2 cuộn chuột để sở hữu bài học kinh doanh đắt giá nhất

Đánh Giá Khách Hàng

Học hỏi không bao giờ là thừa, thậm chí khi bạn đã là người lãnh đạo, quản lý cả một tập thể hùng mạnh với đặc trưng là bộ đồng phục công ty. Chẳng khó hiểu khi mà hàng loạt khoá học về kinh doanh được sinh ra. Thế nhưng đôi khi việc tìm hiểu, học hỏi những thứ giá trị nhất lại chẳng dễ dàng, cho dù bạn có bỏ bao tiền đi chăng nữa. Vậy nhưng bạn chỉ đang cách những bài học kinh doanh đáng giá nhất 2 lần cuộn chuột hướng xuống dưới mà thôi.

>> Phẩm chất nào để lọt vào danh sách nhân viên xuất sắc?

>> Muốn trở thành một CEO thành công thì cần yếu tố nào?

>> Nhân viên bán hàng, nghề cơ bản nhưng đòi hỏi siêu hạng

>> Có phải Startup Việt đang quá giống nhau, quá dập khuôn

Bài viết dưới đây tuy là được xây dựng hướng đến đối tượng độc giả là những người đã, đang và sẽ công tác trong mảng thương mại bán lẻ. Thế nhưng dù bạn có hoạt động trong lĩnh vực khác thì cũng chẳng nên bỏ qua, bởi lẽ nó được tổng hợp từ nghiên cứu về chiến lược, quá trình hoạt động của những tập đoàn hàng đầu trên thế giới cùng với những đóng góp từ kinh nghiệm của những doanh nhân thành công nhất.

Bài học kinh doanh thứ 1: Đầu tư vào công nghệ

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số và chính xác mà nói thì toàn nhân loại đang biến đổi theo làn sóng công nghiệp 4.0 hiện đại. Khoa học, công nghệ và kỹ thuật đang từng bước thâm nhập sâu hơn, mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế, thương mại hiện đại. Thậm chí trong một số ngành nghề từ công nghệ, kỹ thuật hay máy móc đang từng bước thế chân sức lao động của con người.

Trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa với một lời đảm bảo về sự tăng trưởng phát triển về kết quả. Cùng với đó là cơ hội được đơn giản hoá công việc, giảm gánh nặng lên hình thức lao động của con người.

Công nghệ, kỹ thuật giúp cho công việc kinh doanh, buôn bán được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đặc biệt với ngành bán lẻ thì việc đầu tư mạnh tay vào việc sở hữu những tiến bộ hàng đầu của khoa học công nghệ chính là bài học kinh doanh đầu tiên, là chìa khoá để mở cửa thành công. Bất kể ở quy mô nào, từ cửa hàng nhỏ lẻ cho tới những chuỗi cung ứng, bán lẻ hàng đầu thế giới thì việc áp dụng hệ thống quản lý, công cụ hỗ trợ sẽ tạo ra hiệu quả tức thì.

Với sự xuất hiện của những phương tiện kỹ thuật tiên tiến sẽ tăng năng suất lao động, hay làm giảm chi phí so với việc sử dụng nhân công truyền thống. Các phần mềm kỹ thuật tự động hoá sẽ tăng tính chuyên nghiệp, đảm bảo được sự chính xác trong khâu kinh doanh, quản lý hàng hoá.

Bài học kinh doanh thứ 2: Phân quyền, uỷ thác, chuyên biệt trong bộ máy quản lý

Có một thói quen không hề tốt của những người chủ khi mới khởi động công việc kinh doanh, đó là luôn cố hoàn thành tất cả mọi công việc. Phần vì để giảm tải nhu cầu về nhân công, nhân sự hay sức lao động, mặt khác là do chưa thực sự tìm được một tiếng nói chung hay sự tin tưởng với những đồng sự, đồng nghiệp.

Nếu bạn cũng đang vướng phải tình trạng này thì hãy thử chiêm ngiệm lại bài viết: Học hỏi cách quản lý nhân sự khôn ngoan như Tào Tháo. Qua đó bạn sẽ biết được cách quản lý nhân sự như nào, bổ sung vào đó là đặc điểm về loại hình, quy mô và tính chất của công ty, doanh nghiệp của bạn thì chắc chắn khái niệm về việc uỷ thác, phân quyền đã được hình thành rồi phải không? Và chính những khái niệm đó chính là tâm điểm của bài học kinh doanh thứ 2.

bai-hoc-kinh-doanh-uy-quyen
Bố trí, phân bố công việc một cách phù hợp và chính xác sẽ là một sự đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nói về tác dụng của phân quyền hay uỷ thác công việc thì là cả một câu chuyện dài. Thứ nhất chính là ở việc chuyên nghiệp hoá công việc ứng với từng cá nhân sẽ giúp hoạch định rõ ràng trách nhiệm, công việc của từng cá nhân. Thứ hai nếu việc phân hoá công việc có được tính tương thích với khả năng chuyên môn thì hiệu quả hoàn thành công việc sẽ được bồi đắp, bổ sung rõ ràng. Cuối cùng là khi bạn có thể chia sẽ công việc với đồng nghiệp, cộng sự thì bạn cũng đã tự tạo cho mình thêm quỹ thời gian để tập trung vào những ý tưởng mới, chiến lược hay bước đi mới cho cả doanh nghiệp.

>>> Bài viết liên quan: Ý nghĩa của đồng phục công ty

Bài học kinh doanh thứ 3: Coi trọng xây dựng nhân sự và công tác đào tạo

Nếu như ở bài học kinh doanh đầu tiên thì yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ được đề cao thì với bài học kinh doanh thứ 3 này thì chúng ta trở về với những thứ căn bản nhất của bất cứ một công việc, lĩnh vực nào. Đó là yếu tố con người, nghe thật xung đột và phức tạp hoá phải không, nhưng thực ra đây là 2 mảng tuy phát triển độc lập nhưng lại có định hướng song hành và quan hệ phụ thuộc, cộng hưởng với nhau.

Xây dựng được đội ngũ nhân sự mãi mãi là một dấu ba chấm bởi nó chưa bao giờ tìm được một câu trả lời cuối cùng. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực công tác hay thậm chí là mỗi giai đoạn phát triển lại cho một sự đòi hỏi khác biệt về mặt nhân sự.

Muốn thu hút và giữ chân hiền tài thì những yếu tố như mức thu nhập, đặc điểm công việc, khả năng thăng tiến hay môi trường làm việc là những thứ cơ bản nhất. Song cũng cần nhắc tới giá trị văn hoá doanh nghiệp, bởi nó phản ảnh chính xác và thuần chất về con người, tập thể, định hướng cách sống, cách ứng xử hay đơn giản là nét đẹp trên những bộ đồng phục công ty. Không chỉ dừng lại ở việc thu hút hay níu giữ nguồn nhân sự mà những khái niệm trên còn là động lực khiến những thành viên của công ty, doanh nghiệp ấy vun đắp tình cảnh với doanh nghiệp, đồng nghiệp. Từ đây có điều kiện đển biến tình cảm thành hành động, tạo động lực đi lên của toàn doanh nghiệp.

bai-hoc-kinh-doanh-dao-tao-nhan-luc
Trong cuộc đời kinh doanh, bôn ba của mình, Steve Jobs không thiếu những quyết định để đời. Thế nhưng quyết định đúng đắn nhất là trao toàn bộ đế chế Apple cho Tim Cook, người đã biến Apple thành công ty nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới.

Ngoài ra, từ những bài học kinh doanh đắt giá của những ông lớn trong nền kinh tế thì người ta cũng thấy nổi lên vai trò và ý nghĩa của hoạt động đào tạo, nâng cấp chất lượng nhân viên. Ở tác động tích cực trước mắt thì việc đao tạo nhân viên sẽ giúp nâng cao chất lượng kết quả hay nâng cao hiệu suất làm việc của chính những nhân viên nầy. Xa hơn thì là xây dựng tính chuyên nghiệp trong công việc, khẳng định đẳng cấp, chất lượng của thương hiệu mình trong mắt đối tác hay toàn xã hội.

Cũng không thể bỏ qua tác dụng tinh thần có được nhờ quá trình đào tạo nhân viên. Cụ thể là bằng chính nhưng hoạt động đào tạo trên mà đội ngũ nhân viên hoàn toàn có khả năng cảm nhận được rằng công ty, doanh nghiệp đang hết sức quan tâm, chăm lo cho chính họ. Và khi đã có được cảm nhận đấy thì khó gì đâu mà nó không được chuyển đổi sang nỗ lực, cố gắng trong công việc.

Bài học kinh doanh thứ 4: Cạnh tranh lành mạnh dựa trên nét đổi mới

Nếu coi liên kết của lĩnh vực ngành nghề mới là đá tảng thì bạn sẽ sử dụng cái gì để vượt qua. Là “võ điền” đấu sức khi đang thua thiệt về mọi mặt hay khôn ngoan luồn lách như dòng nước, như rễ cây. Nước chảy bền bỉ bảo mòn bất kể thứ gì, thậm chí khi có đủ thời cơ, nó sẽ cuốn trôi tất cả. Rễ cây khôn khéo luôn lách giữa những ngóc ngách dù là bé nhỏ nhất, đi xuyên thẳng qua hoặc bao phủ lấy bất cứ thứ gì cản đường nó. Và rồi sẽ có thời điểm mà nó sẽ đủ lớn mạnh để xé làm đôi tảng đá đó.

Trong kinh doanh, đặc biệt là thương mại bán lẻ thì có một bài học kinh doanh cơ bản là phải biết thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt nhất. Từng bước thay đổi, thậm chí là giữ nhịp đổi thay ấy cho tới khi bằng được tìm thấy điều phù hợp nhất. Nó khôn ngoan hơn nhiều so với việc mù quáng đọ sức, đọ của với những ông lớn của lĩnh vực này.

bai-hoc-kinh-doanh-nokia
Bài học kinh doanh từ Nokia mãi mãi sẽ là hồi chuông cảnh báo về sự gục ngã trên đỉnh vinh quang bởi sự thiếu đổi mới. Hình ảnh CEO Nokia – Steve Ballmer gục khóc trong ngày mà hãng di động Phần Lan bị bán lại cho Microsoft.

Nếu bạn đặt ra câu hỏi là tìm kiếm nguồn ý tưởng đổi thay, sáng tạo ở đâu thì xin được thưa là từ chính đội ngũ nhân viên mà bạn đã dày công tạo dựng ở bài học kinh doanh thứ 3. Điều này là hoàn toàn có căn cứ khi chính những nhân viên này là người trực tiếp tiếp xúc, phục vụ khách hàng. Hơn ai hết họ là người nắm chắc nhất về sản phẩm, về tâm lý khách hàng hay xa hơn là có thể có cơ sở cho việc nghĩ suy, tính toán về nhu cầu thị trường.

Từ đây có một nhánh nhỏ trong bài học kinh doanh đắt giá thứ 4 chính là việc luôn ủng hộ, vận động hay khuyến khích tập thể nhân viên mình sáng tạo, thiết kế hay đóng góp vào quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Ở một góc nhìn khác thì sự hợp tác này sẽ làm tăng sự gần gũi, đoàn kết giữa lớp chủ và giới nhân viên mà chẳng cần đến những chương trình Team Building.

Bài học kinh doanh cuối cùng: Khách hàng là thứ quan trọng nhất

Đây không đơn thuần là bài học kinh doanh của giới bán lẻ mà nó còn là bài học kinh nghiệm mà bất cứ một thương gia hay người có ý định tham gia thương trường phải thấm nhuần. Bởi lẽ dù có áp dụng khoa học kỹ thuật, phân quyền, uỷ nhiệm hay tích cực xây nhân sự, tích cực đổi mới đến đâu mà không có khách hàng thì vẫn là sai. Khó nghe hơn là chỉ là đồ bỏ, vô dụng.

Do đó mà trong sự thành công của bất cứ một thương hiệu bán lẻ nào thì khách hàng vẫn là tâm điểm của mọi sự phát triển. Lấy mong muốn, ý thích của khách hàng làm ý tưởng phát triển, dùng điều kiện của khách hàng để tính toán giá trị, tìm đặc điểm của khách hàng để đưa ra cách tiếp cận…. Chứng nào một doanh nghiệp thương mại bán lẻ vẫn lấy khách hàng làm gốc thì cơ hội thành công của nó sẽ vẫn còn y nguyên.

bai-hoc-kinh-doanh-khach-hang
Có thể nói rằng có nhiều yếu tố tạo lên thành công cho Amazon, trong đó có việc tôn chỉ của hãng luôn đặt khách hàng vào tâm điểm phát triển.

Chi tiết hơn là đối với mảng bán lẻ thì trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng, siêu thị của doanh nghiệp chính là thứ quyết định đến cả khả năng mua sắp, tiêu tiền của họ, cũng vừa là điểm mấu chốt để đảm bảo sự quay lại của chính họ khi có nhu cầu. Và bài học kinh doanh được đưa ra đó là hãy thành thực trong kinh doanh, thân thiện trong phục vụ, tích cực trong hậu mãi và giữ chữ tín, hình ảnh thương hiệu.

Nếu bạn có đủ kiên nhẫn để theo dõi tới đây thì chắc chắn những bài học kinh doanh phía trên thực sự có chút gì đó hữu ích với chính bạn và doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn luôn thành công và đừng quên rằng hãy theo dõi những bài viết sau của Thời trang Hải Anh để nắm bắt những điều thú vị và ý nghĩa hơn nữa nhé! Xin chào và hẹn gặp lại!

>> Những Thứ Cũ Kỹ Nhưng Cần Phải Xuất Hiện Tại Văn Phòng Công Ty 

>> Khám Phá Những Hoạt Động Ngoại Khoá Của Doanh Nghiệp

 

Nguồn: https://thoitranghaianh.com

zalo_uf
hotline-thoi-trang-hai-anh
hotline-thoi-trang-hai-anh