Bạn đã phải là một nhà quản lý thông minh?

Đánh Giá Khách Hàng

Có bao giờ bạn tự hỏi hay được hỏi rằng mình đã phải là một nhà quản lý thông minh chưa? chắc chắn nếu đang làm chủ thì không thể tránh khỏi câu hỏi này rồi. Vậy sự thông minh của một nhà quản lý thể hiện ở khía cạnh nào? đôi khi nó thật lớn lao tầm vĩ mô, nhưng cũng có lúc nhỏ nhoi tầm vi mô, như việc bạn trang bị cho nhân viên của mình một bộ áo đồng phục công ty. Cùng xem xét toàn diện để xem bạn đang cần thay đổi những gì trong cách quản lý của mình nhé.

Xem thêm:

>> Muốn trở thành một CEO thành công thì cần yếu tố nào?

>> Liệu rằng có thể nâng cao hiệu suất làm việc hay không?

>> Những tỷ phú USD Việt Nam đối xử với nhân viên như thế nào?

 

Tiêu chí đánh giá một nhà quản lý thông minh

Trước khi bạn tự trả lời rằng mình đã là một nhà quản lý thông minh hay chưa, chúng ta cần định hình một cách rõ ràng các tiêu chí để công nhận sự thông minh đó, vì sao đôi lúc nó vươn đến tầm chiến lược, vì sao đôi lúc nó lại dừng lại ở mẫu áo đồng phục công ty kia?

Có nhiều tiêu chí tạo nên nhà quản lý thông minh.
Một nhà quản lý thông minh cần hội tụ rất nhiều tiêu chí.

Cụ thể, nếu một nhà quản lý được xem là giỏi, là thông minh, sẽ phải hội tụ được 7 tiêu chí sau:

  • Lắng nghe và hiểu nhân viên: đây được xem là nhân tố giúp mỗi người có được thành công chứ không riêng gì một lãnh đạo. Việc lắng nghe thấu hiểu cấp dưới của mình sẽ không chỉ khiến họ an tâm làm việc, cống hiến hết mình vì có một quản lý có tâm, mà bạn còn thu nhận được về những chiến lược, giải pháp giúp đẩy mạnh việc kinh doanh của mình. Vì họ nhận ra được giá trị của ý kiến nhân viên.
  • Thích ứng tốt với mọi sự thay đổi: đã đứng ở vai trò quản lý, bạn phải sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi của mọi yếu tố như thị trường, đối thủ, khách hàng hay chính nhân viên của mình, sẵn sàng thất bại để trải nghiệm và có thêm kinh nghiệm phát triển về sau.
  • Biết đặt ra những kế hoạch và mục tiêu: một nhà quản lý thông minh cần biết cách vạch ra những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, đề ra cho doanh nghiệp những mục tiêu chung. Chỉ có như vậy họ mới có thể linh hoạt huy động các nguồn lực và giúp cho công việc đó đạt được kết quả tốt nhất. Và kỹ năng này không phải có được ngày một ngày hai, nó đòi hỏi bạn cần nỗ lực kiên trì học và củng cố mỗi ngày.
  • Có sự quyết đoán: khi đứng ở cương vị nhà quản lý thông minh, nếu như không thể quyết đoán đưa ra những quyết định của riêng mình thì chắc rằng bạn phải xem lại rồi. Đừng bao giờ mong người khác quyết định thay mình mà hãy chủ động đưa ra những quyết định quan trọng trong cả lúc gấp gáp nhất. Như vậy cái đầu luôn phải lạnh, thấu hiểu được tình hình kinh doanh và dĩ nhiên là lấy ý kiến của mọi người trước khi ra quyết định
  • Học hỏi về chuyên môn: học hỏi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những điều mà nhà quản lý thông minh nào cũng làm, họ học của những người đi trước, thậm chí những trưởng nhóm cấp dưới mình. Bởi nên nhớ rằng sự quản lý thay đổi từng ngày, nên sẽ không có chỗ cho cách làm lối mòn.
  • Có sự công bằng: sự công bằng của một nhà quản lý thông minh chính là biết phân chia công việc hợp lý, mà muốn có được điều này bạn cần phải hiểu được thế mạnh và hạn chế của từng nhân viên, thì mới có thể đẩy hiệu quả công việc. Nó cũng có thể so sánh như việc muốn toàn bộ nhân viên thoải mái với chiếc áo đồng phục công ty, bạn nên cẩn trọng để họ cung cấp size áo của từng người.
  • Thưởng phạt đúng lúc: thưởng phạt là cách mà một nhà quản lý thông minh khiến nhân viên của mình có thêm động lực và ý thức làm việc tốt hơn. Tuy nhiên muốn đạt được điều này cần phải thưởng phạt đúng người, đúng lúc. Việc bạn khen thưởng cấp dưới khi họ hoàn thành xuất sắc công việc của mình, sẽ khiến họ càng thêm hăng hái cống hiến. Còn phạt vì những lỗi mắc phải, sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân mình hơn. Nhưng để làm được hai điều này, nhất là hình thức phạt, cần phải cực tâm lý và khéo léo.

Như vậy hội tụ đủ những yếu tố này bạn được xem là một nhà quản lý thông minh, có thể ứng biến với mọi sự thay đổi của hệ thống quản lý mình đang làm việc, cũng như để những người thuộc cấp dưới bạn tâm phục khẩu phục mà cống hiến hết mình, không gượng ép.

Đặt áo đồng phục công ty thể hiện được gì ở nhà quản lý thông minh?

Khoan vội xét tới những tầm cao hơn của một nhà quản lý thông minh, chúng ta cùng xem xét ở góc độ cơ bản về việc vì sao đặt áo đồng phục công ty được xem là một biểu hiện cho thấy sự thông minh của nhà quản lý đó.

áo đồng phục công ty là chiến lược của nhà quản lý thông minh.
May áo đồng phục công ty là một bằng chứng cho thấy bạn là nhà quản lý thông minh.

Đầu tiên để quyết định đặt áo đồng phục công ty chắc chắn là sự nghiên cứu về đối thủ, về các doanh nghiệp cạnh tranh khác và thấy đây là một xu hướng phổ biến nên học hỏi. Như vậy đây chính là một sự biểu hiện của nhạy bén, thức thời và thấy được lợi ích dài hạn. Họ nhận thấy được rằng việc may chiếc áo đồng phục không chỉ nhằm đổi mới hình ảnh công ty, không chỉ là tạo cho nhân viên thêm sự thoải mái với kiểu áo phông, mà sau đó còn là lợi ích vô cùng to lớn.

Đã là một nhà quản lý kinh doanh, họ luôn nhìn thấy phần lợi nhuận trong mỗi quyết định đầu tư của mình, vậy khi bỏ ra một số tiền nhỏ thôi cho việc may áo đồng phục, những lợi ích họ có lại được sẽ cực lớn. Vậy theo bạn họ nhìn thấy được những gì? Đó chắc chắn là:

  • Hình ảnh công ty được quảng bá một cách hiệu quả:

Không cần tốn quá nhiều chi phí để một nhà quản lý đưa ra quyết định thuê truyền hình, phát thanh, mạng xã hội hay cá nhân tổ chức sự kiện để có thể PR thương hiệu mà nó được thực hiện nhẹ nhàng và nhanh gọn với một mẫu áo. Bạn nghĩ xem, trên áo đồng phục công ty chắc chắn có đầy đủ yếu tố giúp nhận diện thương hiệu của đơn vị đó, chính vì vậy mà khách hàng sẽ nhớ về đơn vị bạn một cách sâu săc và tự nhiên nhất.

Hơn thế, khách hàng nhớ về bạn bằng chính chiếc áo của nhân viên, nhân viên sẽ là người mặc nó và thực hiện luôn sứ mệnh là nhà tuyên truyền của mình. Mỗi lần đến với doanh nghiệp là một lần khách hàng nhìn thấy mẫu áo, ghi dấu ấn về thương hiệu để rồi một ngày, chỉ cần thấy qua hình ảnh áo, họ có thể nói được bạn là ai, bạn kinh doanh gì.

  • Khẳng định vị thế thương hiệu của mình:

Nhà quản lý thông minh cũng đủ để hiểu rằng chiếc áo đồng phục công ty là một trong những hình ảnh cho thấy được tầm vóc thương hiệu. Nó càng được thiết kế độc đáo, riêng biệt và dễ ghi nhớ thì càng làm tốt được nhiệm vụ này. Vị thế thương hiệu được gây dựng lên từ những điều nhỏ nhất, và không thể bỏ qua nhân tố áo đồng phục này.

  • Tạo sự chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên:

Một nhà quản lý thông minh cũng đủ để hiểu rằng, thay vì để nhân viên của mình mỗi người một gu ăn mặc khác nhau trong môi trường công sở, thì tốt hơn hết nên để họ giống nhau ít nhất về chiếc áo. Điều này sẽ không chỉ là một phép trừ loại bỏ những ganh ghét đố kỵ lẫn nhau, mà còn là sự thể hiện cho tính chuyên nghiệp của một thương hiệu, môi trường để mỗi người tự hoàn thiện bản thân, xứng đáng với sự chuyên nghiệp đó thay vì đợi chính quản lý nhắc nhở.

Như vậy quyết định may áo đồng phục công ty của một nhà quản lý thông minh đủ để thể hiện được tầm nhìn xa của họ, không phải là sự đua đòi theo xu hướng rằng doanh nghiệp khác có mình cũng có, mà cái họ nhìn ra là sau khi may áo và mặc nó, doanh nghiệp sẽ thu về những gì. Và không thể phủ nhận là có những lợi ích mà áo đồng phục mang lại có khả năng thay thế cho một số chiến lược ngắn hạn của quản lý. Ví dụ như vai trò của một kênh quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.

Bạn cần tránh những gì để trở thành một nhà quản lý thông minh?

Song song với việc nắm bắt được những yếu tố sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý thông minh, bạn cũng cần phải biết rằng mình nên tránh những gì để không phạm phải những sai lầm trong lúc đang đứng ở vị trí đó. Theo bạn những điều cần tránh đó sẽ bao gồm những gì?

Có một số điều bạn nên tránh để thành nhà quản lý thông minh.
Và bạn sẽ cần tránh một số điều để trở thành nhà quản lý thông minh.
  • Sự tự cao tự đại: bạn dù là người đứng trên cương vị là một nhà quản lý, cũng không nên có cho mình tư tưởng rằng mình hơn người khác và họ phải phục vụ mình, phải tôn sùng mình và đừng bao giờ dại dột khinh thường bất kỳ ai. Bởi con đường ngắn nhất dẫn bạn tới sự thất bại trong quản lý chính là không tôn trọng người khác.
  • Sự nóng vội: nóng vội trong quản lý luôn dẫn tới những hệ quả khôn lường, với một nhà quản lý thông minh họ sẽ không bao giờ nóng vội, luôn phải nhìn mọi sự vật sự việc bằng cái nhìn đa chiều, không phiến diện. Nóng vội trong đưa ra quyết định kinh doanh, hay thưởng phạt cho nhân viên cũng đều mang lại hệ quả tiêu cực.
  • Nghĩ rằng mình là người giỏi nhất: nếu bạn là một người quản lý, luôn nghĩ mình là một người giỏi nhất, chắc chắn bạn sẽ không thể có được năng lực thật sự, sự quản lý sẽ ngày càng tạo nên lối mòn cũ rích. Tự cho mình giỏi đồng nghĩa với việc bạn sẽ không học hỏi ở người khác nữa và mọi quyết định hay chiến lược mà bạn đưa ra đều không có được tính khả quan cao.

Qua đây hi vọng với một vài chia sẻ nhỏ thôi, bạn cũng đã tự xác nhận được rằng mình đã phải là một nhà quản lý thông minh hay chưa rồi chứ? Đây chỉ là những kinh nghiệm được đúc rút ra, trong thực tế khi va chạm với từng hoàn cảnh bạn sẽ biết được rằng mình nên làm gì và không nên làm gì để nâng cao trình độ quản lý.

Nguồn: https://thoitranghaianh.com/

zalo_uf
hotline-thoi-trang-hai-anh
hotline-thoi-trang-hai-anh