lừa bất cứ lúc nào.

  30. Ngọc Hiền says:

    Đúng rồi đó, việc đa dạng lĩnh vực kinh doanh hay ngành nghề là không hề sai, thế nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng cho toàn hệ thống. Lý do chủ yếu là từ sự thiếu tập trung trong kinh doanh. Bởi lẽ với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực thì lại có hàng loạt những yêu cầu khác nhau, cách điều hành khác nhau. Vậy nên thực sự nó sẽ đặt một gánh nặng cực lớn lên việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vì vậy thay vì ôm đồm quá nhiều mảng lĩnh vực thì hãy tập trung để trở thành kẻ mạnh nhất trong lĩnh vực của mình đi đã.

  31. Tùng Tuấn says:

    Dù là một vị CEO điều hành cả một tập đoàn kinh tế hay chỉ là một người nhân viên bình thường thì hãy giữ sự khiêm nhường trong công việc. Hãy làm quen với việc lắng nghe, thậm chí nếu đó là những lời phê bình chính là cơ hội quý giá để học tập: đó là lúc mọi người đang nói với bạn rằng họ muốn thấy sự thay đổi. Trên tư cách một CEO, bạn cần phải biết cách tạo ra sự thay đổi. Nếu cứ gạt qua các ý kiến phê bình và cho rằng đó chỉ là những lời than phiền, bạn đang đánh mất cơ hội để đổi mới chính mình.

  32. Trương Ánh says:

    Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng là điều tớ tâm đắc nhất, bởi nó được xem là một phần không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp. Nó thể hiện một cách rõ nét của chính thứ được xem là sức mạnh của tập thể. Chính là là sự đoàn kết, tin tưởng và phối hợp nhau trong công việc. Đến như Tào Tháo, kẻ sinh ra cách đây cả nghìn năm cũng đã ý thức được sự tiến bộ trong suy nghĩ là điều kiện bắt buộc trong quản lý nhân sự thì cớ sao những hậu bối ngàn năm sau lại quên mất nó.

  33. Bảo Trân says:

    Khi bạn đã giỏi giang và nổi trội thì cũng có nghĩa là bạn trở thành mục tiêu hàng đầu cho những sự để ý, xăm soi. Trong những thứ đó chắc chắn sẽ có những điều tiêu cực mà bạn không cần bận tâm nhưng cũng có không ít những ý kiến chân thành. Và thay vì xù lông hay tỏ ra gay gắt với nó thì hay tập cách lắng nghe những lời phê bình này và tiếp thu chúng hợp lý. Đừng cảm thấy bị tổn thương cá nhân về vấn đề này. Bởi chính nó sẽ giúp bạn hoàn thiện ho

  34. Phạm Quốc Vượng says:

    Có nhiều kho đã leo lên được cái ghế CEO thì lại mang suy nghĩ rằng mình đã ở đỉnh cao của thế giới rồi, cụ thể là họ cực kỳ dị ứng với bất cứ một sự đóng góp hay phê bình nào. Đành rằng với vị thế của một vị CEO thì việc thiếu kiên định là không tốt nhưng cũng không chắc rằng bất cứ lúc nào CEO đã đúng. Thay vào đó hãy biết cách lắng nghe những ý kiến và không ngừng học hỏi để nâng cao chất lượng, giá trị bản thân của mình.

  35. Thu Hương says:

    Đúng rồi, mặc dù việc xử lý những chi tiết hàng ngày không nằm trong phạm vi công việc của CEO, nhưng việc tìm hiểu các quy trình hoạt động sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Nắm rõ cách thức dây chuyền sản xuất vận hành có thể giúp bạn xác định hiệu suất đang có, và ước tính khả năng mở rộng quy mô. Và nếu có gì bất ngờ xảy ra, bạn có thể đảm đương nhiều vai trò khác nhau trong những tình huống khẩn cấp. Hoạc xa hơn thì chính sự am hiểu sẽ vẽ ra những ý tưởng mới, con đường thành công mới.

  36. Yến Vân says:

    Đối với bất cứ một ngành hàng nào thì việc đào tạo nhân viên là một việc vô cùng cần thiết bởi thông qua các quá trình, chương trình đào tạo, huấn luyện, chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên phát triển thêm các kiến thức và kỹ năng mới, từ đó nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, phản hồi, tư vấn và định hướng là những việc mà các trưởng bộ phận, trưởng nhóm cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo mỗi nhân viên nắm được mục tiêu, yêu cầu và quy trình làm việc.

  37. Đoàn Chi says:

    Có thể với một CEO thì họ có thể không thực sự xuất chúng trong những công việc chuyên môn, thế nhưng chắc chắn rằng họ phải nắm rõ trong lòng bàn tay quy trình mà công việc ấy diễn ra. Bởi khi bạn ngồi lên chiếc ghế CEO thì bạn đã ở một vị trí quá cao để có thể nhìn tường tận những tiểu tiết. Thay vào đó là sẽ là cái nhìn toàn cục, nắm bắt và điều hành tầm vĩ mô. Để chí ít nếu vấn đề thực sự phát sinh thì bạn sẽ có thể biết nó nằm ở đâu và sẽ cần khắc phục nó như nào.

  38. Dừa Xiêm Bến Tre says:

    Một CEO là phải biết cách truyền cảm hứng cho người khác. Hãy nhìn những vị CEO mà xem, có bao giờ họ sợ phải đối diện với đám đông hay không? Không, chắc chắn là không, bởi nếu họ không thể có được sự tự tin để truyền cảm hứng hay động lực hay cả là đam mê của bản thân mình tới với cấp dưới thì có điều gì có thể tin tưởng được đây. Do đó với bản thân mình thì một vị CEO phải thực sự là một người có khả năng truyền lửa.

  39. Quang Sáng says:

    Dù bạn là một vị CEO quyền lực với cả ngàn cả vạn nhân viên hay chỉ là vị anh cả, chị hai của một văn phòng nhỏ xinh thì bạn vẫn phải đáp ứng được những yếu tố về chuyên môn cũng như cách làm cho người khác thực sự tâm phục khẩu phục mình. Đừng nghĩ rằng chiếc ghế của một vị CEO là ấm êm mềm mại. Thực sự nó có quá nhiều áp lực bởi gần như bất cứ quyết định nào đó của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến không chỉ mình bạn mà còn là đá dụng tới nồi cơm của hàng nghìn hàng vạn gia đình thân nhân của nhân viên bạn.

  40. Lê Anh Tuấn says:

    Có thể khẳng định rằng bất cứ ai cũng muốn có cơ hội được ngồi vào vị trí của CEO, thế nhưng không phải ai cũng đủ khả năng để đảm nhận vị trí này. Làm CEO nghĩa là bạn phải sẵn sàng đảm nhận hết những công việc từ lớn đến nhỏ. Bởi chỉ khi bạn có năng lực ở tất cả mọi công việc thì mới có thể đảm bảo rằng sẽ không bao giờ bị qua mặt ở chính công việc đó. Hay chí ít rằng bạn phải có được những kiến thức để có thể thẩm định trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *