Bạn đã phải là một nhà quản lý thông minh?

Có bao giờ bạn tự hỏi hay được hỏi rằng mình đã phải là một nhà quản lý thông minh chưa? chắc chắn nếu đang làm chủ thì không thể tránh khỏi câu hỏi này rồi. Vậy sự thông minh của một nhà quản lý thể hiện ở khía cạnh nào? đôi khi nó thật lớn lao tầm vĩ mô, nhưng cũng có lúc nhỏ nhoi tầm vi mô, như việc bạn trang bị cho nhân viên của mình một bộ áo đồng phục công ty. Cùng xem xét toàn diện để xem bạn đang cần thay đổi những gì trong cách quản lý của mình nhé.

Xem thêm:

>> Muốn trở thành một CEO thành công thì cần yếu tố nào?

>> Liệu rằng có thể nâng cao hiệu suất làm việc hay không?

>> Những tỷ phú USD Việt Nam đối xử với nhân viên như thế nào?

 

Tiêu chí đánh giá một nhà quản lý thông minh

Trước khi bạn tự trả lời rằng mình đã là một nhà quản lý thông minh hay chưa, chúng ta cần định hình một cách rõ ràng các tiêu chí để công nhận sự thông minh đó, vì sao đôi lúc nó vươn đến tầm chiến lược, vì sao đôi lúc nó lại dừng lại ở mẫu áo đồng phục công ty kia?

Có nhiều tiêu chí tạo nên nhà quản lý thông minh.
Một nhà quản lý thông minh cần hội tụ rất nhiều tiêu chí.

Cụ thể, nếu một nhà quản lý được xem là giỏi, là thông minh, sẽ phải hội tụ được 7 tiêu chí sau:

  • Lắng nghe và hiểu nhân viên: đây được xem là nhân tố giúp mỗi người có được thành công chứ không riêng gì một lãnh đạo. Việc lắng nghe thấu hiểu cấp dưới của mình sẽ không chỉ khiến họ an tâm làm việc, cống hiến hết mình vì có một quản lý có tâm, mà bạn còn thu nhận được về những chiến lược, giải pháp giúp đẩy mạnh việc kinh doanh của mình. Vì họ nhận ra được giá trị của ý kiến nhân viên.
  • Thích ứng tốt với mọi sự thay đổi: đã đứng ở vai trò quản lý, bạn phải sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi của mọi yếu tố như thị trường, đối thủ, khách hàng hay chính nhân viên của mình, sẵn sàng thất bại để trải nghiệm và có thêm kinh nghiệm phát triển về sau.
  • Biết đặt ra những kế hoạch và mục tiêu: một nhà quản lý thông minh cần biết cách vạch ra những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, đề ra cho doanh nghiệp những mục tiêu chung. Chỉ có như vậy họ mới có thể linh hoạt huy động các nguồn lực và giúp cho công việc đó đạt được kết quả tốt nhất. Và kỹ năng này không phải có được ngày một ngày hai, nó đòi hỏi bạn cần nỗ lực kiên trì học và củng cố mỗi ngày.
  • Có sự quyết đoán: khi đứng ở cương vị nhà quản lý thông minh, nếu như không thể quyết đoán đưa ra những quyết định của riêng mình thì chắc rằng bạn phải xem lại rồi. Đừng bao giờ mong người khác quyết định thay mình mà hãy chủ động đưa ra những quyết định quan trọng trong cả lúc gấp gáp nhất. Như vậy cái đầu luôn phải lạnh, thấu hiểu được tình hình kinh doanh và dĩ nhiên là lấy ý kiến của mọi người trước khi ra quyết định
  • Học hỏi về chuyên môn: học hỏi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những điều mà nhà quản lý thông minh nào cũng làm, họ học của những người đi trước, thậm chí những trưởng nhóm cấp dưới mình. Bởi nên nhớ rằng sự quản lý thay đổi từng ngày, nên sẽ không có chỗ cho cách làm lối mòn.
  • Có sự công bằng: sự công bằng của một nhà quản lý thông minh chính là biết phân chia công việc hợp lý, mà muốn có được điều này bạn cần phải hiểu được thế mạnh và hạn chế của từng nhân viên, thì mới có thể đẩy hiệu quả công việc. Nó cũng có thể so sánh như việc muốn toàn bộ nhân viên thoải mái với chiếc áo đồng phục công ty, bạn nên cẩn trọng để họ cung cấp size áo của từng người.
  • Thưởng phạt đúng lúc: thưởng phạt là cách mà một nhà quản lý thông minh khiến nhân viên của mình có thêm động lực và ý thức làm việc tốt hơn. Tuy nhiên muốn đạt được điều này cần phải thưởng phạt đúng người, đúng lúc. Việc bạn khen thưởng cấp dưới khi họ hoàn thành xuất sắc công việc của mình, sẽ khiến họ càng thêm hăng hái cống hiến. Còn phạt vì những lỗi mắc phải, sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân mình hơn. Nhưng để làm được hai điều này, nhất là hình thức phạt, cần phải cực tâm lý và khéo léo.

Như vậy hội tụ đủ những yếu tố này bạn được xem là một nhà quản lý thông minh, có thể ứng biến với mọi sự thay đổi của hệ thống quản lý mình đang làm việc, cũng như để những người thuộc cấp dưới bạn tâm phục khẩu phục mà cống hiến hết mình, không gượng ép.

Đặt áo đồng phục công ty thể hiện được gì ở nhà quản lý thông minh?

Khoan vội xét tới những tầm cao hơn của một nhà quản lý thông minh, chúng ta cùng xem xét ở góc độ cơ bản về việc vì sao đặt áo đồng phục công ty được xem là một biểu hiện cho thấy sự thông minh của nhà quản lý đó.

áo đồng phục công ty là chiến lược của nhà quản lý thông minh.
May áo đồng phục công ty là một bằng chứng cho thấy bạn là nhà quản lý thông minh.

Đầu tiên để quyết định đặt áo đồng phục công ty chắc chắn là sự nghiên cứu về đối thủ, về các doanh nghiệp cạnh tranh khác và thấy đây là một xu hướng phổ biến nên học hỏi. Như vậy đây chính là một sự biểu hiện của nhạy bén, thức thời và thấy được lợi ích dài hạn. Họ nhận thấy được rằng việc may chiếc áo đồng phục không chỉ nhằm đổi mới hình ảnh công ty, không chỉ là tạo cho nhân viên thêm sự thoải mái với kiểu áo phông, mà sau đó còn là lợi ích vô cùng to lớn.

Đã là một nhà quản lý kinh doanh, họ luôn nhìn thấy phần lợi nhuận trong mỗi quyết định đầu tư của mình, vậy khi bỏ ra một số tiền nhỏ thôi cho việc may áo đồng phục, những lợi ích họ có lại được sẽ cực lớn. Vậy theo bạn họ nhìn thấy được những gì? Đó chắc chắn là:

  • Hình ảnh công ty được quảng bá một cách hiệu quả:

Không cần tốn quá nhiều chi phí để một nhà quản lý đưa ra quyết định thuê truyền hình, phát thanh, mạng xã hội hay cá nhân tổ chức sự kiện để có thể PR thương hiệu mà nó được thực hiện nhẹ nhàng và nhanh gọn với một mẫu áo. Bạn nghĩ xem, trên áo đồng phục công ty chắc chắn có đầy đủ yếu tố giúp nhận diện thương hiệu của đơn vị đó, chính vì vậy mà khách hàng sẽ nhớ về đơn vị bạn một cách sâu săc và tự nhiên nhất.

Hơn thế, khách hàng nhớ về bạn bằng chính chiếc áo của nhân viên, nhân viên sẽ là người mặc nó và thực hiện luôn sứ mệnh là nhà tuyên truyền của mình. Mỗi lần đến với doanh nghiệp là một lần khách hàng nhìn thấy mẫu áo, ghi dấu ấn về thương hiệu để rồi một ngày, chỉ cần thấy qua hình ảnh áo, họ có thể nói được bạn là ai, bạn kinh doanh gì.

  • Khẳng định vị thế thương hiệu của mình:

Nhà quản lý thông minh cũng đủ để hiểu rằng chiếc áo đồng phục công ty là một trong những hình ảnh cho thấy được tầm vóc thương hiệu. Nó càng được thiết kế độc đáo, riêng biệt và dễ ghi nhớ thì càng làm tốt được nhiệm vụ này. Vị thế thương hiệu được gây dựng lên từ những điều nhỏ nhất, và không thể bỏ qua nhân tố áo đồng phục này.

  • Tạo sự chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên:

Một nhà quản lý thông minh cũng đủ để hiểu rằng, thay vì để nhân viên của mình mỗi người một gu ăn mặc khác nhau trong môi trường công sở, thì tốt hơn hết nên để họ giống nhau ít nhất về chiếc áo. Điều này sẽ không chỉ là một phép trừ loại bỏ những ganh ghét đố kỵ lẫn nhau, mà còn là sự thể hiện cho tính chuyên nghiệp của một thương hiệu, môi trường để mỗi người tự hoàn thiện bản thân, xứng đáng với sự chuyên nghiệp đó thay vì đợi chính quản lý nhắc nhở.

Như vậy quyết định may áo đồng phục công ty của một nhà quản lý thông minh đủ để thể hiện được tầm nhìn xa của họ, không phải là sự đua đòi theo xu hướng rằng doanh nghiệp khác có mình cũng có, mà cái họ nhìn ra là sau khi may áo và mặc nó, doanh nghiệp sẽ thu về những gì. Và không thể phủ nhận là có những lợi ích mà áo đồng phục mang lại có khả năng thay thế cho một số chiến lược ngắn hạn của quản lý. Ví dụ như vai trò của một kênh quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.

Bạn cần tránh những gì để trở thành một nhà quản lý thông minh?

Song song với việc nắm bắt được những yếu tố sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý thông minh, bạn cũng cần phải biết rằng mình nên tránh những gì để không phạm phải những sai lầm trong lúc đang đứng ở vị trí đó. Theo bạn những điều cần tránh đó sẽ bao gồm những gì?

Có một số điều bạn nên tránh để thành nhà quản lý thông minh.
Và bạn sẽ cần tránh một số điều để trở thành nhà quản lý thông minh.
  • Sự tự cao tự đại: bạn dù là người đứng trên cương vị là một nhà quản lý, cũng không nên có cho mình tư tưởng rằng mình hơn người khác và họ phải phục vụ mình, phải tôn sùng mình và đừng bao giờ dại dột khinh thường bất kỳ ai. Bởi con đường ngắn nhất dẫn bạn tới sự thất bại trong quản lý chính là không tôn trọng người khác.
  • Sự nóng vội: nóng vội trong quản lý luôn dẫn tới những hệ quả khôn lường, với một nhà quản lý thông minh họ sẽ không bao giờ nóng vội, luôn phải nhìn mọi sự vật sự việc bằng cái nhìn đa chiều, không phiến diện. Nóng vội trong đưa ra quyết định kinh doanh, hay thưởng phạt cho nhân viên cũng đều mang lại hệ quả tiêu cực.
  • Nghĩ rằng mình là người giỏi nhất: nếu bạn là một người quản lý, luôn nghĩ mình là một người giỏi nhất, chắc chắn bạn sẽ không thể có được năng lực thật sự, sự quản lý sẽ ngày càng tạo nên lối mòn cũ rích. Tự cho mình giỏi đồng nghĩa với việc bạn sẽ không học hỏi ở người khác nữa và mọi quyết định hay chiến lược mà bạn đưa ra đều không có được tính khả quan cao.

Qua đây hi vọng với một vài chia sẻ nhỏ thôi, bạn cũng đã tự xác nhận được rằng mình đã phải là một nhà quản lý thông minh hay chưa rồi chứ? Đây chỉ là những kinh nghiệm được đúc rút ra, trong thực tế khi va chạm với từng hoàn cảnh bạn sẽ biết được rằng mình nên làm gì và không nên làm gì để nâng cao trình độ quản lý.

Nguồn: https://thoitranghaianh.com/

Bài viết liên quan

40 thoughts on “Bạn đã phải là một nhà quản lý thông minh?

  1. Thịt Rang Cháy Cạnh says:

    Người ta luôn đặt yếu tố lên kế hoạch, định hướng phát triển là một trong những yếu tố hàng đầu của người làm công tác quản lý. Cần phải biết cách vạch ra mục tiêu chung, kế hoạch cụ thể và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để nhân viên thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu đã được thống nhất. Từ mục tiêu được vạch sẵn sẽ giúp cho người quản lý đưa ra các chương trình thực hiện hợp lý và định hướng tư duy, ý tưởng nhằm đưa bản kế hoạch giấy vào thực tế.

  2. Mai Quốc Cường says:

    Hầu như vết bẩn nào cũng có thể có cách giải quyết, thậm chí đến cả vết rỉ sét do kim loại để lại cũng thế. Bạn hoàn toàn có thể giải quyết nó bằng nước chanh. Đổ nước chanh lên vết bẩn. Bạn có thể thêm muối để giúp thấm sạch vết bẩn. Hỗn hợp bao gồm nước chanh và muối với tỉ lệ tương đương để tạo thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó bạn đổ lên vết bẩn. Giặt lại sạch bằng nước giặt thông thường để loại bỏ những thứ còn sót lại.

  3. Đỗ Mỹ Anh says:

    Lan toả cảm hứng hay truyền động lực là một khả năng mà chỉ những người nhân viên xuất sắc nhất mới có. Điều này đến từ chính sự tự tin và thái độ tích cực của họ trong công việc. Việc này đóng góp vai trò vô cùng lớn trong việc nâng cao chất lượng làm việc của cả tập thể. Và đối với những nhà quản lý thì chính đây là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá, xem xét sự thăng tiến cho một nhân viên trong tập thể.

  4. Duy Đại says:

    Công việc nào cũng có áp lực, mà áp lực sẽ dẫn tới stress. Sống trong môi trường công sở là chấp nhận cuộc sống chung đụng cùng stress và căng thẳng. Đối với vấn đề này nếu bạn ngoan cố phản kháng bằng việc gồng mình lên để đương đầu thì hầu như là thất bại hoàn toàn. Thay vào đó tại sao không biết áp dụng câu “lạt mềm buộc chặt” cơ chứ. Hãy tự tháo bỏ nút thắt mà bạn đặt ra cho bản thân mình, hãy tự cải thiện tâm lý bằng cách nghỉ ngơi cả thể chất và tâm hồn.

  5. Lại Ngọc Hà says:

    Bản thân mình thấy sự tự tin trong công việc và cuộc sống là một điều vô cùng tích cực. Thế nhưng nó cũng có thể biến thành tham vọng hay sự tự kiêu. Mà vốn dĩ chúng lại là những dấu hiệu rõ ràng cho những thất bại không xa. Hãy luôn sẵn sàng học hỏi, bởi phía bên ngoài kia có hàng tỷ người khác để mà bạn học học. Cùng với đó là sự khiêm tốn sẽ giúp những người xung quanh có được nhiều thiện cảm với bạn hơn.

  6. Nguyễn Thành An says:

    Các công ty không chỉ riêng ở Việt Nam ngày nay đã hiểu được một vấn đề là thay vì đi tìm kiếm, chèo kéo, thu hút nhân tài từ tứ xứ về quy tụ mà họ tập trung vào việc xây dựng từ chính những thứ cơ bản nhất. Đó gọi là đầu tư đào tạo có chiều sâu, việc này giảm bớt áp lực lên quỹ lương và cũng tránh được sự phức tạp trong quản lý về sau. Cùng với đó là chủ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiên tiến, họ hiểu được rằng thứ người lao động cần không chỉ là tiền bạc.

  7. Trần Cường says:

    Mỗi cá nhân thành công nhất đều có một câu chuyện riêng về cách lao động, cách cống hiến để đạt được thành quả ấy. Nhưng có một điểm chung trong mọi câu chuyện đó là trên bước đường không sẵn hoa hồng của thành công tự thân, bạn phải tự mình gieo trồng những hạt giống mà bạn muốn. Một thành công đạt được nhờ nỗ lực không bỏ cuộc của chính mình chính là thứ quả ngọt nhất trên đời. Do đó hãy làm quen với những khó khăn hay thậm chí là sẵn sàng đón nhận thất bại và tuyệt đối không bao giờ bỏ cuộc.

  8. Phạm Đức Cường says:

    Đam mê chính là thứ để hình thành những ý tưởng khởi nghiệp, và chính nó cũng là kim chỉ nam định hướng cho từng đường đi, nước bước của người chủ doanh nghiệp. Thế nhưng vấn đề cần đặc biệt quan tâm ở đây chính là làm cách nào để truyền lửa đam mê cho những con người cùng đồng hành với mình trên suốt chặng đường lập nghiệp. Bởi lẽ đam mê hay hoài bão thành công chính là động lực hàng đầu để thúc đẩy con người ta không ngừng cố gắng, nỗ lực để cống hiến từng ngày từng giờ.

  9. Công Định says:

    Sai lầm trong kinh doanh, trong công việc là điều không thể tránh khỏi, thậm chí những người thành công nhất lại là những người sai lầm nhiều nhất. Thế nhưng thay vì ngồi gặm nhấm cái thất bại thì họ lại tự rút ra được những bài học đắt giá. Rồi từ đó biến nó thành động lực cho sự phát triển. Mặt khác là chính những thất bại này sẽ cung cấp một hướng đi khác biệt hơn. Bởi khi bạn ở đáy vực sâu, thứ duy nhất bạn có thể nhìn thấy là ánh sáng phía trên, vậy nên chẳng còn gì phải sợ nữa.

  10. Phạm Đình Đức says:

    Chắc chắn chẳng có người chủ doanh nghiệp nào muốn doanh nghiệp mình ngừng phát triển. Khi doanh nghiệp của bạn đã có chỗ đứng trong thị trường trong nước, đã đến lúc nghĩ đến các thị phần ở các nước ngoài. Và, để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, với chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngang tầm. việc khẳng định vị thế của doanh nghiệp bạn, một lần nữa lại là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Do đó khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thì nên có cách nhìn bao quát hơn, vĩ mô hơn.

  11. Chu Đăng Hùng says:

    Có thể chắc chắn rằng chẳng có một nhà quản lý tài ba nào lại là một kẻ thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Là người đứng đầu cơ quan, bộ phận, bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trong điều kiện áp lực về thời gian và từ cấp trên. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức chuyên môn, dự đoán thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Nhưng đây cũng là vấn đề hai mặt bởi có không ít người từ việc quyết đoán lại trở nên quân phiệt, nóng vội trong quyết định kinh doanh.

  12. Tuấn Nguyễn says:

    Có thể khẳng định rằng trong số các đòn bẩy phát triển doanh nghiệp, nguồn nhân lực được xem là đòn bẩy quan trọng nhất. Tầm nhìn dù xa rộng đến đâu, mục tiêu dù khả thi đến mấy nhưng nếu thiếu đội ngũ triển khai thì cũng chỉ nằm trong đầu và bất khả thi. Vì vậy, chiêu mộ và thu hút nhân tài luôn là khâu tiên quyết mà mọi doanh nghiệp đều cần phải quan tâm đầu tư đúng mức. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp nên lưu ý rằng thu hút và chiêu mộ nhân tài để xây dựng đội ngũ là công việc không dành cho những người thiếu kiên trì.

  13. Phan Ngọc Thuỳ says:

    Mình không đồng ý với cái quan điểm ấy, dù là lãnh đạo thì vẫn chỉ là một con người bình thường, đến máy móc còn nhầm thì làm sao có thể chắc chắn con người thì không. Đừng quên rằng, đối với bất cứ ai, mọi quyết định, dù có được cân nhắc tới đâu cũng có một hàm lượng không hề ít những yếu tố như cảm tính cá nhân, tâm trạng hay cụ thể hơn là tầm hiểu biết và kiến thức bản thân. Do đó không thể có sự chuyên quyền như vậy được, thậm chí là nếu có như vậy thì cũng chẳng có nhà quản lý nào có thể quán xuyến mọi việc được.

  14. Phạm Văn Định says:

    Trong thời đại hiện nay thì những nhà lãnh đạo thành công sẽ luôn có xu hướng đọc nhiều sách, học hỏi nhiều hơn những người khác. Chính vì vậy, bạn cần nỗ lực không ngừng, tự tích lũy kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước để theo kịp thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ. Đặc biệt điều này đã không còn quá khó với sự phát triển của công nghệ thông tin.

  15. Đỗ Văn Hậu says:

    Kinh doanh là một quá trình dài hơi, thậm chí có thể nó là một cuộc chơi không có điểm kết thúc. Có chăng kết thúc chỉ là khi chính bạn đầu hàng, chấp nhận thất bại mà thôi. Con đường lập thân, lập nghiệp vốn không trải hoa hồng, song không phải là bất khả thi. Sẽ có lúc, thậm chí cả những người đồng sáng lập công ty cũng sẽ khuyên bạn từ bỏ một điều gì đó. Nhưng, hãy kiên nhẫn, vì mỗi một thất bại là mỗi một bước đệm đưa ta đến gần hơn với mục tiêu.

  16. Phan Huyền Thái says:

    Trong một bộ máy tổ chức thì sẽ chẳng bao giờ có một cá nhân nào có đủ tầm để hoàn thành tốt mọi vấn đề, mọi công việc. Cũng từ đây mà người ta có khái niệm phân việc, uỷ quyền. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thụ động trước công việc của họ thì công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo. Là người đứng đầu, bạn phải biết đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của cấp dưới để từ đó có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức để thấu hiểu nhân viên cấp dưới cũng như dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần.

  17. Nguyễn Thanh Đức says:

    Ở cương vị của một nhà quản lý hay một người chủ doanh nghiệp thì người ta sẽ chỉ cảm thấy an tâm khi giao công việc cho ai đó tự tin hơn là cho những người luôn do dự và không chắc chắn. Một người có phẩm chất này cũng sẽ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro hoặc thách thức để chứng tỏ bản thân mình. Khách hàng sẽ luôn bị thu hút cũng như cảm thấy tin cậy khi trò chuyện và trao đổi công việc với những người tự tin.

  18. Khánh Hà says:

    Là một nhà lãnh đạo tài ba thì sẽ là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt/ xuất sắc công việc. Khi họ cảm thấy công sức, nỗ lực của mình được trân trọng và ghi nhận thì sẽ có động lực để cố gắng hết mình cho công việc chung hơn nữa. Nhà quản lý có thể khen ngợi trực tiếp trước tập thể, tặng quà hoặc trao đặc quyền hợp lý để giúp nhân viên có được sự động viên, khích lệ kịp thời từ công ty.

  19. Duy Hiển says:

    Tuy nói rằng thương trường nguy hiểm như chiến trường nhưng không phải ở trong môi trường này chỉ tồn tại những mối quan hệ đối địch, Bạn vẫn có thể tìm thấy những người bạn thực sự để cùng nhau phát triển. So với nhiều người thì đây là một điều họ cho là nguy hiểm và không muốn thực hiện. Dù muốn hay không thì sẽ có một lúc nào đó bạn buộc phải chấp nhận sự thật rằng không thể đương đầu trực diện với một đối thủ lớn mà cần thiết phải có kế hoạch liên minh chiến lược.

  20. Dương Minh Tuấn says:

    Có tâm nhìn chiến lược, đủ sâu đủ rộng là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp. Tất nhiên là kỹ năng này cũng có sự thiên bẩm, thế nhưng đó chỉ là số ít, thay vào đó người ta thường sẵn sàng tham gia những khoá học để bồi đắp chính kỹ năng này cho bản thân mình.

  21. Đỗ Đắc Đức says:

    Một trong những điểm cần phải thay đổi đáng chú ý nhất mà cần phải thay đổi ngay chính tâm lý của những người quản lý hay người làm chủ doanh nghiệp. Cụ thể là trong đó rất cần xây dựng một mối liên kết bền chặt giữa chính những doanh nghiệp non trẻ này. Nói cách khác là cần có sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp, cần lập ra những đội ngũ tư vấn hay thậm chí một học viện trực tuyến kiến thức, kinh nghiệm để đón nhận sự đóng góp và chia sẻ từ khắp cả nước.

  22. Nguyệt Ánh says:

    Khi trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy thuộc vào tính cách, phong cách của từng người nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Hãy cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo nhóm, vui chơi ngoại khóa để tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm giữa mọi người. Tuy nhiên, hãy nhớ đối xử công bằng, tránh để thiên vị bất cứ ai.

  23. Đức Dũng says:

    Khi đã ngồi vào cái ghế của một người lãnh đạo, quản lý, chèo lái toàn bộ doanh nghiệp thì hãy tập chấp nhận thất bại. Bởi môi trường kinh doanh vốn chứa ẩn quá nhiều khó khăn, nhiều cạm bẫy. Việc bạn mắc sai lầm có thể sẽ trả giá rất đắt thế nhưng sau đó bạn sẽ vẫn còn lại một thứ gì đó, kinh nghiệm chẳng hạn. Việc của bạn là phải biết canh làm sao để đứng lên ở chính nơi mà bạn đã gục ngã thay vì bỏ cuộc. Bởi lẽ bỏ cuộc là bạn đã mất tất cả rồi.

  24. Đại Nhân says:

    Người ta vẫn thường ví von nhà quản lý với hoa tiêu của con thuyền lớn, chính hoa tiêu này sẽ là người trực tiếp quan sát đánh giá tình hình, chỉ ra con đường đi tới thành công. Thế nhưng nếu chỉ có hoa tiêu không thì con thuyền ấy sẽ chỉ đứng im 1 chỗ mà thôi. Đó là lúc mà vai trò của những nhân viên cấp dưới được thể hiện. Họ chính là trái tim, là nhịp đập để đưa con thuyền lớn ấy đi đúng hướng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trên thương trường.

  25. Nguyễn Hải Đăng says:

    Đã là nhân viên, thì dù có xuất sắc hay không thì vẫn cần có sự trung thành, trung thực. Bởi vốn dị thương trường là chiến trường. Có quá nhiều nguy cơ đến với doanh nghiệp nếu trong nội bộ doanh nghiệp ấy không có được sự trung thực. Tất nhiên là nó cũng chẳng phổ biến cho lắm, thậm chí trong công ty nào cũng tồn tại những loại người hai mặt hay thiếu trung thực. Việc của nhà quản lý là làm sao để có thể đoán định được cá nhân đó để thay đổi trong cách đối xử hay thậm chí là chấm dứt hợp tác.

  26. Vân Anh Hoàng says:

    Nhiều người khi thấy những trang phục “tủ” của mình bị dính bẩn thì sẽ vô cùng bi quan và đã lựa chọn giải pháp loại bỏ quần áo thay vì tìm hiểu những tips để loại bỏ vết bẩn. Và cũng đừng nghĩ rằng chỉ cần vò mạnh tay là những vết bẩn sẽ biến mất. Trên thực tế, đối với mỗi vết bẩn sẽ có một tips và nguyên liệu riêng để tẩy. Ví dụ như vết bẩn do dầu mỡ thì chẳng có gì có tác dụng tẩy tốt hơn là nước rửa bát hoà một chút dấm hay chanh cả.

  27. Diễm Quỳnh says:

    Cái khó của người ở vị trí lãnh đạo chính là suy nghĩ mông lung rằng có nên thừa nhận sai lầm hay không. Bởi lẽ một phần họ muốn thừa nhận mình sai lầm để chứng tỏ mình có tinh thần trách nhiệm, dám làm dám chịu. Một phần mẫu thuẫn ngược lại là họ sợ rằng khi họ nhận sai lầm thì đồng nghĩa là thừa nhận mình kém cỏi, hay sợ mất đi sự tôn nghiêm vốn có. Nhưng hãy gạt bỏ suy nghĩ đấy. Sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dụng khích lệ nhân viên.

  28. Đanh Đá says:

    Ngày nay, có rất nhiều ông chủ doanh nghiệp phải cấp tốc theo học cách chương trình học “làm sếp”. Cụ thể là các khoá học về quản trị nhân lực, lập kế hoạch, thuyết trình…. Nó nảy sinh từ một sự thật rằng có nhiều người có thành lập công ty nhờ tiềm lực tài chính có sẵn. Hoặc thành lập công ty, doanh nghiệp từ khi còn rất sớm. Việc này cũng tốn kém không hề nhỏ, vậy nhưng với những người chủ đã từng đi làm thuê thì điều này chẳng cần thiết chút nào. Bởi hơn ai hết họ thấu hiểu được những gì cấp dưới của mình mong muốn, khát khao.

  29. Mai Phương says:

    Để khai thác được một cách hiệu quả nguồn nhân lực đang có thì người lãnh đạo cần phải thường xuyên thực hiện việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách định kỳ, đột xuất sẽ kiểm soát được kết quả công việc của nhân viêc và tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Đánh giá nhân viên làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực… Đồng thời, giúp nhân hiểu và hài lòng hơn với chính sách lương thưởng công bằng, chế độ đãi ngộ hẫu hĩnh.

  30. Nguyễn Thị Huyền says:

    Để trở thành một nhà quản lý giỏi có khả năng thích nghi dễ dàng với những sự thay đổi, tình huống bất ngờ từ công ty, khách hàng và cả các đối thủ cạnh tranh. Thành công chỉ có thể đến nếu nhân viên và các tổ chức biết nắm bắt các ý tưởng mới, các cơ hội và cách thức kinh doanh mới. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh với cơ hội hoặc rủi ro bất ngờ, điều các nhà quản lý cần là sự nhạy bén nắm bắt thời cuộc, ra quyết định thông minh và sẵn sàng chấp nhận thất bại.

  31. Bùi Văn Toàn says:

    Một tổ chức muốn đi đúng hướng bắt buộc cần có một mục tiêu, thế nhưng nếu mục tiêu không khả thi thì sẽ triệt tiêu sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên. Mục tiêu không rõ ràng gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện thực hiện một cách sai lệch. Mục tiêu không ràng gây lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian và nguồn nhân lực. Mục tiêu cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và cho từng cá nhân.

  32. Kiều Kiều says:

    Chắc chắn không đơn giản là một nhà quản lý giỏi, những người thành đạt như Bill Gates còn là người biết khuyến khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty. Đây là một bí quyết đáng giá của Bill Gates mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo. Bill Gates là người đề cao tầm quan trọng của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft.

  33. Bùi Công Đức says:

    Một nhà quản lý không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niêm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên, hay xây dựng sự đồng lòng, sẵn sàng sẻ chia gánh nặng khó khăn.

  34. Thanh Tùng says:

    Sếp nào cũng muốn tập thể nhân viên làm việc theo một cách có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Hết lòng công hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động. Nhân viên sẽ hành động, làm việc có thiên hướng theo phong cách và cách thức làm việc, sự tận tâm giống nhà quản lý.

  35. Hạnh Nguyên says:

    Khi mới thành lập doanh nghiệp, bất cứ người chủ doanh nghiệp nào cũng khát khao có được tập thể nhân viên chất lượng. Nói chắc chắn hơn thì là những người đồng đội thực sự có khả năng, có đức, có tâm. Thế nhưng trong cái thời buổi thạch sanh thì ít mà lý thông thì nhiều như hiện nay thì quá khó. Đặc biệt khi công ty, doanh nghiệp non trẻ ấy lại đang theo đuổi một startup mới lạ nào đó. Sự ra đi của người đồng sáng lập là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều công ty khởi nghiệp.

  36. Trương Bảo Ngọc says:

    Cái quan trọng nhất với một nhà quản lý là phải biết nhìn nhận đánh giá đúng mực về những giá trị xung quanh mình. Đặc biệt là với việc nhìn người, đánh giá phẩm chất hay cách sự dụng người. Hãy đừng quên rằng đó chính là những người trực tiếp biến định hướng của bạn thành hành động thiết thực. Chỉ khi có được một đội ngũ đủ chiều sâu, đủ năng lực thì bạn mới có cơ hội trở thành nhà quản lý tài ba.

  37. Vũ Thư says:

    Chắc chắn rằng lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ ai muốn có được thành công, đặc biệt là người lãnh đạo. Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được các sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung. Lắng nghe ở đây bao gồm cả việc lắng nghe ý kiến từ chuyên gia, việc trao đổi học hỏi từ những người cùng chí hướng hay thậm chí là lắng nghe một ý kiến phê bình nào đó từ chính khách hàng.

  38. Phạm Minh Dũng says:

    Quân phiệt, chuyên quyền là những điều mà một nhà quản trị thông thường rất hay mắc phải. Thế nhưng cần phải đấu tranh để chiến thắng điều này. Trên con đường sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần có những sự giúp đỡ, đặc biệt với những công việc chuyên môn. Hãy nhìn vào những ông trùm trong làng kinh tế thế giới, bạn có thể thấy rằng họ không hề ôm đồm mọi thứ vào trong tay. Với cách làm này, thay vì quay cuồng với khối lượng công việc khổng lồ thì họ uỷ quyền cho cấp dưới để có thời gian và khoảng lặng cần thiết để vạch ra những thứ vĩ mô hơn, to lớn hơn.

  39. Phương Trinh says:

    Đã là một nhà quản lý thì chắc chắn bạn cần phải nắm rõ được vai trò của sự đoàn kết đoàn kết. Bởi chỉ khi có sự đoàn kết thì một khối thống nhất khi đã lập thành phải có mục tiêu, phải gắn với sự đi lên, phát triển, đổi mới, thay đổi, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, là sức mạnh để vươn tới thành công. Điều đó hoàn toàn đúng nếu nhìn ở góc độ hoạt động của DN mà trong đó, nếu đoàn kết là cốt lõi để làm nên yếu tố văn hóa kinh doanh thì mỗi một người lao động và mỗi một nhà quản lý đều là cối lõi để tạo nên sức mạnh của sự thống nhất.

  40. Lê Hạnh says:

    Dù là nhà quản trị hay chỉ là một nhân viên quèn thì hãy đừng bao giờ quên rằng thế giới kiến thức phía trước là vô cùng bao la, bát ngát. Các cụ đã có câu, đi một ngày đàng học một sàng khôn. Ý chỉ xuyên suốt cuộc đời mỗi người, sẽ không bao giờ có điểm dừng cho công việc rèn luyện tích luỹ kiến thức cá nhân. Đối với tình hình hiện nay thì câu nói này lại càng trỏ ra đúng đắng hơn. Bởi lẽ thế giới đang phát triển một cách chóng mặt, những gì đỉnh cao của ngày hôm nay sẽ chỉ xứng đáng làm nền móng của sớm mai mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *